Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ

hệ thông pháp luật hoa kỳ

Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ

Công việc hàng ngày của các tòa án trên toàn nước Mỹ là đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến số phận của hàng ngàn người. Một số quyết định chỉ ảnh hưởng đến các bên liên quan trực tiếp đến một hành vi pháp lý nào đó, nhưng nhiều quyết định đưa ra các phán quyết về quyền, lợi ích và nguyên tắc pháp lý tác động đến hầu như tất cả người dân Mỹ. Do đó, mỗi một phán quyết chắc chắn sẽ được nhiều người Mỹ chào đón, trong khi lại bị nhiều người khác phản đối; đôi khi số người phản đối còn nhiều hơn số người ủng hộ. Tuy nhiên, tất cả đều phải thừa nhậ n tính pháp lý của các quyết định này, cũng như phải thừa nhận vai trò của tòa án là người giải thích luật pháp cuối cùng. Người Mỹ không còn tranh cãi về vấn đề pháp chế và đã tin tưởng vào hệ thống luật pháp Hoa Kỳ.

Chúng ta sẽ dần dần xem xét hệ thống đó. Phần lớn nội dung sẽ tập trung giải thích xem các tòa án Hoa Kỳ được tổ chức và hoạt động như thế nào. Tòa án là trung tâm của hệ thống pháp lý, nhưng hệ thống này không chỉ có tòa án. Ngày qua ngày, trên toàn nước Mỹ, các tòa án liên bang, bang và địa phương vẫn không ngừng diễn giải luật pháp, giả i quyết tranh chấ p theo luậ t pháp, và thậm chí đôi lúc còn huỷ bỏ luật nếu như luật vi phạm những quyền hiến định. Trong lúc đó, cũng có hàng triệu người Mỹ vẫn giao dịch hàng ngày mà không phải đụng tới tòa án. Nhưng họ cũng dựa vào hệ thống pháp lý. Một đôi vợ chồng trẻ mua nhà, hai thương nhân ký kết hợp đồng, bố mẹ viết di chúc thừa kế cho con cái – tất cả đều phải chắc chắn, có thể lường trước, và cần có các quy tắc hiệu lực chung trên cơ sở pháp chế và đều được hệ thống pháp luật Hoa Kỳ bảo đảm. Phần giới thiệu này sẽ giúp người đọc làm quen với cấu trúc cơ bản và những từ ngữ chuyên ngành của luật pháp Hoa Kỳ. Các chương sau sẽ đi vào chi tiết, và giúp hiểu thêm quá trình phát triển của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ nhằm đáp ứng nhu cầu của một quốc gia phát triển, và những thực tiễn kinh tế xã hội ngày càng phức tạp.

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LIÊN BANG: Tổng quan

Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ có nhiều cấp, có thể là nhiều hơn hầu hết các nước khác. Nguyên nhân một phần là do có sự phân chia giữa luật liên bang và bang. Để hiểu được điều đó, cần nhắc lại rằng lịch sử Hoa Kỳ không phải hình thành từ một quốc gia, mà là một liên minh 13 khu vực thuộc địa, mỗi khu vực đều độc lập tách khỏi Anh Quốc. Do đó, Tuyên ngôn độc lập (1776) có nói đến “Dân tộc các khu vực thuộc địa”, nhưng đồng thời cũng thừa nhận “Các khu vực thuộc địa Hợp chúng quốc là, và có quyền được làm, CÁC BANG TỰ DO VÀ ĐỘC LẬP”. Sự giằng kéo giữa một dân tộc và nhiều bang là một vấn đề bao trùm lịch sử pháp lý Mỹ. Như giải thích ở dưới, Hiến pháp Mỹ (thông qua năm 1787, phê chuẩn năm 1788) bắt đầu một quá trình chuyển đổi đầy tranh cãi, chậm chạp và gián đoạn, từ chỗ quyền lực và thẩm quyền pháp lý nằm trong tay các bang, đã chuyển giao cho nhà nước liên bang. Tuy nhiên, đến nay các bang vẫn giữ nhiều thẩm quyền lớn. Các sinh viên nghiên cứu hệ thống pháp luật Mỹ phải hiểu được tại sao phạm vi thẩm quyền lại được phân chia giữa chính quyền liên bang và các bang.

Hiến pháp đã xác định nhiều ranh giới giữa luật liên bang và bang. Nó cũng phân chia quyền lực liên bang thành các ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp (tạo ra cái gọi là “tam quyền phân lập” và gìn giữ mộ t cách thiêng liêng hệ thống “kiềm chế và đối trọng”, nhằm ngăn chặn không cho một ngành nào đó có thể lạm dụng quyền lực của các ngành khác); và mỗi ngành có đóng góp riêng biệt vào hệ thống pháp lý. Trong hệ thống đó, Hiến pháp quy định những loại luật mà Quốc hội có thể thông qua.

Nhưng ngoài ra còn nhiều vấn đề phức tạp khác: luật Mỹ không chỉ là các đạo luật do Quốc hội thông qua. Trong một số lĩnh vực, Quốc hội có thể cho phép các cơ quan hành pháp được ban hành các quy tắc chi tiết hóa luật định. Và toàn bộ hệ thống được dựa trên các quy tắc pháp lý truyền thống của Thông luật Anh. Mặc dù Hiến pháp và các đạo luật đều có giá trị cao hơn thông luật, toà án vẫn tiếp tục áp dụng các nguyên tắc thông luật bất thành văn để lấp các chỗ trống chưa được Hiến pháp đề cập, cũng như không được Quốc hội luật hóa.

NGUỒN LUẬT LIÊN BANG

Hiến pháp Hoa Kỳ

Tính tối cao của Luật liên bang

Trong giai đoạn 1781–1788, đã có một thỏa thuận gọi là Hiến chương liên minh điều chỉnh mối quan hệ giữa 13 bang. Một Quốc hội tòa n quố c tương đối lỏng lẻo được thành lập. Mặc dù mỗi bang đều cam kết danh dự sẽ tuân thủ phán quyết tòa án củ a các bang khác (theo cơ chế “tin cậy và tín nhiệm hoàn toàn”), nhưng Hiến chương không có quy định nào về thẩm quyề n pháp lý liên bang, trừ quy định về tòa án hàng hải.

Việc xây dựng và phê chuẩn Hiến pháp thể hiện ngày càng có sự đồng thuận trong vấn đề cần phải củng cố nhà nước liên bang. Hệ thống pháp luật là một trong những lĩnh vực thực hiện được vấn đề đó. Nội dung quan trọng nhất là “điều khoản tối cao”, trong Điều VI của Hiến pháp:

    Hiến pháp này, và các luật của Hợp chúng quốc được xây dựng trên cơ sở tuân thủ Hiến pháp, và tất cả các hiệp ước đã được ký kết hoặc sẽ được ký kết, với tư cách thẩm quyền Hợp chúng quốc, sẽ là luật tối cao của tổ quốc; và mang tính ràng buộc đối với thẩm phán ở tất cả các bang, cho dù trong Hiến pháp và luật của các bang có bất cứ nội dung gì trái ngược.

Quy định nà y đã thiế t lậ p nguyên tắc tiên quyết của luật Hoa Kỳ: Một khi Hiến phá p đã quy định, không bang nào được quyền làm trái. Có một điểm vẫn chưa rõ, là điều cấm này sẽ được áp dụ ng cho bản thân chính quyền liên bang như thế nào, và hệ thống pháp luật từng bang có vai trò như thế nào trong nhữ ng lĩnh vực mà Hiến pháp không quy định rõ. Các tu chính án Hiến pháp đã phần nào trả lời vấn đề nà y; lịch sử còn nhiều thăng trầm, và thậm chí đến nay, người Mỹ vẫn tiếp tục vật lộn để định ra đường phân giới rõ ràng giữa thẩm quyền liên bang với thẩm quyền bang.

Mỗi ngành có một vai trò trong Hệ thống luật pháp

Khi những người dự thảo Hiến pháp tìm cách củng cố nhà nước liên bang, họ cũng sợ là sẽ tăng cường quyền lực quá mức. Một biện pháp nhằm khống chế cơ chế mới là phân chia thà nh các ngành. Như James đã giải thích trên tờ Federalist (Người liên bang) số 51, “sự lạm dụng quyền lực được khống chế bằng cách chia nhà nước thành các cấu phần tách rời một cách rõ rệt”. Mỗi một “cấu phần” của Madison (lập pháp, hành pháp và tư pháp) được trao một công cụ tác động lên hệ thống pháp luật.

Lập pháp

Hiến pháp trao quyền thông qua luật cho Quốc hội. Một đề xuất được Quốc hội xem xét được gọi là một dự luật (bill). Nếu đa số thành viên mỗi viện (Thượng viện và Hạ viện) thông qua (trong trường hợp Tổng thống phủ quyết, thì tỷ lệ đa số phải là hai phần ba), thì dự luật sẽ trở thành luật. Luật liên bang được gọi là đạo luật (statute). Còn Bộ luật Hoa Kỳ (United States Code) là kết quả của việc “pháp điển hoá” các đạo luật liên bang. Bản thân Bộ luật không phải là một luật, mà nó chỉ là các đạo luật được sắp xếp theo trật tự lôgích. Ví dụ, Tiêu mục (Title) 20 bao gồm các đạo luật về Giáo dục, còn Tiêu mục 22 bao gồm các đạo luật về Đối ngoại.

Quyền làm luật của Quốc hội bị giới hạn. Nói chính xác hơn, nó được người dân Mỹ ủy quyền thông qua Hiến pháp, trong đó quy định những lĩnh vực mà Quốc hội có quyền hoặc không có quyền làm luật. Điều I, Mục 9 của Hiến pháp cấm Quốc hội thông qua một số loại luật. Ví dụ, Quốc hội không được thông qua một đạo luật hồi tố “ex post facto” (luật áp dụng hồi tố, “sau khi sự kiện đã diễn ra”), hoặc áp đặt thuế xuất khẩu. Điều I, Mục 8 liệt kê các lĩnh vực Quốc hội được làm luật. Một số nội dung khá là cụ thể (như “Xây dựng Bưu điện”), nhưng nhiều nội dung khác thì lại rất chung chung, nổi bật nhất là quy định “được điều chỉnh thương mại với nước ngoài, và giữa các bang”. Tất nhiên, quyền diễn giải các quy định thẩm quyền kém chính xác là cực kỳ quan trọng. Do đó, trong giai đoạn đầu của lịch sử nền cộng hòa, nhờ nắm được vai trò diễn giải, nên ngành tư pháp đã nắm thêm một vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ.

Tư pháp

Cũng như các ngành khác, quyền của ngành tư pháp Hoa Kỳ được quy định trong Hiến pháp. Hiến pháp chỉ quy định thẩm quyền xét xử liên bang trong một số loại tranh chấp nhất định. Điều III, Mục 2 liệt kê những nội dung này. Hai loại tranh chấp quan trọng nhất là các vụ việc liên quan đến nghi vấn luật liên bang (“Tất cả các vụ việc về luật và công bằng, phát sinh từ Hiến pháp, các đạo luật của Hợp chúng quốc và các hiệp ước đã ký kết …”) và các vụ việc “đa chủng”, tức là các vụ tranh chấp giữa công dân của hai bang khác nhau. Thẩm quyền xét xử này cho phép mỗi bên có thể tránh đưa vấn đề ra trước các tòa án của bang của nhau.

Quyền xét xử thứ hai xuất hiện trong những năm đầu của nền cộng hòa. Như giải thích trong Chương 2, phán quyết của Tòa án tối cao Hoa Kỳ trong vụ Marbury kiện Madison (1803) đã giải thích thẩm quyền (được Hiến pháp ủy quyền) của nó là được phép xác định một đạo luật vi hiến, và tuyên bố luật vô hiệu. Một đạo luật có thể vi hiến nếu nó xâm phạm các quyền của người dân được Hiến pháp bảo vệ, hoặc nếu Điều I không cho phép Quốc hội được thông qua loại luật đó.

Do đó, quyền diễn giải các quy định hiến pháp mô tả lĩnh vực nào Quốc hội được làm luật là rất quan trọng. Theo truyền thống, Quốc hội thường chứng minh rằng các đạo luật là cần thiết nhằm điều chỉnh “thương mại … giữa một số bang”, hay còn gọi là thương mại xuyên bang. Đây là một khái niệm mềm dẻo, khó mô tả chính xác. Thực tế, mỗi người đều có thể cho rằng gần như tất cả các đạo luật đều có sự ràng buộc hợp lý giữa mục đích của nó với việc điều chỉnh thương mại xuyên bang. Nhưng nhiều lúc ngành tư phá p diễn giả i “điều khoản thương mại” một cách bó hẹp. Ví dụ, năm 1935, Tòa án tối cao đã vô hiệu hóa một đạo luật liên bang quy định số giờ làm và mức lương của người lao động ở các lò mổ New York, vì tất cả thịt gà được xử lý ở đây đều được bán cho các cửa hàng và quầy thịt ở New York và do vậy không có yếu tố thương mại xuyên bang. Tuy nhiên, ngay sau đó, Tòa án tối cao bắt đầu ủng hộ các chương trình thuộc Chính sách mới (New Deal) củ a Tổng thống Franklin D. Roosevelt một cách rộng rãi hơn, và ngày nay các tòa án liên bang vẫn tiếp tục diễn giải quyền thương mại theo nghĩa rộng, mặc dù không rộng đến mức có thể cho phép Quốc hội có thể thông qua bất cứ loại luật nào.

