Hợp đồng điện tử theo luật pháp Việt Nam

(Hợp đồng điện tử theo luật pháp Việt Nam)

Hợp đồng điện tử theo luật pháp Việt Nam

MỘT SỐ KHÍA CẠNH PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG GIAO KẾT TỪ XA BẰNG PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ – GÓC NHÌN PHÁP LUẬT CHÂU ÂU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

1.       Hợp đồng giao kết từ xa bằng phương tiện điện tử (Hợp đồng điện tử theo luật pháp Việt Nam)

Hợp đồng giao kết từ xa (HĐGKTX) bằng phương tiện điện tử (PTĐT) là một vấn đề hết sức được lưu tâm trong khuôn khổ pháp luật Châu Âu. Loại hợp đồng (HĐ) này về cơ bản có hai đặc trưng quan trọng là (i) được giao kết từ xa và (ii) bằng một hoặc một số phương tiện điện tử. Các đặc trưng này được thể hiện trong các văn bản mang tính quy phạm của Hội đồng Châu Âu. Chỉ thị 2011/83/EC đưa ra định nghĩa tương đối đầy đủ tại

Điều 2. về Hợp đồng giao kết từ xa (HĐGKTX). Theo đó, HĐGKTX là (i) hợp đồng được ký kết giữa thương nhân và người tiêu dùng (NTD) (ii) theo chương trình cung cấp dịch vụ hoặc bán hàng từ xa có tổ chức mà không có sự hiện diện đồng thời của thương nhân và NTD, (iii) sử dụng độc nhất một hoặc nhiều phương tiện giao tiếp từ xa cho tới thời điểm và bao gồm cả thời điểm mà HĐ được ký kết. Mấu chốt của việc xác định một HĐGKTX là phụ thuộc vào địa điểm mà NTD thương thảo và ra quyết định giao kết bao gồm cả các sắp xếp được cung cấp bởi bên thứ ba được sử dụng bởi thương nhân và không bao gồm trường hợp đặt chỗ của NTD nhằm yêu cầu cung cấp dịch vụ.

Bên cạnh đó, định nghĩa HĐGKTX của Chỉ thị 2011/83/EC đã tách bạch vấn đề giao kết từ xa và vấn đề giao kết bằng PTĐT. Điều này là hợp lý bởi lẽ một HĐGKTX có thể được giao kết bằng nhiều phương tiện khác nhau ví dụ như phương tiện điện tử, hoặc qua thư, qua điện thoại… Mặc dù khái niệm HĐGKTX và giao kết bằng PTĐT trong một chừng mực nhất định có sự liên quan với nhau, trong đó HĐGKTX có thể được giao kết bằng PTĐT, và HĐ giao kết bằng PTĐT thường được giao kết từ xa nhưng rõ ràng giữa chúng đã có sự phân biệt nhất định. Mặc dù Chỉ thị 2011/83/EC không đưa ra thêm bất kỳ định nghĩa nào để phân biệt cụ thể các phương thức giao kết trong HĐGKTX, tuy nhiên có thể hiểu HĐGKTX bằng PTĐT là HĐGKTX được giao kết bằng các phương tiện, thiết

bị điện tử và còn cần phải được tạo lập bởi các ngôn ngữ, giao thức và chương trình chạy tương thích với thiết bị điện tử. Tuy nhiên, yếu tố phương tiện là chưa đủ mà còn phải căn cứ vào cách thức mà các bên sử dụng phương tiện để giao kết HĐ.

Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có sự tách bạch giữa khái niệm HĐGKTX và giao kết bằng PTĐT. Điều 3.(1) Nghị định 99/2011/NĐ-CP (NĐ 99) định nghĩa HĐGKTX là (i) hợp đồng được ký kết giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ(11) (ii) thông qua phương tiện điện tử hoặc điện thoại. Có thể thấy về cơ bản, ý tưởng của định nghĩa HĐGKTX theo Chỉ thị 2011/83/EC và NĐ 99 là giống nhau ở chỗ đều minh thị HĐGKTX là một hợp đồng dân sự (hợp đồng tiêu dùng) và đều có sự minh thị rằng một HĐGKTX có thể được giao kết thông qua nhiều phương tiện khác nhau  (gồm điện thoại và phương tiện điện tử). Tuy nhiên NĐ 99 chỉ quy định yếu tố phương tiện giao kết chứ chưa làm rõ được đặc tính về khoảng cách địa lý. Định nghĩa về HĐGKTX tại NĐ 99 cũng cho phép hiểu rằng nếu một HĐGKTX được giao kết bằng PTĐT thì HĐGKTX đó cũng là Hợp đồng Điện tử (HĐĐT) theo quy định của Luật Giao dịch Điện tử (LGDĐT). Tuy vậy, không phải mọi HĐĐT đều là HĐGKTX. Giữa hai loại HĐ đã có sự khác biệt đáng kể về yếu tố phương tiện giao kết, chủ thế tham gia giao kết, trình tự giao kết và loại HĐ được giao kết(15). Do vậy, việc minh thị sự liên quan giữa HĐGKTX và HĐĐT là cần thiết nhằm mục đích làm rõ việc  áp dụng một số khía cạnh pháp lý chung của HĐĐT cho các HĐGKTX bằng PTĐT, song song đó cũng phải làm rõ các khía cạnh pháp lý đặc thù của các HĐGKTX bằng phương tiện điện tử để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ HĐ này.