Hành pháp

Điều II trao “Quyền hành pháp” cho Tổng thống Hợp chúng quốc. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống George Washington, toàn bộ ngành hành pháp bao gồm một Tổng thống, một Phó tổng thống, và các bộ Ngoại giao, Ngân khố, Chiến tranh và Tư pháp. Nhưng khi đất nước lớn mạnh lên, ngà nh hành pháp cũng phát triển thêm. Ngày nay, có đến 15 bộ cấp nội các. Mỗi bộ có một số tổng cục, cục và các cơ quan khác. Ngoài ra còn có một phần ngành hành pháp nằm ngoài các bộ. Tất cả đều thực thi quyền hành pháp do Tổng thống ủy nhiệm và chịu trách nhiệm cuối cùng trước Tổng thống.

Trong một số lĩnh vực, mối quan hệ giữa hành pháp và hai ngành kia là rõ ràng. Giả sử có một hoặc một số người cướp ngân hàng. Quốc hội thông qua một đạo luật quy định hành vi cướp ngân hàng là phạm tội (Bộ luật Hoa Kỳ, Tiêu mục 18, Mục 21131). Cục điều tra liên bang (FBI), một cục thuộc Bộ Tư pháp, có thể sẽ điều tra vụ việc. Khi nó phát hiện một hoặc một số người tình nghi, một viên Công tố liên bang (cũng thuộc Bộ Tư pháp) có thể cố gắng chứng minh người tình nghi là tội phạm trong một phiên xét xử do một Tòa án sơ thẩm cấp hạt Hoa Kỳ tiến hành.

Cướp ngân hàng là một vụ việc đơn giản. Nhưng khi đất nước ngày càng phát triển và hiện đại hóa, mối quan hệ giữa ba ngành trong hệ thống luật pháp cũng phát triển để giải quyết các vấn đề phức tạp hơn của xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp. Vai trò của ngành hành pháp thay đổi nhiều nhất. Trong ví dụ cướp ngân hàng, Quốc hội hầu như không cần đến chuyên môn để có thể dự thảo một đạo luật quy định hành vi cướp ngân hàng là tội phạm. Hãy giả sử các nhà làm luật muố n cấm các lọa i dược phẩm “nguy hiểm” trên thị trường, hay hạn chế lượng ô nhiễm “độc hại” trong không khí. Quốc hội có thể chọn cách quy định chính xác định nghĩa của các thuật ngữ đó. Đôi lúc Quốc hội cũng làm vậy, nhưng có xu thế là Quốc hội ngày càng tăng cường trao bớ t một phầ n thẩm quyền của nó cho các cơ quan hành chính công trong ngành hành pháp. Do đó, Cục quản lý thực phẩm và thuốc (FDA) là cơ quan giám sát độ tinh sạch của thực phẩm và dược phẩm quốc gia, còn Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) là cơ quan điều chỉnh vấn đề tác động môi trường đất, nướ c và không khí của các ngành công nghiệp.

Mặc dù các cơ quan nhà nước chỉ nắm giữ những thẩm quyền được Quốc hội ủy quyền theo luật, nhưng phạm vi thẩm quyền đó có thể khá lớn. Nó có thể bao gồm quyền được ban hành các quy tắc quy định chính xá c các thuật ngữ chung chung trong luật. Luật có thể cấm lượng ô nhiễm “nguy hiểm” trong không khí, còn EPA sẽ quy định loại chất và hàm lượng của mỗi loại chất được coi là nguy hiểm. Đôi lúc luật trao quyền cho một cơ quan nhà nước được phép điều tra các hành vi vi phạm các quy tắc của nó, phán xử các vi phạm đó, và thậm chí là cả việc áp dụng lệnh trừng phạt.

Các tòa án sẽ vô hiệu hóa một đạo luật trao quá nhiều quyền cho một cơ quan. Một đạo luật quan trọng là Đạo luật thủ tục hành chính (Bộ luật Hoa Kỳ, Tiêu mục 5, Mục 551, và mục tiếp theo) đã giải thích các thủ tục mà một cơ quan phải tuân thủ khi ban hành các quy tắc, đánh giá vi phạm và áp dụng chế tài. Nó cũng quy định các bên được phép đưa một quyết định của cơ quan hành pháp ra xem xét trước toà như thế nào.

hệ thống pháp luật hoa kỳ
hệ thống pháp luật hoa kỳ


Các nguồn luật khác

Nguồn rõ ràng nhất của luật pháp Mỹ là các đạo luật do Quốc hội thông qua, được bổ sung bằng các quy định hành chính. Đôi khi những nguồn này quy định rõ ràng ranh giới giữa hành vi hợp pháp và phạm pháp – như trong ví dụ cướp ngân hàng – nhưng không có nhà nước nào có thể ban hành đủ luật để khép kín được tất cả các tình huống. Rất may là đã có một thực thể khác quy định các nguyên tắc và chuẩn mực pháp lý giúp lấp các chỗ trống, như trình bày dưới đây

Thông luật

Khi không có sự khống chế của các quy định hiến pháp và đạo luật, các tòa án liên bang và bang thường đối chiếu với thông luật; đó là mộ t tuyển tập các quyết định tư pháp, thông tục và quy tắc chung có từ nhiều thế kỷ trước ở nước Anh và vẫn tiếp tục phát triển cho đến nay. Ở nhiều bang, thông luật tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tranh chấp hợp đồng, do các nhà làm luật của bang thấy không cần thiết phải thông qua các đạo luật quy định tất cả những trường hợp bất thường về hợp đồng có thể xảy ra.

Tiền lệ tư pháp

Các tòa án xét xử các hành vi vi phạm luật và các tranh chấp nảy sinh từ luật. Thông thường, tòa án cần phải diễn giải luật. Để làm điều đó, các tòa án tự ràng buộc bởi cách giải thích luật trước đó của các toà án cùng cấp hoặc cao hơn. Đây được gọi là nguyên tắc “theo quyết định trước”, hay đơn giản gọi là tiền lệ. Nó giúp bảo đảm sự nhất quán và có thể lường trước. Nếu phải đối mặt với các tiền lệ hoặc luật án lệ (case law) bất lợi, bên bị thường tìm cách phân biệt sự khác nhau giữa những yếu tố khách quan của vụ việc đang xem xét với các sự kiện đã dẫn đến quyết định trước đó.

Đôi khi các tòa án diễn giải luật không giống nhau. Ví dụ, Tu chính án Hiến pháp thứ mười lăm có một quy định là “trong bất kỳ vụ án hình sự nào, không ai … bị buộc phải làm chứng chống lại mình”. Thỉnh thoảng lại có các vụ án trong đó một cá nhân từ chối trả lời các câu hỏi hoặc khai nhận dưới hình thức khác, trên cơ sở lập luận rằng lời khai đó có thể sẽ được dùng làm cơ sở khởi tố cá nhân này ở một nước khác (không phải ở Hoa Kỳ). Có thể áp dụng điều luật tự buộc tội trong trường hợp này hay không? Toà phúc thẩm địa phận số 2 của Hoa Kỳ cho rằng có thể áp dụng, nhưng Tòa phúc thẩm các địa phận số 4 và 11 lại diễn giải ngược lại2. Điều đó có nghĩa là luật pháp khác nhau phụ thuộc nơi mà vụ việc đó phát sinh!

Các tòa án cấp cao hơn tìm cách giải quyết sự thiếu nhất quán này. Ví dụ, Tòa án tối cao Hoa Kỳ thường chọn việc xét xử các vụ án nếu phán quyết của vụ đó có thể giải quyết sự bất đồng giữa các tòa phúc thẩm. Tiền lệ của Tòa án tối cao sẽ khống chế, hoặc áp dụng cho tất cả các toà án liên bang cấp dưới. Trong vụ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ kiện Balsys, 524 U.S. 666 (1998), Tòa án tối cao đã phán quyết rằng sợ bị truy tố ở nước ngoài là vượt quá phạm vi của Điều luật tự buộc tội3.

Phán quyết này trở thành luật của toàn nước Mỹ, kể cả ở khu vực Tòa phúc thẩm địa phận số 2. Bất kỳ tòa án liên bang nào sau này gặp phải vấn đề đó đều bị ràng buộc bởi phán quyết của tòa cấp cao trong vụ Balsys. Tương tự, phán quyết của toà phúc thẩm lưu động vùng có giá trị ràng buộc tất cả các tòa án hạt trong khu vực. Tiền lệ cũng được áp dụng ở nhiều hệ thống tòa án bang. Do đó, tiền lệ ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn nội dung diễn giải.

CÁC NGÀNH LUẬT KHÁC NHAU: CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHÁC NHAU CỦA PHÁP LUẬT

Do sự phát triển của thực thể pháp luật, cần phân biệt giữa các loại luật khác nhau, các hành động, kiện tụng, đưa ra xét xử ở tòa án, và các loại phương tiện khác nhau mà luật pháp cho phép đối với từng loại vụ việc.

Dân sự / Hình sự

Tòa án xét xử hai loại tranh chấp: dân sự và hình sự. Một hành động dân sự liên quan đến hai hoặc nhiều bên tư nhân, ít nhất một trong hai bên bị coi là vi phạm một đạo luật hoặc một quy định nào đó của thông luật. Bên khởi kiện là bên nguyên (plaintiff); còn bên kia là bên bị (defendant). Bên bị có quyền kiện ngược (counterclaim) lại bên nguyên hoặc khởi kiện chéo (crossclaim) một đồng bị đơn (co-defendant), miễn là nội dung kiện ngược hoặc kiện chéo liên quan đến khiếu kiện gốc của nguyên đơn. Các tòa án thường thích xét xử trong cùng một vụ kiện tất cả các yêu cầu nảy sinh từ tranh chấp đó. Phạm vi án dân sự bao gồm cả các vụ kiện kinh tế – kinh doanh, chẳng hạn như các vụ vi phạm hợp đồng hoặc trách nhiệm ngoài hợp đồng, trong đó một bên khẳng định anh ta đã bị tổn hại do sự cẩu thả hoặc hành vi sai trái cố ý của một bên khác.

Trong khi hầu hết các vụ dân sự đều phát sinh giữa các bên tư nhân, thì trong các vụ án hình sự, nhà nước liên bang hoặc chính quyền tiểu bang luôn là một bên liên quan. Nhà nước, thay mặt cho nhân dân, truy tố bị can bị cáo buộc là đã vi phạm luật cấm một hành vi nào đó vì gây tổn thất cho lợi ích chung. Hai doanh nghiệp có thể tiến hành một vụ kiện vì vi phạm hợp đồng, nhưng chỉ có nhà nước mới có quyền khởi tố một người vì tội giết người.

Tiêu chuẩn bằng chứng và khả năng chế tài cũng khác nhau. Một bị can hình sự chỉ có thể bị kết tội dựa trên quyết định có tội “không còn nghi ngờ hợp lý gì nữa”. Còn trong một vụ dân sự, bên nguyên chỉ cần chỉ ra “ưu thế về chứng cứ”, tức là chỉ cần một cấu thành yếu hơn mang nghĩa “có xác suất lớn hơn không”. Một tội phạm bị kết án có thể bị tù, trong khi bên thua kiện trong vụ án dân sự chỉ chịu trách nhiệm phải khắc phục pháp lý hoặc công bằng, như giải thích dưới đây.

hệ thống pháp luật hoa kỳ
hệ thống pháp luật hoa kỳ


Biện pháp khắc phục pháp lý hoặc công bằng

Hệ thống pháp luật Mỹ cho phép rất nhiều biện pháp khắc phục (remedy) khác nhau, nhưng tất nhiên là không phải vô hạn. Đối với mỗi tội danh, các đạo luật hình sự thường liệt kê một loạt các hình phạt hoặc thời hạn giam giữ mà tòa án có thể áp dụng. Các phần khác của bộ luật hình sự có thể cho phép một số khu vực tài phán có quyền áp dụng các hình phạt cứng rắn hơn. Chế tài đối với các tội nghiêm trọng nhất, hay còn gọi là tội đặc biệt nghiêm trọng (trọng tội – felony), thường nghiêm khắc hơn so với các tội ít nghiêm trọng (khinh tội – misdemeanor).

Trong các vụ dân sự, hầu hết toà án Hoa Kỳ được quyền chọn biện pháp khắc phục pháp lý hoặc công bằng. Trước đây, sự phân biệt giữa hai loại biện pháp khắc phục này có ý nghĩa hơn nhiều so với hiện nay, nhưng vẫn cần phải hiểu rõ. Ở nước Anh vào thế kỷ XIII, “các tòa án luật pháp” chỉ được quyền áp dụng biện pháp khắc phục bằng tiền. Nếu bên bị mà vi phạm hợp đồng làm cho bên nguyên bị thiệt hại 50 bảng, thì tòa án có thể lệnh cho bên bị phải trả khoản tiền đó cho bên nguyên. Trong nhiều trường hợp, khoản bồi thường này đủ bù đắp thiệt hại, song trong nhiều trường hợp không thể đủ được, như trong các hợp đồng mua bán một tác phẩm nghệ thuật quý hiếm hoặc một khoảnh đất. Trong thế kỷ XIII và XIV, “các tòa án công bằng” đã được thành lập. Các cơ quan xét xử này thường chọn biện pháp khắc phục công bằng như làm một việc cụ thể, buộc các bên liên quan phải thực hiện nghĩa vụ, chứ không chỉ bắt trả tiền bồi thường thiệt hại do không thực hiện. Đến thế kỷ XIX, hầu hết các khu vực tài phán Mỹ đều đã xóa bỏ ranh giới giữa biện pháp khắc phục pháp lý và công bằng. Ngày nay, ngoại trừ một số rất ít ngoại lệ, các tòa án Mỹ có thể phán quyết yêu cầu biện pháp khắc phục pháp lý hoặc công bằng tùy theo từng trường hợp.

Sau đây là một ví dụ điển hình minh họa cho sự khác nhau giữa luật dân sự và hình sự, và các giải pháp khắc phục của mỗi ngành luật. Bang California cáo buộc cựu danh thủ bóng bầu dục O. J. Simpson phạm tội giết người. Nếu Simpson bị kết tội, anh ta sẽ phải ngồi tù. Tuy nhiên, anh ta không bị kết tội, vì bồi thẩm đoàn cho rằng phía công tố không thể chứng minh là Simpson có tội mà “không còn nghi ngờ hợp lý gì nữa”.

Sau đó, gia đình bà Simpson kiện Simpson vì một cái chết bất công của người vợ, tức là một vụ kiện dân sự. Bồi thẩm đoàn trong vụ này xác định ưu thế chứng cứ chứng minh trách nhiệm của Simpson đối với cái chết của vợ. Tòa buộc Simpson phải trả tiền bồi thường cho nguyên đơn, tức là buộc phải thực hiện một biện pháp khắc phục pháp lý.

VAI TRÒ CỦA LUẬT BANG TRONG HỆ THỐNG LIÊN BANG

Hiến pháp có quy định cụ thể về việc cấm các bang thông qua một số loại luật nhất định (tham gia ký hiệp ước với nước ngòa i, phá t hà nh tiền). Điề u VI (Điều khoản tối cao) cũng không cho phép luật của bang trái với Hiến pháp và luật liên bang. Tuy vậy, một phần lớn hệ thống pháp luật vẫn thuộc quyền kiểm soát của bang. Hiến pháp đã cẩn thận quy định nhữ ng lĩnh vực Quốc hội được quyền làm luật. Tu chính án Hiến pháp thứ mười (năm 1791) quy định rõ ràng luật của bang cần kiểm soát nhữ ng lĩnh vực khác: “Nhữ ng quyền lực không được Hiến pháp ủy quyền cho Hợp chúng quốc, đồng thời các bang cũng không bị Hiến pháp cấm nắm giữ quyền lực đó, thì thuộc về các bang, hoặc thuộc về nhân dân, theo thứ tự lần lượt”.

Tuy nhiên, vẫn còn sự giằng co giữa chính quyền liên bang và các bang về vấn đề nô lệ và quyền tối thượng của các bang được quyền tách ra khỏi liên minh. Cuộc nội chiến năm 1861-1865 đã giải quyết cả hai vấn đề này. Nó cũng đặt ra các giới hạn mới đối với vai trò của bang trong hệ thống pháp luật: theo Tu chính án Hiến pháp thứ mười bốn (1868), “Không bang nào có thể … tước quyền được sống, quyền tự do và quyền tài sản của bất kỳ người nào, nếu không theo đúng trình tự pháp lý; hoặc từ chối quyền được pháp luật bảo vệ công bằng đối với bất kỳ người nào trong khu vực tài phán của nó”. Tu chính án này đã mở rộng rất lớn khả năng vô hiệu hoá luật bang của các tòa án liên bang. Trong vụ Brown kiện Hội đồng giáo dục (1954), căn cứ theo “điều khoản bảo vệ công bằng” này, tòa án đã cấm hệ thống giáo dục bang Arkansas phân tách học sinh theo chủng tộc.

Bắt đầu từ thế kỷ XX, đã xuất hiện một số xu hướng định hình vấn đề nêu trên – đó là sự xuất hiện vấn đề bang hành chính, một cách lý giải tư pháp mở rộng hơn và mạnh mẽ hơn đối với khái niệm “trình tự pháp lý” và “bảo vệ công bằng”, cũng như sự mở rộng quyền lực của Quố c hội trong việc điều chỉnh thương mại. Hai xu hướng này kết hợp với nhau, đã làm tăng vai trò của liên bang trong hệ thống pháp lý. Nhưng dù sao còn nhiều lĩnh vực trong hệ thống pháp luật vẫn thuộc thẩ m quyề n của bang. Mặc dù không bang nào được quyền từ chối trao cho công dân các quyền được Hiến pháp bảo vệ, nhiều bang vẫn giải thích hiến pháp riêng của mình theo hướng trao nhiều quyền và đặc quyền rộng rãi hơn. Các tòa án bang áp dụng luật của bang vẫn tiếp tục xem xét hầu hết các tranh chấp hợp đồng, cũng như các vụ án hình sự, và các hành động pháp lý về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Luật gia đình, bao gồm cả kết hôn và ly hôn, hầu như là một vấn đề thuộc thẩm quyền chuyên biệt của bang. Đối với hầu hết người Mỹ, đụng đến hệ thống pháp luật có nghĩa là chỉ đụng đến các viên cảnh sát, tòa án bang, chính quyền khu và phân khu trong phạm vi bang đó.

Phần giới thiệu này chỉ nêu ra một số vấn đề mang tính đại diện của hệ thống pháp luật. Phần còn lại của cuốn sách sẽ đi vào chi tiết, thêm thắt và hiểu sâu hơn. Chương 1 và Chương 2 sẽ lần lượt mô tả phương thức tổ chức các tòa án liên bang và bang. Chương 3 giải thích một vấn đề phức tạp là phạm vi tài phán (thẩm quyền xét xử). Chương này sẽ vẽ ra đường ranh giới giữa các tòa án liên bang và bang, đồng thời khám phá vấn đề tố quyền (ai được kiện), và các loại vụ việc được tòa án xét xử. Chương 4 không tập trung vào tòa án mà chuyển hướng xem xét các nhóm đứng trước tòa. Chương này sẽ nghiên cứu thông lệ thực hành pháp luật ở Hoa Kỳ, và mô tả những bên khởi kiện điển hình. Chương này cũng giải thích vai trò của các nhóm lợi ích gây áp lực đối với các vụ việc pháp lý để tăng cường vị thế chính trị xã hội của mình. Chương 5 xem xét chi tiết phương thức tòa án xét xử các vụ án hình sự, và Chương 6 tập trung vào các vụ dân sự. Chương 7 mô tả cách lựa chọn các thẩm phán Mỹ. Chương cuối sẽ xem xét xem các quyết định tư pháp, nhất là các quyết định của tòa cấp cao, có thể tự nó cấu thành một hình thức xây dựng chính sách và do đó càng xoắn kết ngành tư pháp trong mối quan hệ phức tạp với ngành lập pháp và hành pháp ra sao.
–Michael Jay Friedman

Michael Jay Friedman là Cán bộ chương trình của Văn phòng các chương trình thông tin quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ông lấy bằng Tiến sĩ khoa học về Lịch sử Mỹ tại Đại học Pennsylvania và bằng Tiến sĩ Luật học ở Trung tâm Luật của Đại học Georgetown.

* Về mặt kỹ thuật, đạo luật liên bang chỉ áp dụng cho một ngân hàng thành lập theo luật liên bang, hoặc bảo hiểm liên bang, hoặc một thành viên của Hệ thống Dự trữ liên bang. Hầu như mọi ngân hàng ở Hoa Kỳ đều đáp ứng tiêu chí này, nhưng nếu có một ngân hàng không đáp ứng, và cũng không được coi là tác động đến thương mại xuyên bang, thì sẽ không chịu sự ràng buộc của luật pháp liên bang. Các đạo luật liên bang thường lặp lại một cơ sở thẩm quyền tài phán: trong trường hợp này, đó là yêu cầu thành lập theo luật liên bang.

 Tòa phúc thẩm địa phận (lưu động) số 2 là một tòa phúc thẩm xét xử các kháng án từ tòa sơ thẩm liên bang cấp hạt ở các bang New York, Connecticut và Vermont. Tòa phúc thẩm địa phận số 4 phụ trách các bang Maryland, Bắc Carolina, Nam Carolina, Virginia và Tây Virginia. Tòa phúc thẩm địa phận số 1 phụ trách các bang Alabama, Georgia và Florida. Về tổ chức các tòa án liên bang, xem chương 1.

 Các số trong câu này là số dẫn chiếu phán quyết trong vụ Balsys. Chúng có nghĩa là Tòa án ra phán quyết vào năm 1998 và quyết định được đưa vào tập 524 của một tuyển tập được gọi là Tập báo cáo Hợp chúng quốc (United States Reports), bắt đầu từ trang 666.

Chương 1: Lịch sử và tổ chức của hệ thống tư pháp liên bang

Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, năm 2004

 

Một trong những đặc điểm quan trọng nhất, thú vị nhất và có lẽ rối rắm nhất của tư pháp Hoa Kỳ là hệ thống tòa án kép; tức là tại mỗi cấp chính quyền (bang và quốc gia) có một hệ thống tòa án riêng. Do đó, có một hệ thống tòa án riêng cho mỗi bang, một cho Hạt Columbia (Washington, D.C) và một cho chính quyền liên bang. Một số vấn đề pháp lý được giải quyết hoàn toàn ở tòa án bang, trong khi các vấn đề khác được giải quyết hoàn toàn tại tòa án liên bang. Nhưng vẫn còn các vấn đề khác được cả hai hệ thống xét xử quan tâm, và đôi khi có xuất hiện va chạm. Các tòa án liên bang được trao đổi trong chương này, còn các tòa án bang sẽ được xem xét trong chương 2.

BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Trước khi thông qua Hiến pháp, Hoa Kỳ chịu sự điều chỉnh của Hiến chương liên minh (Charter of Confederation). Theo Hiến chương, hầu hết chức năng của chính quyền quốc gia đề u nằm trong tay của một cơ quan lập pháp duy nhất gọi là Quốc hội. Chưa có sự phân chia quyền hành pháp và lập pháp.

Việc thiếu vắng hệ thống tư pháp quốc gia được coi là nhược điểm chính của Hiến chương. Do đó, các đại biểu nhóm họp trong Hội nghị lập hiến được tổ chức tại Philadelphia năm 1787 đã nhất trí là phải thành lập một hệ thống tư pháp quốc gia. Tuy nhiên, có nhiều bất đồng về hình thức cụ thể của ngành tư pháp.

Hội nghị lập hiến và Điều III của Hiến pháp

Đề xuất đầu tiên được đưa ra trước Hội nghị lậ p hiến là Kế họa ch Virginia, trong đó đề nghị thành lập một Tòa án tối cao và các tòa liên bang cấp dưới. Những người phản đối Kế hoạch Virginia đã đáp lại bằng Kế hoạch New Jersey, kêu gọi thành lập một cơ quan xét xử tối cao duy nhất của liên bang. Nhữ ng người ủng hộ Kế hoạch New Jersey đã hết sức khó chịu với ý tưởng thành lập các tòa án liên bang cấp dưới. Họ cho rằng các tòa án bang phải xét sử sơ thẩm tất cả các vụ việc, và quy định đầy đủ quyền kháng cáo lên Tòa án tối cao để bảo vệ các quyền quốc gia và đảm bảo tính thống nhất xét xử trên toàn quốc.

Mâu thuẫn giữa những người ủng hộ quyền của bang và những người ủng hộ quyền quốc gia đã được giải quyết thông qua thỏa hiệp chung của Hội nghị lập hiến. Sự thỏa hiệp này được thể hiện trong Điều III của Hiến pháp, bắt đầu bằng câu: “Quyền tư pháp của Hợp chúng quốc được trao cho một Toà án tối cao, và các tòa cấp dưới có thể được Quốc hội trao quyền hoặc thành lập tùy từng thời điểm”.