(Hợp đồng điện tử theo luật pháp Việt Nam)
(Hợp đồng điện tử theo luật pháp Việt Nam)

2.       Một số khía cạnh pháp lý đặc thù của hợp đồng giao kết từ xa bằng phương tiện điện tử (Hợp đồng điện tử theo luật pháp Việt Nam)

Về mặt bản chất HĐGKTX bằng PTĐT mang các đặc điểm chung cơ bản của HĐ, như sự tự nguyện, thiện chí. Bên cạnh đó HĐGKTX bằng PTĐT cũng mang các đặc điểm liên quan tới yếu tố PTĐT như các yếu tố về xác thực HĐ và các đặc điểm liên quan đến yếu tố từ xa, đòi hỏi cần thiết sự bảo vệ chặt chẽ hơn quyền lợi của bên bị cho là yếu thế. Những yếu tố này đã tác động mạnh mẽ lên chế định HĐ tới mức độ đòi hỏi sự định nghĩa và thống nhất lại hệ thống pháp luật chung về HĐ Bên cạnh đó, tổng hòa của những đặc điểm nói trên cũng làm cho HĐGKTX bằng PTĐT mang những đặc điểm thú vị tương đối riêng. Trong khuôn khổ của bài viết này, nhóm tác giả chỉ phân tích những quy định pháp lý nổi bật của HĐGKTX bằng PTĐT để từ đó, làm cơ sở nhằm đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về HĐGKTX bằng PTĐT.

  • Đối tượng của Hợp đồng giao kết từ xa bằng phương tiện điện tử

Trong các HĐGKTX bằng PTĐT thì đối tượng được giao dịch không chỉ là hàng hóa và dịch vụ mang tính truyền thống mà còn là các nội dung và dịch vụ số (Digital Content và Digital Service) Chúng có sự phân biệt với hàng hóaở chỗ hàng hóa là vật hữu hình nhưng nội dung số lại là vật vô hình và chúng cũng không phải/thuần túy là

dịch vụ Chỉ thị 2011/83/EC đã khẳng định các HĐ cho nội dung số không được cung cấp qua một phương tiện hữu hình … không phải là HĐ mua bán hàng hóa hay HĐ cung ứng dịch vụ Dễ thấy, nội dung và dịch vụ số và là những đối tượng giao dịch  nổi bật trong các HĐGKTX bằng PTĐT bởi lẽ ngay khi giao kết HĐ, chúng sẽ được cung cấp tức thời một cách không biên giới. Những điều này phần nào cũng gián tiếp ảnh hưởng tới việc xác định luật áp dụng trong HĐ, quyền và nghĩa vụ của các bên và cơ chế giải quyết tranh chấp. Để giải quyết những phức tạp này, Hội đồng Châu Âu đã xây dựng Chỉ thị 2015/2087/EC và 2015/2088/EC về cung ứng các dịch vụ và nội dung số.

Mặc dù các giao dịch về dịch vụ và nội dung số diễn ra hàng ngày ở Việt Nam. Tuy vậy các vấn đề về giao dịch đối tượng là dịch vụ và nội dung số vẫn chưa có hành lang pháp lý điều chỉnh. Mặc dù có thể nội dung và dịch vụ số hoặc chí ít là việc cung cấp nội dung và dịch vụ số là một đối tượng của HĐ. Tuy nhiên, vấn đề phức tạp ở đây là liệu HĐ giao dịch nội dung và dịch vụ số nên được xem là HĐ mua bán hàng hóa hay là HĐ cung cấp dịch vụ hay có thể là một loại HĐ đặc biệt như cách tiếp cận của Châu Âu. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xác định các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ HĐ và từ các tranh chấp liên quan tới HĐ. Do vậy, chưa có một hành lang điều chỉnh những vấn đề này theo pháp luật Việt Nam.