Đạo luật tư pháp năm 1789

Sau khi Hiến pháp được phê chuẩn, vấn đề tư pháp liên bang nhanh chóng được đưa ra xem xét. Khi Quốc hội mới nhóm họp năm 1789, mối quan tâm chính đầu tiên của nó là tổ chức tư pháp. Các cuộc thảo luận Dự luật số 1 của Thượng viện xoay quanh nhiều bên tham gia và lý lẽ giống hệt như trong cuộc tranh cãi tư pháp của Hội nghị lập hiến. Một lần nữa, vấn đề đặt ra là nên thiết lập các tòa án liên bang cấp dưới hay trao toàn quyền sơ thẩm cho tòa án bang. Nỗ lực giải quyết vấn đề tranh cãi này đã chia Quốc hội thành các nhóm riêng rẽ.

HỆ THỐNG TÒA ÁN HOA KỲ
(*) Mười hai Tòa phúc thẩm vùng (hay còn gọi là Tòa phúc thẩm lưu động) còn thụ lý các vụ việc từ một số cơ quan liên bang. 

(**) Tòa phúc thẩm liên bang còn thụ lý các vụ từ Ủy ban thương mại quốc tế, Hội đồng bảo vệ hệ thống năng lực, Văn phòng bằng sáng chế và thương hiệu và Hội đồng phúc thẩm hợp đồng.

Một nhóm bao gồm những người tin rằng luật liên bang đầu tiên cần được xét xử tại các tòa án bang, và chỉ được xét xử tại Tòa án tối cao Hoa Kỳ theo trình tự phúc thẩm. Những người này sợ chính quyền mới sẽ hủy bỏ quyền của các bang. Nhóm còn lại gồm những nhà lập pháp nghi ngại các tòa án bang sẽ mang tính cục bộ địa phương, và sợ rằng những người khởi kiện từ các bang khác, hoặc nước khác sẽ bị đối xử bất công. Nhóm thứ hai đương nhiên muốn có một hệ thống tư pháp có cả các tòa án liên bang cấp dưới. Kết quả của cuộc tranh cãi này là sự ra đời của Đạo luật tư pháp năm 1789, thiết lập một hệ thống tư pháp bao gồm một Tòa án tối cao (bao gồm một chánh án và năm thẩm phán), ba tòa lưu động (bao gồm hai thẩm phán của Tòa án tối cao và một thẩm phán hạt); và 13 toà án hạt (mỗi tòa án hạt do một thẩm phán chủ trì). Như vậy, quyền được thiết lập các tòa án liên bang cấp dưới đã được thực thi ngay lập tức. Quốc hội không chỉ tạo ra một, mà đến hai nhóm tòa án cấp dưới.

TÒA ÁN TỐI CAO HOA KỲ

Thẩm phán Tòa á n tố i cao Charles Evans Hughes đã viết trong cuốnTòa án tối cao Hoa Kỳ (Supreme Court of the United States) (1966) rằng Tòa án này “là sản phẩm đặc trưng của người Mỹ cả về mặt khái niệm và chức năng, không kế thừa gì nhiều từ các tổ chức tư pháp trước đó”. Để hiểu được ý định của những người định khung Hiến pháp, cần phải xem xét một khái niệm khác của người Mỹ: hình thức chính quyền liên bang. Các nhà lập quốc quy định hai hình thức chính quyền: chính quyền quốc gia và chính quyền bang; tòa án bang bị ràng buộc bởi luật liên bang. Tuy nhiên, quyền giải thích cuối cùng đối với luật liên bang không thể để cho tòa án bang tự quyết định, và chắc chắn cũng không thể đặt trong tay cơ quan xét xử của một vài tiểu bang, vì có thể sẽ nảy sinh bất đồng. Do đó, Tòa án tối cao phải giải thích các văn kiện lập pháp liên bang. Một chủ định khác của các nhà lập quốc là cho phép chính quyền liên bang được hành động đối với các cá nhân cũng như các bang.

Do vai trò đặc biệt quan trọng của Tòa án tối cao trong hệ thống chính quyền Mỹ, chắc chắn là Toà án này sẽ gây nhiều tranh cãi. Trong cuốnTòa án tối cao trong Lịch sử Hoa Kỳ (The Supreme Court in United States History), Charles Warren, một nhà nghiên cứu hàng đầu về Tòa án tối cao đã viết: “Có một thực tế nổi bật nhất trong lịch sử Tòa án tối cao là mặc dù hầu như mọi công dân yêu nước và có suy nghĩ chín chắn đều nhận thấy vai trò quan trọng và cần thiết của nó trong hình thức chính quyền liên bang, nhưng không có ngành nào trong hệ thống tam quyền của chính quyền Mỹ, cũng như không có cơ quan nào được thành lập theo Hiến pháp, lại liên tục bị tấn công và phải vượt qua nhiều sự đối kháng như vậy mới đạt đến vị thế ngày nay”.

Thập kỷ đầu của Tòa án tối cao

Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, George Washington, đã thiết lập hai tập quán quan trọng khi chỉ định các thẩm phán của Tòa án tối cao. Thứ nhất, ông đã khởi xướng tập quán chỉ định các thẩm phán tương thích về chính trị với Tổng thống. Washington là Tổng thống duy nhất có cơ hội chỉ định toàn bộ nhân sự tư pháp liên bang. Ông đã bổ nhiệm tất cả các thẩm phán liên bang là các đảng viên thân tín của Đảng Liên bang, mà không có bất cứ ngoại lệ nào. Thứ hai, những người được Washington bổ nhiệm tương đối đại diện về mặt địa lý trong các tòa án liên bang. Trong sáu người được chỉ định vào Tòa án tối cao, có ba người miền Nam và ba người miền Bắc.

Vị trí Chánh án là đề cử quan trọng nhất của Washington. Tổng thống cho rằng, người lãnh đạo Toà án tối cao đầu tiên phải là một nhà lãnh đạo – quản lý có uy tín lớn và là một luật gia kiệt xuất. Nhiều cái tên đã được giới thiệu với Washington, và ít nhất đã có một người chính thức xin ứng cử vào chức vị đó. Cuối cùng, Washington đã quyết định chọn John Jay của New York. Mặc dù chỉ mới 44 tuổi, nhưng John Jay đã từng trải trong vai trò là một luật gia, thẩm phán và nhà ngoại giao. Ngoài ra, ông là người dự thảo chính Hiến pháp đầu tiên của bang New York.

Tòa án tối cao nhóm họp lần đầu vào thứ Hai, ngày 1 tháng Hai 1790 tại tòa nhà Royal Exchange ở khu vực Phố Wall của New York, và phiên họp đầu tiên chỉ kéo dài 10 ngày. Trong thời gian này, Tòa đã chọn một thư ký, con dấu và nhận một số luật sư được làm việc trước tòa trong thời gian tới. Tất nhiên là trong phiên này, Tòa không xét xử một vụ việc nào; và ngay cả trong ba năm sau, Tòa cũng không đưa ra phán quyết về bất cứ một vụ việc đơn lẻ nào. Mặc dù đây là một giai đoạn không quan trọng và có nhiều ý nghĩa, nhưng như Charles Warren đã viế t, “Báo chí New York và Philadelphia đã mô tả trình tự phiên họp đầu tiên của Tòa án tối cao đầy đủ hơn bất kỳ sự kiện nào liên quan đến nhà nước mới; và nội dung của nó được đăng tải trên tất cả các tờ báo hàng đầu của các bang khác”.

Ranh giới địa lý của các tòa án phúc thẩm Hoa Kỳ
và tòa án hạt Hoa Kỳ

Trong thập kỷ đầu tiên, Tòa chỉ quyết định khoảng 50 vụ. Do công việc của Tòa án tối cao trong giai đoạn đầu quá ít, nên đóng góp của Chánh án John Jay chủ yếu là trong các quyết định ở tòa lưu động và đạo đức tư pháp của ông.

Nhưng có lẽ đóng góp quan trọng nhất của Jay là đã kiên quyết khẳng định Tòa án tối cao không tư vấn pháp lý cho ngành hành pháp dưới hình thức các ý kiến cố vấn. Bộ trưởng Ngân khố Alexander Hamilton đã yêu cầu ông cho ý kiến về tính hợp hiến của một nghị quyết do Hạ viện Virginia thông qua, hay Tổng thống Washington đã xin ý kiến về các câu hỏi liên quan đến Tuyên bố trung lập. Trong cả hai trường hợp, câu trả lời của ông là “Không”, vì theo Điều III của Hiến pháp, Tòa án tối cao chỉ quyết định các vụ việc có tranh cãi thực tế.

Ảnh hưởng của Chánh án Marshall

John Marshall giữ chức Chánh án từ năm 1801 đến 1835, và có tầm thống trị rất lớn đối với Tòa án tối cao mà không một chánh án nào có thể sánh được. Sự chi phối của Marshall đối với Tòa án tối cao cho phép ông có thể khởi xướng nhiều thay đổi về cách thức đưa ra phán quyết. Trước thời kỳ của ông, các thẩm phán viết ra các ý kiến độc lập (còn gọi là các ý kiến “seriatim” – tiếng Latin có nghĩa là “lần lượt từng người một”) trong các vụ án lớn. Dưới “triều đại” của Marshall, Tòa án áp dụng thủ tục đưa ra một ý kiến duy nhất. Mục đích của Marshall là hạn chế bất đồng đến mức tối thiểu. Với lý do sự bất đồng sẽ làm giảm thẩm quyền của Tòa án, ông đã cố gắng thuyết phục các thẩm phán giải quyết riêng những khác biệt và sau đó đưa ra một ý kiến thống nhất trước công chú ng. Marshall cũng sử dụng quyền lực của mình để đưa Tòa án tối cao tham gia vào quá trình lập chính sá ch. Ví dụ , ngay từ đầu nhiệm kỳ Chánh án của ông, Tòa án tối cao đã khẳng định quyền lực của mình bằng việc tuyên bố một đạo luật của Quốc hội là vi hiến, trong vụMarbury kiện Madison (1803).

Vụ này bắt đầu từ cuộc bầu cử tổng thống năm 1800, khi mà Thomas Jefferson chiến thắng và dập tắt khả năng tái cử của John Adams. Nhưng trước khi hết nhiệm kỳ vào tháng Ba 1801, Quốc hội của nhữ ng đảng viên Liên bang sắp mãn nhiệm đã đẻ ra một số vị trí thẩm phán liên bang mới. Đồng thời, Tổng thống Adams đã đề cử những người trung thành với Đảng Liên bang, và được Thượng viện chấp thuận. Trong đó có việc bổ nhiệm Ngoại trưởng sắp mãn nhiệm của nhiệ m kỳ Adams là John Marshall làm Chánh án Toà án tối cao.

Với vai trò Ngoại trưởng, John Marshall phải phong hàm cho các thẩm phán mới được bổ nhiệm. Nhưng do thời gian không kịp, khi bắt đầu nhiệm kỳ của Jefferson, vẫn còn 17 người chưa được phong hàm. Tổng thống mới ra lệnh cho Ngoại trưởng của mình là James Madison không phong hàm cho những người đó. Một trong những người thất vọng trước quyết định này là William Marbury. Ông cùng ba người cũng được bổ nhiệm làm thẩm phán hoà giải ở Hạt Columbia đã quyết định yêu cầu Tòa án tối cao buộc Madison phải phong hàm. Họ đã căn cứ trên Mục 13 của Đạo luật tư pháp năm 1789, cho phép Tòa án tối cao được phát đặc lệnh yêu cầu thực hiện (writ of mandamus) – tức là lệnh của tòa án yêu cầu một viên chức công quyền phải thực hiện một nhiệm vụ chính thức, không tùy nghi.

Vụ việc này đã đặt Marshall vào một tình huống khó xử. Một số người đề nghị ông tự rút lui vì những liên quan trước đây với tư cách là Ngoại trưởng. Đồng thời cũng có người đặt nghi vấn về quyền lực của Tòa án. Nếu Marshall phát đặc lệnh, gần như chắc chắn Madison sẽ từ chối phong hàm (theo lệnh của Jefferson). Khi đó Tòa án tối cao không đủ quyền lực để cưỡng chế thực hiện. Nhưng nếu Marshall từ chối phát đặc lệnh, thì Jefferson đương nhiên sẽ thắng.

Quyết định của Marshall trong tình huống khó xử có vẻ như không lối thoát này đã cho thấy tài năng thiên bẩ m tuyệ t đối của ông. Marshall đã tuyên bố Mục 13 của Đạo luật tư pháp năm 1789 là vi hiến, vì nó trao quyền xét xử sơ thẩm cho Tòa án tối cao vượt quá phạm vi quy định trong Điều III của Hiến pháp. Nhờ đó, quyền lực của Tòa án tối cao được xem xét lại và quyết định các đạo luật của Quốc hội là vi hiến đã được thiết lập. Quyết định này rõ ràng được coi là một trong những quyết định độc lập quan trọng nhất của Tòa án tối cao. Một vài năm sau, Tòa án tối cao cũng khẳng định quyền được xét duyệt tư pháp các hành động của cơ quan lập pháp bang; trong nhiệm kỳ của Marshall, hơn một tá đạo luật bang đã bị bác bỏ trên cơ sở hiến pháp.