  • Vấn đề thông tin trong Hợp đồng giao kết từ xa bằng phương tiện điện tử

Thông tin là vấn đề quan trọng đối với mọi loại HĐ đặc biệt là đối với HĐGKTX bằng PTĐT. Các quy định về HĐGKTX nhìn chung đều quan tâm điều chỉnh vấn đề cung cấp thông tin. Điều 6 của Chỉ thị 2011/83/EC và Điều 17.(1) của NĐ 99 đều liệt kê những thông tin bắt buộc phải được cung cấp trước và trong quan hệ HĐ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Về tinh thần, Điều 6 Chỉ thị 2011/83/EC và Điều 17.(1) NĐ 99 đều nhằm bắt buộc bên bán phải cung cấp các thông tin được xem là cơ bản có ảnh hưởng tới

giao kết HĐ ví dụ như các thông tin của bên bán, về bản chất hàng hóa, giá… Tuy vậy, so với Điều 6 của Chị thị 2011/83/EC thì số lượng các thông tin được yêu cầu bởi Điều 17.(1) là khiêm tốn hơn. Tuy có thể hiểu rằng dù Điều 17.(1) của NĐ 99 chỉ cung cấp một danh sách mang tính giới hạn, và điều này không đồng nghĩa với việc bên bán chỉ phải cung cấp các thông tin đã nêu, bởi nếu một thông tin nào đó không được liệt kê theo Điều 17.(1) mà có thể ảnh hưởng tới HĐ thì có thể áp dụng Điều 387 và Điều 443 hoặc Điều 517 BLDS 2015 thế nhưng khó có thể vận dụng các điều khoản này để bù đắp hoàn toàn cho các thiếu hụt tại Điều 17.(1). Thứ nhất, các quy định được dẫn từ BLDS có tính khái quát tương đối cao. Điều này khiến cho bên mua (NTD) – bên yếu thế hơn rất khó để có thể vận dụng nhằm chứng minh việc thiếu một thông tin nào đó là có ảnh hưởng cơ bản đến HĐ. Thứ hai, một số thông tin dù có thể không ảnh hưởng tới HĐ thế nhưng là cần thiết để giải quyết các vấn đề tranh chấp. Có thể nhận thấy rõ điều này thông qua quy định của pháp luật Châu Âu. Một số thông tin khác cũng bắt buộc phải được cung cấp theo Điều 6 như (i) các quy chuẩn đạo đức, (ii) các quyền thiết yếu của NTD ví dụ “quyền rút lui” và các vấn đề liên quan, (iii) các cơ chế giải quyết tranh chấp… Để thực thi Chỉ thị, các quốc gia thành viên cũng được cho phép quy định thêm những thông tin mang tính bắt buộc ví dụ các bước kỹ thuật để giao kết HĐ, về tính truy cập được của HĐ, về phát hiện và khắc phục lỗi sai khi điền thông tin HĐ…Thứ ba, hệ quả pháp lý khi vận dụng các điều khoản của BLDS có sự khác biệt so với Điều 17.(1) NĐ 99.

  • Nội dung và hình thức của Hợp đồng giao kết từ xa bằng phương tiện điện tử

Quy định của Pháp luật Châu Âu và Pháp luật Việt Nam đều đòi hỏi HĐGKTX bằng PTĐT phải sử dụng ngôn ngữ đơn giản dễ đọc và dễ hiểu. Tuy vậy, liên quan tới hình thức và nội dung của HĐ, Pháp luật Châu Âu có những đòi hỏi tương đối nghiêm khắc hơn, cụ thể, nếu có tồn tại nghĩa vụ thanh toán bên bán phải cung cấp trực tiếp một cách nổi bật trước khi xác nhận đặt hàng một số thông tin quy định tại Điều 6. Quy định này là bởi, có thể thấy, quá nhiều thông tin chưa hẳn là cái lợi, đặc biệt là đối với các HĐGKTX bằng PTĐT bởi thông tin cung cấp khi ấy có thể hiển thị trong những không gian giới hạn và thói quen của một bộ phận cộng đồng là lướt rất nhanh, bỏ sót, không đọc những thông tin được hiển thị. Việc Chỉ thị giảm một số yêu cầu thông tin trong giai đoạn tiền HĐ là cần thiết để bên mua xác định được những yếu tố then chốt của HĐ và đưa ra quyết định phù hợp. Bên cạnh đó, nếu đặt hàng được tiến thông qua việc nhấn nút xác nhận thì nút lệnh này phải rõ ràng và phải có hiển thị về trách nhiệm thanh toán nếu ấn nút. Nếu không tuân thủ theo yêu cầu vừa nêu, HĐ sẽ không phát sinh giá trị ràng buộc. Trang web giao dịch phải thể hiện rõ các phương tiện thanh toán được chấp nhận và việc hạn chế giao hàng muộn nhất lúc bắt đầu đặt hàng. Sau một khoảng thời gian hợp lý từ khi giao kết HĐ bên bán phải cung cấp cho bên mua (NTD) một xác nhận HĐ đã được ký kết thông qua “Durable medium” muộn nhất là tại thời điểm giao hàng hoặc trước khi thực hiện dịch vụ. Xác nhận bao gồm tất cả các thông bắt buộc tại Điều 6 (1) (trừ khi thông tin đó đã được cung trên một “Durable medium” trước khi ký kết HĐ; và thông tin về việc bên mua (NTD) từ bỏ quyền rút lui.

Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có sự phân chia theo hướng như trên về vấn đề nội dung của HĐ. Điều 14 Luật BVQLNTD có quy định …trường hợp giao kết HĐ bằng PTĐT thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải tạo điều kiện để NTD xem xét toàn bộ hợp đồng trước khi giao kết. Quy định như vậy dù trên nghĩa đen câu chữ đã đảm bảo quyền tiếp cận đầy đủ thông tin của HĐ nhưng trên thực tế như đã dẫn chứng có thể đi ngược lại với thói quen của NTD. Một quy định pháp luật nếu không thích ứng được và điều chỉnh một cách tương ứng các hành vi của cộng đồng thì dù có hàn lâm đến mấy cũng không hẳn là mang tính khả thi. Tuy nhiên, việc sửa đổi quy định này là không hề dễ dàng đặc biệt là liên quan đến việc lựa chọn thông tin để hiển thị vì việc hiển thị thông tin có tác động lớn tới yếu tố thống nhất ý chí trong giao kết HĐ

  • Quyền rút lui trong Hợp đồng giao kết từ xa bằng phương tiện điện tử

Trong các HĐGKTX bằng PTĐT, có thể vì nhiều yếu tố khác nhau, cả khách quan lẫn chủ quan mà bên mua (NTD) có thể giao kết các HĐ mà mình không mong muốn, ví dụ, do lỗi thao tác, do không được xem trước, được thử các hàng hóa… Do đó, bên cạnh các quyền và nghĩa vụ chung tồn tại trong quan hệ HĐ, bên mua còn có “quyền rút lui” khi giao kết các HĐGKTX bằng PTĐT. Đây là một quyền đặc thù trong các HĐGKTX theo pháp luật Châu Âu. Về bản chất “quyền rút lui” (Withdrawal, Rétractation (droit de repentir) hay Widerrufsrecht) là một quyền độc đáo để giải trừ một quan hệ HĐ .Sự độc đáo của quyền này nằm ở chỗ nó là một quyền mang tính tuyệt đối, có thể được thực hiện mà không cần bất kỳ thỏa thuận trước hay phải đưa ra bất kỳ sự chứng minh nào mà chỉ cần thực hiện thông qua các tuyên bố mang tính chắc chắn của bên mua trong một khoảng thời gian nhất định nhằm (i) chấm dứt nghĩa vụ hoặc (ii) chấm dứt sự giao kết HĐ trong trường hợp bên mua đề nghị giao kết. Tùy theo từng trường hợp mà việc rút lui khỏi HĐ sẽ thể hiện những đặc tính tương ứng trường hợp HĐ bị vô hiệu, bị hủy bỏ hoặc bị đơn phương chấm dứt thực hiện. Tuy nhiên, trong tương quan với các trường hợp đã nêu, quyền này có giá trị tuyệt đối nghĩa là nó có thể được vận dụng trước khi vận dụng một trong ba trường hợp vừa được liệt kê ở trên. Một hệ quả pháp lý phái sinh đó là quyền này thường không đi kèm với BTTH. Tuy vậy, không phải mọi HĐGKTX bằng PTĐT đều có thể được rút lui. Hiện tại pháp luật Việt Nam chưa có quy định về quyền này (hoặc quyền tương đương với quyền này)(. Việc vận dụng quyền này cho phép bên mua (NTD) có thể nhanh chóng thoát ra khỏi HĐ, tuy vậy cũng ảnh hưởng nhất định tới quyền lợi của bên bán. Do đó, cần nghiên cứu các điều kiện để có thể thử nghiệm và vận dụng quyền này một cách linh hoạt và phù hợp với bối cảnh Xã hội của Việt Nam.