Thay đổi trọng tâm của Tòa án tối cao

Đến khoảng năm 1865, mối quan hệ pháp lý giữa chính quyền quốc gia và bang, hay các vụ việc mang tính chế độ liên bang, là công việc chủ yếu của Tòa án tối cao. John Marshall tin tưởng vào chế độ một chính quyền quốc gia mạnh, và không hề ngần ngại trong việc hạn chế các chính sách bang can thiệp vào hoạt động của nó. Một vụ việc thể hiện quan điểm này là vụ Gibbons kiện Ogden (1824), trong đó Tòa án tối cao đã bác bỏ độc quyền bang trong ngành vận chuyển bằng tàu hơi nước, trên cơ sở cho rằng quyền độc quyền đó đã can thiệp vào việc kiểm soát thương mại xuyên bang của quốc gia. Một ví dụ điển hình khác là việc Marshall sử dụng Tòa án tối cao để mở rộng quyền lực của chính quyề n liên bang trong vụ McCulloch kiện Bang Maryland (1819), trong đó vị Chánh án này đã phán quyết rằng Hiến pháp cho phép Quốc hội được thiết lập một ngân hàng quốc gia. Sau khi Marshall qua đời, Tòa án tối cao vẫn tiếp tục kiên định với chính sách ủng hộ một nhà nước quốc gia mạnh. Roger Taney đã thay thế Marshall trở thành Chánh án trong giai đoạn 1836-1864. Mặc dù trong giai đoạn này Tòa án tối cao không hoàn tòan ủng hộ chính quyền liên bang, nhưng Taney đã không đảo ngược định hướng do Marshall lập nên.

Trong giai đoạn 1865–1937, các vấn đề điều tiết kinh tế chiếm phần lớn thời gian của Tòa án tối cao. Việc chuyển trọng tâm từ chế độ liên bang sang điều tiết kinh tế là do việc gia tăng số lượng các đạo luật liên bang và bang nhằm giám sát các hoạt động kinh doanh. Do các đạo luật tăng lên, số vụ đặt vấn đề về tính hợp hiến của chúng cũng tăng lên. Đầu giai đoạn này, quan điểm của Tòa án về việc điều tiết còn nhiều điểm chưa thống nhất, nhưng đến thập niên 1920 thì Tòa án trở nên khá đối nghịch với chính sách điều tiết của chính quyền. Các quy định của liên bang thường bị hủy bỏ trên cơ sở hiến pháp không trao quyền cho Quốc hội, còn các luật bang thường bị loại bỏ vì vi phạm các quyền kinh tế được bảo vệ theo Tu chính án Hiến pháp thứ mười bốn.

Từ năm 1937, Tòa án tối cao tập trung vào các vấn đề quyền tự do công dân, đặc biệt là quyền hiến định được tự do ngôn luận và tự do tôn giáo. Ngoài ra, ngày càng có nhiều vụ về quyền tố tụng của bị can hình sự. Cuối cùng, Tòa án đã quyết định rất nhiều vụ về vấn đề chính quyền đối xử công bằng với các nhóm chủng tộc và các nhóm thiệt thòi khác.

Tòa án tối cao với tư cách là nhà lập sách

Vai trò lập chính sách của Tòa án tối cao xuất phát từ thực tế nó là cơ quan giải thích luật. Các vấn đề chính sách công được đưa ra xét xử trước Tòa dưới hình thức là các tranh chấp pháp lý cần giải quyết.

Một ví dụ điển hình là trong lĩnh vực bình đẳng chủng tộc. Cuối thập niên 1880, nhiều bang ban hành các đạo luật yêu cầu chia tách phương tiện công ích riêng cho người Mỹ gốc Phi với người da trắng. Ví dụ, năm 1890, bang Louisiana ban hành một đạo luật bắt buộc phải chia tách các phương tiện đường sắt riêng cho người Mỹ gốc Phi và người da trắng, nhưng vẫn đảm bảo công bằng. Hai năm sau, xuất hiện một sự việc gây nhiều phản đối. Lúc đó, có một người da đen mười tám tuổi là Homer Plessy đã chống lại luật của Louisiana và từ chối không chịu rời khỏi ghế dành cho người da trắng trên một chuyến tàu đi từ New Orleans đến Covington, Louisiana. Khi bị bắt và bị buộc tội đã vi phạm luật của Louisiana, Plessey đã khẳng định đây là đạo luật vi hiến. Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã đưa ra phán quyết trong vụ Plessey kiện Ferguson (1896), ủng hộ đạo luật trên. Qua đó, Tòa án đã thiết lập chính sách “chia nhưng vẫn công bằng” tồn tại trong suốt 60 năm. Trong thời gian này, nhiều bang đã quy định các chủng tộc phải ngồi tại các khu vực khác nhau trên xe buýt, tàu hỏa, nhà ga, rạp hát; phải sử dụng các nhà vệ sinh khác nhau, và lấy nước từ các vòi nước khác nhau. Đôi khi người Mỹ gốc Phi không được vào các nhà hàng và thư viện công. Và có lẽ quan trọng nhất là các sinh viên người Mỹ gốc Phi thường phải học ở các trường có chất lượng kém hơn.

Việc chia tách chủng tộc trong trường công đã bị phản đối trong một vụ kiện nổi tiếng, đó là vụ Brown kiện Hội đồng giáo dục (1954). Phụ huynh của những trẻ em người Mỹ gốc Phi cho rằng các đạo luật bang bắt buộc hoặc cho phép chia tách đã dẫn đến việc vi phạm nguyên tắc luật pháp bảo vệ công bằng theo Tu chính án Hiến pháp thứ mười bốn. Tòa án tối cao đã đưa ra phán quyết cho rằng việc chia tách phương tiện giáo dục vốn là một quy định bất công, và do đó việc chia tách là vi phạm quyền bảo vệ công bằng. Trong phán quyết của vụ Brown, Toà đã bác bỏ học thuyết “chia nhưng vẫn công bằng” và thiết lập chính sách giáo dục công không chia tách.

Bình quân một năm, Tòa đưa ra quyết định với các ý kiến được ký tên trong khoảng 80–90 vụ. Hàng ngàn vụ khác được thu xếp mà không cần phải xem xét toàn diện. Nhờ đó, Toà đã giải quyết rốt ráo một nhóm các vấn đề chính sách rất chọn lọc, có điều chỉnh trong suốt quá trình lịch sử. Trong một nền dân chủ, nhiều vấn đề chính sách công cần được giải quyết thông qua những đại diện của người dân, chứ không phải những thẩm phán được chỉ định có nhiệm kỳ trọn đời. Do đó, về nguyên tắc, các thẩm phán Hoa Kỳ không nên lập chính sách. Tuy nhiên, trong thực tế, mặc dù không chủ động nhưng các thẩm phán vẫn lập chính sách ở một mức độ nào đó.

Nhưng Tòa án tối cao khác các nhà lập chính sách trong ngành hành pháp hoặc lập pháp. Điểm đặc biệt quan trọng là Tòa án không có phương tiện tự khởi xướng. Các thẩm phán phải đợi đến khi vấn đề được đưa ra xét xử trước tòa; sẽ không có việc lập chính sách thông qua tư pháp nếu không có kiện tụng. Tổng thống và các nghị sĩ không gặp phải sự hạn chế đó. Ngoài ra, ngay cả tòa án quyết đoán nhất là Tòa án tối cao cũng bị hạn chế bởi hành động của các nhà lập chính sách khác, như thẩm phán cấp dưới, Quốc hội và Tổng thống. Toà án tối cao phải dựa vào các cơ quan đó thì quyết định của nó mới được thi hành và thực hiện.

Tòa án tối cao với tư cách là cơ quan xét xử cuối cùng

Tòa án tối cao vừa có thẩm quyền xét xử sơ thẩm lẫn phúc thẩm. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm nghĩa là tòa án có quyền xét xử một vụ việc lần đầu tiên. Thẩm quyền xét xử phúc thẩm nghĩa là một tòa án cấp cao hơn có quyền xem xét lại các vụ việc đã được xét xử ở một tòa án cấp dưới. Tòa án tối cao chủ yếu làm nhiệm vụ phúc thẩm vì phần lớn thời gian của nó được dành để xem xét lại các phán quyết của tòa cấp dưới. Nó là cơ quan xét xử phúc thẩm tối cao ở Hoa Kỳ. Do đó, nó là cơ quan có tiếng nói cuối cùng trong việc giải thích Hiến pháp, các đạo luật của các cơ quan lập pháp và các hiệp ước – trừ khi quyết định của Tòa bị thay đổi thông qua sửa đổi hiến pháp, hoặc trong một số trường hợp là thông qua đạo luật của Quốc hội.

Từ năm 1925, xuất hiện một công cụ gọi là “đặc lệnh lấy lên xét xử lại” (certiorari), cho phép Tòa án tối cao được quyền tự quyết định những vụ việc nào nó sẽ xem xét lại. Theo phương pháp này, một người có thể yêu cầu Tòa án tối cao xem xét lại một phán quyết của tòa cấp dưới; và các đại thẩm phán sẽ quyết định xem có đồng ý với yêu cầu đó hay không. Nếu Tòa án tối cao đồng ý xem xét lại, nó sẽ phát “trát đòi lấy lên xét xử lại”, tức là lệnh yêu cầu tòa cấp dưới chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc lên Tòa án tối cao. Nếu yêu cầu đó bị từ chối, quyết định của toà cấp dưới vẫn giữ nguyên giá trị.

Thực tế công việc của Tòa án tối cao

Một kỳ làm việc chính thức của Toà án tối cao kéo dài từ ngày thứ Hai đầu tiên của tháng Mười, cho đến khi mọi công việc của năm kết thúc, thường là và o cuố i tháng Sáu hoặc tháng Bảy. Từ năm 1935, Tòa án tối cao có trụ sở riêng ở Washington, D.C; đó là một tòa nhà năm tầng oai nghiêm ố p đá cẩm thạch, trên cửa chính có khắc dòng chữ “Equal Justice Under Law” (“Công lý bình đẳng theo luật pháp”). Tòa nhà này nằm đối diện Đồi Capitol (nơi đóng trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ) qua một con phố. Các phiên chính thức của Tòa án tối cao diễn ra trong một phòng xét xử rộng cỡ 300 chỗ ngồi. Phía trước phòng xét xử là một băng ghế dài để đại thẩm phán ngồi. Khi phiên xét xử diễn ra, Chánh án bước vào qua một tấm phông màu tía phía sau băng ghế và ngồi vào vị trí, tiếp theo là lần lượt các thẩm phán khác. Các ghế thẩm phán được bố trí theo thứ tự thâm niên; Chánh án ngồi ở giữa, tiếp đó là thẩm phán có thâm niên cao nhất ngồi bên phải, thẩm phán tiếp theo ngồi bên trái, và cứ tiếp tục đổi bên như vậy theo thứ tự thâm niên giảm dần. Gần phòng xét xử là phòng nghị án, tại đó các thẩm phán quyết định vụ việc, và các phòng khác là nơi làm việc của thẩm phán và nhân viên tòa án.

Mỗi kỳ làm việc của tòa được chia thành các đợt xét xử cứ hai tuần một lần, trong đó có các phiên xét xử công khai và các cuộc họp nội bộ, và các thời gian nghỉ để các thẩm phán làm việc sau những cánh cửa đóng kín trong lúc xem xét vụ việc và viết ý kiến. Trong mỗi kỳ, Tòa án tối cao xét xử rốt ráo khoảng 80–90 vụ, theo một mô hình tương đối đều đặn.

Tranh tụng. Các cuộc tranh tụng thường được bố trí từ thứ Hai đến thứ Tư của đợt xét xử. Phiên làm việc kéo dài từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa và từ 1 giờ chiều đến 3 giờ chiều. Do đây không phải là thủ tục sơ thẩm nên không có bồi thẩm đoàn, và không gọi nhân chứng. Thay vào đó, luật sư hai bên sẽ đưa ra luận điểm của mình trước các thẩm phán. Tập quán chung là mỗi bên được tranh tụng 30 phút, tuy nhiên, Tòa có thể quyết định cho thêm thời gian. Toà thường nghe tranh tụng bốn vụ trong một ngày. Trong quá trình luật sư đưa ra luận điểm, họ thường bị các thẩm phán cắt ngang để nêu câu hỏi. Tranh tụng là giai đoạn rất quan trọng đối với cả luật sư lẫn thẩm phán vì đây là giai đoạn duy nhất trong trình tự xét xử có sự trao đổi trực tiếp giữa các bên liên quan.

Nghị án. Vào các ngày thứ Sáu trước đợt xét xử hai tuần, Tòa án tối cao tổ chức nghị án; và vào chiều thứ Tư và cả ngày thứ Sáu của đợt xét xử, Toà cũng tiếp tục nghị án. Trong cuộc họp ngày thứ Tư, các thẩm phán thảo luận về các vụ việc tranh tụng trong ngày thứ Hai. Còn trong cuộc họp ngày thứ Sáu, họ trao đổi về các vụ việc tranh tụng vào ngày thứ Ba và thứ Tư, cộng thêm các vấn đề khác cần xem xét. Vấn đề quan trọng nhất trong số các vấn đề khác được xem xét là các đơn xin phát “trát đòi lấy lên xét xử lại”.

Trước cuộc họp ngày thứ Sáu, mỗi thẩm phán được cung cấp một danh sách các vụ việc sẽ được thảo luận. Cuộc họp bắt đầu khoảng 9 giờ 30 hoặc 10 giờ sáng, và kéo dài đến 5 giờ 30 hoặc 6 giờ chiều. Khi bước vào phòng nghị án, các thẩm phán bắt tay nhau và ngồi vào vị trí quanh một chiếc bàn hình chữ nhật. Cuộc họp được tiến hành sau những cánh cửa đóng kín, và không có bất cứ ghi chép chính thức nào về nội dung thảo luận. Chánh án là người chủ toạ phiên họp và là người đầu tiên đưa ra ý kiến đối với mỗi vụ việc. Các thẩm phán khác lần lượt đưa ra ý kiến theo thứ tự thâm niên.

Số thẩm phán tối thiểu để quyết định một vụ việc là sáu người; số lượng tối thiểu này thường được đáp ứng không mấy khó khăn. Và nhiều lúc các vụ việc được quyết định với số lượng thẩm phán ít hơn chín người, do vắng mặt, ốm đau, không tham gia do mâu thuẫn lợi ích. Quyết định của Tòa án tối cao được thông qua theo nguyên tắc đa số. Trong trường hợp hai bên có số phiếu ngang nhau, thì quyết định của tòa cấp dưới được giữ nguyên.

Viết ý kiến. Sau khi đạt được quyết định tạm thời tại phiên nghị án, bước tiếp theo là giao việc viết ý kiến cho cá nhân một thẩm phán. Nếu Chánh án bỏ phiếu ở bên đa số, thì ông chính là người viết ý kiến hoặc giao việc đó cho một thẩm phán bên phía đa số. Khi Chánh án bỏ phiếu ở bên thiểu số, thì thẩm phán có thâm niên cao nhất bên phía đa số sẽ viết ý kiến.

Sau cuộc họp, thẩm phán chịu trách nhiệm viết ý kiến của Tòa sẽ viết bản dự thảo ban đầu. Các thẩm phán khác có thể viết các ý kiến riêng. Bản ý kiến hoàn chỉnh sẽ được chuyển cho tất cả các thẩm phán ở cả hai nhóm đa số và thiểu số. Người viết dự thảo thường tìm cách thuyết phục các thẩm phán bên phía thiểu số thay đổi quan điểm, và cố gắng giữ nguyên quan điểm của nhóm đa số. Một quá trình thương lượng sẽ diễn ra, và câu chữ của bản ý kiến có thể được thay đổi nhằm thỏa mãn các thẩm phán khác, và được họ ủng hộ. Nếu có sự phân tán trong Tòa, thì sẽ rất khó đạt được một ý kiến thống nhất rõ ràng và thậm chí có thể dẫn đến việc thay đổi kết quả bỏ phiếu hoặc lấy ý kiến của một thẩm phán khác làm phán quyết chính thức của Tòa.

Mặc dù ít vụ đạt được đồng thuận, nhưng hầu hết các vụ đều được đa số ủng hộ. Những người không thống nhất với quan điểm của Tòa được gọi là bất đồng. Một người bất đồng không nhất thiết phải viết ý kiến bất đồng ra; tuy nhiên, trong vài năm lại đây, xu hướng viết ý kiến bất đồng trở nên phổ biến. Khi có nhiều thẩm phán bất đồng, họ có thể viết ý kiến riêng hoặc tập hợp nhau lại thành một ý kiến bất đồng chung.

Đôi lúc một thẩm phán thống nhất với quyết định của Tòa nhưng có nguyên cớ khác để dẫn đến kết luận đó. Trong trường hợp này, thẩm phán đó sẽ viết một văn bản gọi là ý kiến đồng quy. Một ý kiến được ghi là “đồng quy và bất đồng” nếu nó nhất trí với một phần quyết định của Tòa nhưng không thống nhất với các phần khác. Cuối cùng, đôi lúc Tòa có thể đưa ra một ý kiến “per curiam” (theo tòa án) – tức là một loại ý kiến không ký tên và thường là rất ngắn. Loại ý kiến đó thường được dùng khi Tòa chấp nhận xem xét lại một vụ việc, nhưng không giải quyết triệt để. Ví dụ, Toà có thể quyết định vụ việc mà không cần tranh tụng và đưa ra một bản ý kiến “per curiam” để giải thích cho cách giải quyết vụ việc.

TÒA PHÚC THẨM HOA KỲ

Các tòa phúc thẩm ít được báo giới chú ý hơn so với Tòa án tối cao, nhưng chúng đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống tư pháp Hoa Kỳ. Do Tòa án tối cao chỉ đưa ra quyết định với ý kiến đầy đủ trong khoảng 80–90 vụ trong một năm, nên rõ ràng các tòa phúc thẩm thường là các tòa cuối cùng giải quyết hầu hết các đơn phúc thẩm trong hệ thống tòa án liên bang.

Các tòa lưu động: 1789–1891

Đạo luật tư pháp năm 1789 đã lập nên ba tòa lưu động (tòa phúc thẩm), mỗi tòa bao gồm hai thẩm phán của Tòa án tối cao và một thẩm phán hạt. Thẩm phán hạt trở thành người chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết khối lượng công việc của tòa lưu động. Hai thẩm phán của Tòa án tối cao thường đi đến từng địa phương và tham gia vào các vụ việc. Tập quán này tạo ra đặc điểm thiên về địa phương hơn là quốc gia của tòa lưu động.

Ngay từ đầu, hệ thống tòa lưu động đã được coi là không đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là đối với các thẩm phán của Tòa án tối cao, bị buộc phải đi lại quá nhiều. Tổng chưởng lý Edmund Randolph và Tổ ng thống Washington đã thúc giục phải giảm bớt gánh nặng cho các thẩm phán Tòa án tối cao. Quốc hội đã sửa lại đôi chút vào năm 1793, chỉ yêu cầu tòa lưu động phải có một thẩm phán của Tòa án tối cao và một thẩm phán hạt. Vào cuối nhiệm kỳ của Tổng thống John Adam năm 1801, Quốc hội đã bỏ yêu cầu đi lại đối với thẩm phán Tòa án tối cao, và bổ nhiệm 16 thẩm phán lưu động mới, qua đó đã mở rộng rất nhiều thẩm quyền xét xử của các tòa cấp dưới.

Nhiệm kỳ của Tổng thố ng Thomas Jefferson tiếp đó đã cực lực phản đối, và Quốc hội đã phải bãi bỏ quyết định này. Đạo luật tòa lưu động năm 1802 đã quay trở lại chế độ lưu động của các thẩm phán Toà án tối cao và tăng số vùng. Tuy nhiên cơ quan lập pháp cho phép tòa lưu động có thể được tổ chức với chỉ một thẩm phán hạt làm chủ tọa. Thay đổi đó trông có vẻ nhỏ nhặt, nhưng thực chất có ý nghĩa rất quan trọng. Các thẩm phán hạt ngày càng chịu trách nhiệm nhiều đối với cả tòa án hạt lẫn tòa lưu động. Thực tế, lúc đó, thẩm quyền xét xử sơ thẩm và phúc thẩm đều nằm trong tay thẩm phán hạt.

Phải đến tận năm 1869 mới diễn ra bước phát triển tiếp theo của tòa án phúc thẩm. Khi đó, Quốc hội đã chấp thuận một giải pháp cho phép bổ nhiệm chín thẩm phán lưu động mới và giảm trách nhiệm xét xử lưu động của các thẩm phán Tòa án tối cao, xuống còn một vòng trong hai năm. Tuy nhiên, Tòa này vẫn bị tồn đọng rất nhiều vụ vì không có giới hạn về quyền kháng cáo lên Tòa án tối cao.

Tòa phúc thẩm: Từ năm 1891 đến nay

Ngày 3 tháng Ba 1891, Đạo luật Evarts đã được ký ban hành, thành lập các tòa án mới với tên gọi là toà phúc thẩm vùng. Các cơ quan xét xử mới thành lập này sẽ xét xử hầu hết các kháng cáo từ tòa án hạt. Tòa lưu động được thành lập từ năm 1789 vẫn tiếp tục tồn tại. Các tòa phúc thẩm vùng mới thành lập bao gồm một thẩm phán lưu động, một thẩm phán tòa phúc thẩm vùng, một thẩm phán hạt và một thẩm phán Tòa án tối cao. Hai thẩm phán là số lượng tối thiểu bắt buộc ở tòa án này.

Sau khi thông qua Đạo luật Evarts, tư pháp liên bang có hai cấp sơ thẩm: đó là các tòa án hạt và toà lưu động. Đồng thời cũng có hai cấp phúc thẩm là tòa phúc thẩm vùng và Tòa án tối cao. Mặc dù luật cho phép trong một số trường hợp Toà án tối cao được trực tiếp xem xét lại vụ án, nhưng phần lớn các phiên phúc thẩm quyết định sơ thẩm diễn ra ở tòa phúc thẩm vùng. Tóm lại, việc thành lập các tòa phúc thẩm vùng đã giải tỏa bớt gánh nặng của Tòa án tối cao khỏi các vụ nhỏ lẻ. Kháng cáo kháng nghị vẫn có thể được đưa ra, nhưng Tòa án tối cao đã có quyền kiểm soát lớn hơn đối với khối lượng công việc của nó. Phần lớn khối lượng công việc trước đây của nó có thể được chuyển cho hai cấp xét xử liên bang thấp hơn.

Bước phát triển tiếp theo của toà phúc thẩm diễn ra vào năm 1911. Lúc đó, Quốc hội đã thông qua luật loại bỏ các tòa lưu động kiểu cũ, vốn không còn thẩm quyền xét xử phúc thẩm và nhiều lúc bị trùng lặp chức năng với tòa án hạt.

Ngày nay, cơ quan xét xử phúc thẩm trung gian được gọi tên chính thức là tòa phúc thẩm, nhưng câu chữ thông tục đôi khi vẫn gọi là toà lưu động. Hiện có 12 tòa phúc thẩm vùng, với 179 thẩm phán tòa phúc thẩm có thẩm quyền. Tòa phúc thẩm chịu trách nhiệm xem xét lại các vụ việc bị kháng cáo kháng nghị từ toà án hạt liên bang (một số vụ việc xuất phát từ cơ quan hành chính) trong phạm vi vùng của nó. Một tòa phúc thẩm chuyên biệt được Quốc hội thành lập năm 1982 là Tòa phúc thẩm khu vực liên bang; đây là một khu vực mang tính tài phán chứ không phải là khu vực địa lý.

Chức năng xem xét lại của toà phúc thẩm

Hầu hết các vụ việc được tòa phúc thẩm xem xét lại đều bắt đầu từ các tòa án hạt liên bang. Cá c bên nguyên đơn không thỏa mãn với quyết định của tòa cấp dưới có thể kháng cáo lên tòa phúc thẩm vùng có tòa án hạt liên bang đó. Các toà phúc thẩm cũng có quyền xem xét lại quyết định của một số cơ quan hành chính.

Do tòa phúc thẩm không thể kiểm soát vụ việc nào sẽ được xét xử theo trình tự phúc thẩm, nên nó phải giải quyết cả những công việc hàng ngày lẫn những việc rất quan trọng. Một đằng là các kháng cáo và kiến nghị nhỏ nhặt, không có ý nghĩa gì hoặc rất ít cơ hội thay đổi bản án. Nhưng mặt khác, cũng có các vụ việc phát sinh những vấn đề lớn về chính sách công và nảy sinh nhiều bất đồng. Quyết định của tòa phúc thẩm trong các vụ đó có nhiều khả năng sẽ tạo lập chính sách chung cho tòa n xã hội, chứ không chỉ những nguyên đơn liên quan. Các vụ việc về quyền tự do công dân, phân chia địa hạt, tôn giáo và giáo dục là những ví dụ điển hình của loại tranh chấp có thể ảnh hưởng đến mọi công dân.