(Hợp đồng điện tử theo luật pháp Việt Nam)
(Hợp đồng điện tử theo luật pháp Việt Nam)

3. Bài học kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam trong ứng dụng Hợp đồng điện tử theo luật pháp Việt Nam (Hợp đồng điện tử theo luật pháp Việt Nam)

Có thể thấy, trong tương quan với pháp luật Châu Âu về HĐGKTX bằng PTĐT, Pháp luật Việt Nam còn có nhiều điểm chưa hoàn thiện. Để góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật hợp đồng Việt Nam nói chung mà cụ thể là HĐGKTX bằng PTĐT, nhóm tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau:

Một, cần có những định nghĩa chuẩn xác để mô tả bản chất của HĐGKTX, HĐĐT và HĐGKTX bằng PTĐT (46). Từ đó, kết nối những điểm chung và phân tách những điểm riêng để hoàn thiện và đồng bộ hóa chế định HĐ.

Hai, cần ghi nhận cụ thể rằng các nội dung số và dịch vụ số cũng là đối tượng của HĐ. Tuy vậy, HĐ về giao dịch nội dung số và dịch vụ số không phải là HĐ mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ. Điều này cũng đòi hỏi xây dựng hành lang pháp lý riêng cho loại đối tượng giao dịch mới mẻ này. Việc xây dựng các hành lang pháp lý trên tinh thần định rõ bản chất của đối tượng và trách nhiệm của các bên trong việc giao dịch đối tượng đó. Ba, cần tăng cường các quy định về cung cấp thông tin. Không chỉ tăng cường về số lượng các thông tin thiết yếu bắt buộc phải cung cấp, ví dụ thông tin về cơ chế giải quyết tranh chấp, về những quyền mà bên mua (NTD) có, mà còn phải có sự kiểm soát chặt chẽ “chất lượng” của những thông tin đó.

Bốn, cần cân nhắc, quy định về các thông tin phải cung cấp cho bên mua (NTD) theo từng giai đoạn cụ thể để bên mua có thể nhận thực tốt nhất những hệ quả pháp lý có thể phát sinh từ việc thực hiện một thao tác nào đó. Bên cạnh đó cũng nên bổ sung quy định cho bên mua cơ hội được xem xét, xác nhận lại HĐ một thời gian hợp lý sau khi giao kết để bên mua có thể sửa chữa những sai sót trong HĐ hoặc “rút lui” khỏi HĐ.

Năm, cần quy định những quyền thích hợp, ví dụ quyền rút lui, để bên mua (NTD) có thể thoát khỏi những HĐ không mong muốn đã được ký kết, ví dụ do lỗi thao tác, do không nhận thức được nội dung HĐ, một cách nhanh chóng và ít tốn chi phí nhất. Tuy vậy, cũng cần nghiên cứu để cân đối và hài hòa lợi ích giữa các bên trong quan hệ HĐ.

(Hợp đồng điện tử theo luật pháp Việt Nam)
(Hợp đồng điện tử theo luật pháp Việt Nam)
4.        Kết luận (Hợp đồng điện tử theo luật pháp Việt Nam)

Có thể thấy, việc giao kết các HĐGKTX bằng PTĐT đã tạo nên những biến chuyến to lớn và phức tạp trong chế định pháp luật hợp đồng, ví dụ như ở Châu Âu. Điều này đòi hỏi các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam có sự nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm để xây dựng hành lang pháp lý thuận lợi cho việc giao kết và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến các HĐGKTX bằng PTĐT.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (Hợp đồng điện tử theo luật pháp Việt Nam)
  • Ben-Shahar, O., & Posner, E. A. (2011). “The right to withdraw in contract law”. The Journal of Legal Studies, 40(1);
  • Loos, Marco. “Influence of European Consumer Law on General Contract Law and the Need for Spontaneous Harmonization”. The Eur. Rev. Private 15 (2007): 515.
  • Rott, Peter. (2006). “Harmonising Different Rights of Withdrawal: Can German Law Serve as an Example for EC Consumer Law?” German Law Journal, Vol. 7, Nº. 12, 2006;
  • Weitzenboeck, Emily M. “Electronic agents and the formation of contracts”. International Journal of Law and Information Technology 9.3 (2001): 204-234.

NCS. ThS. Võ Thị Thanh Linh – Khoa Luật, Trường Đại học Đà Lạt

Đoàn Thanh Hải – Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế – Luật

Liên Hệ Công ty Luật Công ty Your Lawyer

Hotline: 0352.79.68.89

Email:contactluatsucuaban@gmail.com           

Yourtube:Luật sư Của Bạn

Facebook:https:@luatsucuabanyourlawer

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo
0352796889