Việc xem xét lại của tòa phúc thẩm có hai mục đích. Thứ nhất là sửa lỗi. Thẩm phán vùng thường được kêu gọi đứng ra giám sát hoạt động của các tòa án hạt liên bang và cơ quan hành pháp liên bang, và giám sát việc các cơ quan này áp dụng và diễn giải luật liên bang và bang như thế nào. Để thực hiện nhiệm vụ đó, tòa phúc thẩm không cần tìm kiếm bằng chứng tình tiết mới, mà là kiểm tra ghi chép của toà cấp dưới để tìm lỗi. Trong quá trình sửa lỗi, tòa phúc thẩm cũng đồng thời giải quyết tranh chấp và thực thi luật quốc gia.

Chức năng thứ hai là phân loại và phát triển một số ít các vụ việc cần được Tòa án tối cao xem xét lại. Thẩm phán vùng giải quyết các vấn đề pháp lý trước khi đưa lên các thẩm phán Tòa án tối cao, và có thể giúp xếp loại những kiến nghị nào cần được xem xét lại. Các học giả tư pháp nhận thấy rằng thường có sự khác nhau giữa phiên xét xử lần đầu và lần thứ hai trong các vụ được phúc thẩm.

Tòa phúc thẩm với tư cách là nhà lập sách

Vai trò lập chính sách của Tòa án tối cao xuất phát từ thực tế nó là cơ quan giải thích luật, và đối với toà phúc thẩm cũng tương tự như vậy. Phạm vi lập chính sách của tòa phúc thẩm thậm chí có lẽ còn quan trọng hơn, vì trong phần lớn vụ việc, tòa phúc thẩm là cơ quan xét xử cuối cùng.

Để minh họa cho tác động quan trọng của các thẩm phán tòa án vùng, chúng ta hãy xem xét một quyết định của Tòa phúc thẩm vùng số 5. Trong nhiều năm, Trường Luật thuộc Đại học Texas (cũng như nhiều trường luật khác ở Mỹ) đã ưu tiên cho người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Mêhicô nhằm tăng số lượng các sinh viên thiểu số. Tập quán này đã bị khiếu kiện tại một tòa án hạt liên bang trên cơ sở là nó đã phân biệt đối xử đối với người da trắng và các nhóm thiểu số không được ưu tiên, vi phạm Tu chính án Hiến pháp thứ mười bốn. Ngày 18 tháng Ba 1996, một cơ quan xét xử gồm các thẩm phán Vùng số 5 đã ra phán quyết trong vụHopwood kiện Bang Texas, trong đó nêu rõ Tu chính án Hiến pháp thứ mười bốn không cho phép các trường được phân biệt đối xử như vậy, và trường luật này không được sử dụng chủng tộc làm một yếu tố xét tuyển. Đơn kháng cáo được gửi lên yêu cầu Tòa án tối cao phát đặc lệnh (trát đòi) lấy lên xét xử, nhưng đã bị từ chối. Từ đó phán quyết này đã trở thành luật của các bang Texas, Louisiana và Mississippi (các bang thuộc Vùng số 5). Mặc dù về mặt kỹ thuật, chỉ các trường ở Vùng số 5 bị tác động bởi phán quyết này, nhưng một bài xã luận của Tạp chí luật quốc giađã cho thấy điều khác hẳn, rằng mặc dù một số người “có thể lý luận rằng phán quyết trong vụ Hopwood chỉ được áp dụng ở ba bang miền Nam…, nhưng thực tế là hiệu trưởng tất cả các trường luật (và các trường khác) trên toàn quốc, do sợ bị kiện tương tự, đã phải tìm các cách khác thay thế cho hành động ưu tiên các nhóm thiểu số”.

Thực tế công việc của tòa phúc thẩm

Tòa phúc thẩm khác với Tòa án tối cao là chúng không được quyết định vụ nào được xét xử, và vụ nào thì không. Nhưng các thẩm phán vùng cũng đã xây dựng nhiều phương pháp để sử dụng thời giờ của họ một cách hiệu quả nhất.

Rà soát sơ bộ. Trong giai đoạn rà soát sơ bộ, thẩm phán quyết định sẽ xem xét phúc thẩm một cách triệt để, hay giải quyết vụ việc theo hình thức khác. Khối lượng án tồn đọng có thể được giảm bớt bằng cách tập hợp các kháng nghị tương tự vào một vụ xét xử chung, và kết quả cũng sẽ là một bản án chung. Để quyết định vụ nào sẽ được giải quyết mà không cần tranh tụng, các tòa án phúc thẩm ngày càng phải dựa nhiều vào thư ký luật hoặc các chưởng lý tham mưu. Những người này đọc đơn từ và tóm tắt lại, sau đó gửi đề xuất lên các thẩm phán. Do đó, nhiều vụ việc được giải quyết mà không thông qua giai đoạn tranh tụng.

Cơ quan xét xử gồm ba thẩm phán. Các vụ việc được giải quyết triệt để thường được xem xét bởi một cơ quan xét xử gồm ba thẩm phán, chứ không phải toàn bộ thẩm phán phúc thẩm trong vùng. Tức là nhiều vụ việc có thể được xét xử đồng thời bởi các nhóm ba thẩm phán khác nhau, thường ngồi tại các thành phố khác nhau trong vùng.

Thủ tục tố tụng toàn thẩm (En Banc). Đôi lúc, các nhóm thẩm phán khác nhau trong cùng một vùng có thể đưa ra các phán quyết mâu thuẫn trong các vụ tương tự nhau. Để giải quyết mâu thuẫn và tăng cường tính nhất quán trong vùng, luật liên bang quy định thủ tục tố tụng “en banc” (toàn thẩm) (một từ cổ của Pháp, chỉ các ghế ngồi trên cao), trong đó tất cả các thẩm phán phúc thẩm ngồi lại với nhau trong cùng một cơ quan xét xử và quyết định một vụ việc. Ngoại lệ đối với quy tắc này xuất hiện ở Vùng số 9, do ở đây việc tập hợp được tất cả các thẩm phán phúc thẩm là quá khó khăn. Do đó, cơ quan xét xử “en banc” chỉ gồm 11 thẩm phán. Thủ tục tố tụng “en banc” cũng có thể được sử dụng để giải quyết các vụ việc có tầm quan trọng đặc biệt.

Tranh tụng. Các vụ việc lọt qua vòng rà soát sơ bộ và chưa được các bên liên quan tự giải quyết thì sẽ được đưa ra tranh tụng. Luật sư của mỗi bên chỉ được cho phép một thời lượng ngắn (có thể chỉ khoảng 10 phút); trong thời gian đó họ sẽ trao đổi về các điểm nêu trong văn bản tóm lược của mình, và phải trả lời các câu hỏi của thẩm phán.

Phán quyết. Sau giai đoạn tranh tụng, các thẩm phán có thể nghị án trong một thời gian ngắn, và nếu thống nhất được, họ sẽ công bố phán quyết ngay lậ p tức. Nếu không, phán quyết sẽ được đưa ra sau khi kéo dài thời gian nghị án. Sau khi nghị án, một số quyết định sẽ được công bố, kèm theo một lệnh ngắn hoặc văn bản ý kiến không ký tên của tòa. Một số ít phán quyết được đưa ra kèm theo các ý kiến dài hơn, được các thẩm phán ký tên, hay thậm chí là các ý kiến bất đồng và đồng quy. Dù tập tục tòa phúc thẩm ở các vùng là khác nhau, nhưng gần đây có xu hướng chung là giảm bớt số lượng các ý kiến được lập thành văn bản và công khai hóa.

TÒA ÁN HẠT HOA KỲ

Tòa án hạt Hoa Kỳ là đơn vị nhỏ nhất của hệ thống tư pháp liên bang. Mặc dù một số vụ việc được kháng cáo kháng nghị lên tòa phúc thẩm hay thậm chí là Toà án tối cao, nhưng hầu hết các vụ án liên bang đều chỉ được xét xử ở các tòa sơ thẩm Hoa Kỳ. Nếu xét về mặt số lượng tuyệt đối các vụ được xét xử, thì tòa án hạt là những con ngựa thồ của ngành tư pháp liên bang. Nhưng tầm quan trọng của nó không chỉ đơn thuần là số vụ được xét xử.

Các tòa án hạt đầu tiên Trong Đạo luật tư pháp năm 1789, Quốc hội đã quyết định thành lập một mạng lưới các tòa sơ thẩm liên bang. Mục 2 của luật này đã lập nên 13 tòa án hạt, trong đó quy định mỗi trong số 11 bang lúc đó trong Liên minh là một hạt, một phần của Massachusetts và Virginia sau này trở thành Maine và Kentucky mỗi nơi là một hạt. Cơ chế tổ chức này đã tạo lập tập quán vẫn duy trì đến ngày nay, đó là phân chia địa giới tòa án hạt theo ranh giới bang.

Các thẩm phán hạt đầu tiên

Mỗi tòa án hạt liên bang có một thẩm phán sống ở hạt đó. Ngay khi thông tin này được đưa ra, Tổng thống Washington bắt đầu nhận được thư từ của nhiều người xin được bổ nhiệm. Nhiều người đề nghị các nghị sĩ và Phó tổng thống John Adams đề cử với Tổng thống Washington. Nhưng ứng cử cá nhân không hẳn đã thành công và đó không phải là cách duy nhất để được Tổng thống chú ý. Ví dụ như Harry Innes, người không ứng cử và o vị trí thẩm phán Kentucky, nhưng đã được bổ nhiệm sau khi được một nghị sĩ bang này đề cử.

Khi các bang mới gia nhập Liên minh, các tòa án hạt mới được thành lập. Tổng số người bổ sung cộng với thay thế được Washington bổ nhiệm là 33 người. Tất cả các thẩm phán được bổ nhiệm đều là thành viên của đoàn luật sư. Trừ bảy người, còn lại tất cả thẩm phán đều có kinh nghiệm làm việc ở bang hoặc địa phương với tư cách là thẩm phán, công tố hoặc chưởng lý. Các tổng thống sau này vẫn tiếp tục bổ nhiệm các luật sư có kinh nghiệm trong hoạt động dịch vụ công làm thẩm phán liên bang.

Tổ chức hiện nay của tòa án hạt

Trong quá trình phát triển của đất nướ c, nhiều tòa án hạt được thành lậ p. Và Quốc hội bắt đầu chia các bang thành nhiều hạt. Các bang California, New York, và Texas có bốn hạt mỗi bang, nhiều nhất so với các bang khác. Tổ chức khu vực hạt không còn theo đường ranh giới bang, mà việc chia hạt hầu như không theo một cơ sở nào cả. Diện tích và số dân của các hạt rất khác nhau. Qua nhiều năm, một tòa án hạt đã được thành lập cho Hạt Columbia, và một số khu vực lãnh thổ đã có tòa án hạ t riêng. Hiện có đủ tòa án hạt ở 50 bang, Hạt Columbia, Guam, Puerto Rico, Quần đảo Virgin và Quần đảo Bắc Mariana.

Ban đầu, mỗi tòa án hạt chỉ có một thẩm phán. Nhưng khi số dân và số vụ việc tăng lên, Quốc hội thường bổ sung thẩm phán cho hầu hết các hạt. Đạo luật thẩm phán liên bang năm 1990 đẻ ra thêm 74 vị trí thẩm phán hạt, đưa tổng số thẩm phán hạt lên 649 người. Ngày nay, tất cả các hạt đều có hơn một thẩm phán; Hạt phía Nam New York, bao gồm Manhattan và Bronx, hiện có 28 thẩm phán, và là hạt có đông thẩm phán nhất. Vì mỗi phiên xét xử của tòa án hạt liên bang thường do một thẩm phán điều khiển, nên tại một thời điểm có thể có nhiều vụ việc được xét xử đồng thời trong phạm vi một hạt.

Tòa án hạt với tư cách là tòa án sơ thẩm

Quốc hội đã xây dựng tòa án hạt làm cơ quan xét xử sơ thẩm của hệ thống tư pháp liên bang, và trao quyền tài phán sơ khởi cho chúng trong gần như tất cả các vụ việc. Tòa án hạt là tòa án liên bang duy nhất trong đó luật sư được làm việc và đối chất giữa những người làm chứng. Do đó, các ghi chép tình tiết được thực hiện tại giai đoạn này. Quá trình phúc thẩm chỉ tập trung vào việc sửa lỗi chứ không phải xây dựng lại tình tiết.

Nhiệm vụ xác định tình tiết vụ việc thuộc về bồi thẩm đoàn, bao gồm một nhóm công dân của cộng đồng, đóng vai trò làm người phân xử không thiên vị, và áp dụng luật cho tình tiết đó. Hiến pháp bảo vệ quyền của bồi thẩm trong các vụ hình sự theo Tu chính án Hiến pháp thứ sáu, và trong các vụ dân sự theo Tu chính án Hiến pháp thứ bảy. Tuy nhiên, quyền đó có thể bị từ chối, và trong trường hợp đó, thẩm phán sẽ trở thành người phân xử cả về tình tiết lẫn các vấn đề luật pháp. Trường hợp này gọi là thẩm phán sơ thẩm (bench trial).

Có hai loại bồi thẩm đi kèm với tòa án hạt liên bang. Đại bồi thẩm đoàn là một nhóm nam giới và nữ giới họp lại để xác định xem có thể có cơ sở tin rằng một người bị truy tố có phạm tội liên bang hay không. Các đại bồi thẩm họp định kỳ để nghe những lời buộc tội do chưởng lý Hoa Kỳ đưa ra. Ngược lại, tiểu bồi thẩm được chọn ngẫu nhiên trong cộng đồng để nghe các bằng chứng, và quyết định xem một người bị kiện trong một vụ sơ thẩm dân sự có phải chịu trách nhiệm pháp lý hay không, hoặc một bị can trong một vụ sơ thẩm hình sự có tội hay không có tội. Quy tắc liên bang yêu cầu trong các vụ hình sự phải có 12 bồi thẩm, nhưng số lượng bồi thẩm trong các vụ dân sự thường ít hơn. Các tòa án hạt liên bang thường có bồi thẩm đoàn sáu người trong các vụ dân sự.

Tòa án sơ thẩm được coi là tham gia chủ yếu vào việc cưỡng chế quy phạm, trong khi các tòa phúc thẩm được coi là có nhiều cơ hội trong việc lập chính sách. Cưỡng chế quy phạm gắn chặt với việc thực thi công lý, vì tất cả các nước đều phát triển các chuẩn mực căn bản để đạt được một xã hội công bằng và trật tự. Quy phạm xã hội được đưa vào trong các đạo luật, quy định hành pháp, tiền lệ án và truyền thống cộng đồng. Ví dụ, luật hình sự quy định thành luật các khái niệm về hành vi có thể chấp nhận và không thể chấp nhận. Một thẩm phán quyết định một vụ việc buộc tội vi phạm pháp luật tức là đã cưỡng chế quy phạm. Do các vụ việc loại này hiếm khi cho phép thẩm phán được vượt quá các giới hạn nghiêm khắc của yêu cầu pháp luật và yêu cầu thủ tục, nên các thẩm phán ít có cơ hội được tạo ra các quy định luật mới hoặc xây dựng chính sách mới. Trong các vụ dân sự cũng vậy, thẩm phán thường bị giới hạn trong việc cưỡng chế quy phạm, vì các vụ kiện thường phát sinh từ tranh chấp cá nhân, và hậu quả của nó chỉ liên quan đến các bên tham tụng.

Tuy nhiên, tòa án hạt cũng đóng vai trò nhất định trong việc lập chính sách. Do người Mỹ ngày càng thiên về kiện tụng, nên những tranh chấp trước đây thường được giải quyết không chính thức thì nay lại được quyết định ở tòa án. Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với tòa án hạt liên bang? Theo một nghiên cứu, “Những lĩnh vực mới có sự tham gia của tư pháp thường không có hướng dẫn rõ ràng và chính xác của tòa án cấp trên cũng như của ngành lập pháp; và kết quả là tạo cơ hội cho bồi thẩm tòa sơ thẩm có thể viết ra những nội dung mới, tức là đóng vai trò lập chính sách”.

TÒA ÁN HIẾN ĐỊNH VÀ TÒA ÁN LUẬT ĐỊNH

Đạo luật tư pháp năm 1789 thiết lập ba cấp trong hệ thống tòa án liên bang tồn tại đế n ngày nay. Tuy nhiên, thỉnh thoảng Quốc hội thự c thi thẩm quyền của mình dựa trên Điều I và Điều III của Hiến pháp, và lập nên các tòa án liên bang khác. Các tòa án được thiết lập theo Điều III được gọi là tòa án hiến định, còn các tòa án được lập theo Điều I được gọi là tòa án luật định. Tòa án tối cao, tòa phúc thẩm, tòa án hạt liên bang là tòa hiến định. Tòa luật định bao gồm Tòa phúc thẩm quân sự Hoa Kỳ, Tòa án thuế Hoa Kỳ và Tòa phúc thẩm cựu chiến binh.

Không giống như tòa hiến định, các tòa luật định ngoài nhiệm vụ tư pháp còn có nhiệm vụ hành pháp và bán lập pháp. Một điểm khác nữa là KHÁI QUÁT HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HOA KỲ 48 tòa án luật định thường được lập nên nhằm mục đích công khai là giúp quản lý một đạo luật cụ thể của Quốc hội. Còn các tòa hiến định là các cơ quan xét xử, được thiết lập để giải quyết kiện tụng.

Cuối cùng, mức độ độc lập của tòa án hiến định và luật định với hai ngành khác của chính quyền là khác nhau. Các thẩm phán theo Điều III (tòa hiến định) được phục vụ trong suốt giai đoạn năng lực hành vi còn tốt, tức là gần như suốt đời. Do các thẩm phán theo Điều I (tòa luật định) không được Hiến pháp bảo đảm về giai đoạn năng lực hành vi còn tốt, nên Quốc hội quy định nhiệm kỳ cụ thể. Tóm lại, tòa hiến định có mức độ độc lập đối với hai ngành khác của chính quyền cao hơn so với tòa luật định.

HỖ TRỢ HÀNH CHÍNH VÀ NHÂN SỰ TRONG HỆ THỐNG TƯ PHÁP LIÊN BANG

Mặc dù thẩm phán là người nổi bật nhất trong hệ thống tư pháp, nhưng phía sau họ có một đội ngũ hỗ trợ đông đảo. Công sức của họ nhằm thực hiện các nhiệm vụ mà thẩm phán không có khả năng, hoặc không phù hợp để thực hiện, hoặc đơn giản là vì họ không đủ thời gian. Một số thành viên đội ngũ hỗ trợ, như thư ký luật, có thể làm việc riêng cho một thẩm phán. Nhưng cũng có những người khác, như thẩm phán hòa giải và tiểu hình Hoa Kỳ, được phân công làm việc cho một tòa án cụ thể. Ngoài ra còn có các cán bộ của cơ quan hành chính, như Văn phòng hành chính các tòa án Hoa Kỳ, phục vụ toàn bộ hệ thống tư pháp.

Thẩm phán hòa giải và tiểu hình Hoa Kỳ

Để cố gắng hỗ trợ khối lượng công việc của các thẩm phán hạt liên bang, năm 1968, Quốc hội đã thành lập một hệ thống thẩm phán hòa giải và tiểu hình để phục vụ nhu cầu và tình hình cụ thể của mỗi tòa án hạt. Thẩm phán hòa giải và tiểu hình được thẩm phán tòa án hạt bổ nhiệm theo nhiệm kỳ tám năm, mặc dù họ có thể bị bãi nhiệm trước khi hết nhiệ m kỳ “nế u có lý do chính đáng”. Trong phạm vi hướng dẫn của Quốc hội, các thẩm phán tại mỗi tòa án hạt được quyền quy định nhiệm vụ và trách nhiệm cho các thẩm phán hòa giải và tiểu hình. Cơ quan lập pháp cho phép nếu được sự đồng thuận củ a các bên liên quan, thẩm phán hòa giải và tiểu hình được thực hiện tất cả các thủ tục trong các vụ dân sự có hoặc không có bồi thẩm, và đưa ra phán quyết, cũng như được tiến hành xét xử những người bị buộc tội tiểu hình (ít nghiêm trọng) trong phạm vi hạt đó, với điều kiện phải được bị cáo đồng ý. Tuy nhiên, do quyền quyết định ủy quyền trách nhiệm cho thẩm phán hòa giải và tiểu hình vẫn thuộc thẩm phán hạt, nên sự tham gia của thẩm phán hòa giải và tiểu hình vào việc giải quyết các vụ việc vẫn còn nhiều hạn hẹp so với phạm vi được luật cho phép.

Thư ký luật

Người được coi là đã sử dụng thư ký luật đầu tiên ở Hoa Kỳ là Thẩm phán Horace Gray của bang Massachusetts. Vào mùa hè năm 1875, khi còn làm chánh án ở Tòa án tối cao Massachusetts, ông đã tự bỏ tiền thuê một sinh viên tốt nghiệp xuất sắc của Trường Luật Harvard. Mỗi năm, ông thuê thêm một thư ký mới từ Trường Harvard, và đến khi ông được bổ nhiệm vào Tòa án tối cao Hoa Kỳ năm 1882, ông đã đưa một thư ký luật đi cùng lên làm việc ở tòa án tối cao của quốc gia.

Người kế nhiệm Thẩm phán Gray ở Tòa án tối cao là Oliver Wendell Holmes đã tiếp tụ c áp dụng tập quán hàng năm thuê thêm một sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ở Trường Luật Harvard làm thư ký củ a mình. Khi William Howard Taft, cựu giảng viên luật ở Trường Yale, trở thành chánh án, hàng năm ông thuê thêm một thư ký luật của hiệu trưởng Trường Luậ t Yale. Harlan Fiske Stone, cựu hiệu trưởng Trường Luật Columbia, sau khi được bổ nhiệm vào Tòa án tối cao năm 1925 đã duy trì tập quán mỗi năm thuê một sinh viên tốt nghiệp Columbia làm thư ký luật.

Từ những tập quán này, đã có sự gia tăng ổn định số lượng thư ký luật ở tất cả các tòa án liên bang. Hiện có hơn 2.000 thư ký luật làm việc cho các thẩm phán liên bang, và hơn 600 người phục vụ các thẩm phán xử phá sản và thẩm phán hòa giải và tiểu hình Hoa Kỳ. Ngoài số lượng thư ký luật được từng thẩm phán thuê riêng, tất cả các tòa án phúc thẩm và một số tòa án hạt còn thuê thư ký luật chuyên nghiệp để phục vụ cho cả tòa án.

Nhiệm vụ của thư ký luật rất khác nhau, tùy mức độ ưu ái của thẩm phán mà họ đang phục vụ. Điều này cũng khác nhau giữa các loại tòa án khác nhau. Thư ký luật cho các thẩm phán hạt liên bang thường làm nhiệm vụ chủ yếu như một trợ lý nghiên cứu. Họ dành phần lớn thời gian xem xét các kiến nghị trong các vụ án dân sự và hình sự. Đối với mỗi kiến nghị, họ xem xét và lưu ý các vấn đề và địa vị của các bên liên quan, sau đó nghiên cứu các điểm quan trọng phát sinh từ những kiến nghị đó và chuẩn bị báo cáo cho thẩm phán. Vì công việc của họ liên quan đến giai đoạn đầu tiên của quá trình xét xử, họ có nhiều mối liên hệ với luật sư và người làm chứng. Thư ký luật ở cấp này có thể tham gia vào việc dự thảo ý kiến ban đầu của tòa thẩm phán.

Ở cấp phúc thẩm, đầu tiên thư ký luật tham gia vụ việc với nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề luật pháp và tình tiết thể hiện trong kháng cáo kháng nghị. Tòa phúc thẩm không có quyền được chấp nhận xét xử hay không xét xử một vụ việc như Tòa án tối cao, nên nó sử dụng một số công cụ sơ kiểm để phân loại các vụ việc có thể giải quyết nhanh chóng, với những vụ việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn. Thư ký luật là một phần của quá trình sơ kiểm này.

Một số vụ được tổ chức tranh tụng, và thư ký được gọi lên hỗ trợ thẩm phán chuẩn bị. Nếu buộc thẩm phán phải phân tích rất nhiều tài liệu trước buổi tranh tụng thì họ sẽ rất vất vả. Họ chỉ có đủ thời gian xem qua những phần quan trọng nhất của các bản ghi do thư ký luật đưa lên.

Khi một quyết định được tòa phúc thẩm thông qua, thư ký luật thường tham gia vào việc viết lệnh đi kèm với phán quyết. Thư ký thường tham gia dự thảo ý kiến ban đầu hoặc lệnh theo chỉ dẫn của thẩm phán. Thư ký luật cũng có thể được yêu cầu chỉnh sửa hoặc kiểm tra dẫn chứng (viện dẫn một đạo luật, một vụ án đã xét xử trước đó, hoặc cẩm nang pháp lý, dưới hình thức tóm lược hoặc một luận điểm trước tòa) trong bản ý kiến của thẩm phán. Công việc của thư ký luật cho các thẩm phán ở Tòa án tối cao cũng gần giống công việc của thư ký ở các tòa phúc thẩm khác. Thư ký đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ các đại thẩm phán quyết định xem vụ nào sẽ đem ra xét xử. Theo đề nghị của Thẩm phán Lewis F. Powell (con), năm 1972, đa số các thành viên của Tòa bắt đầu tham gia vào một nhóm gọi là “certpool” (“nhóm xem xét đặc lệnh lấy lên xét xử”); các thẩm phán tập hợp các thư ký của mình lại, chia tất cả các tài liệu, và chuyển bản nhận xét về đặc lệnh lấy lên xét xử của từng thư ký cho tất cả những người trong nhóm. Bản nhận xét tổng hợp tình tiết của vụ việc, các vấn đề luật pháp được đưa ra và đề xuất các hành động – tức là có nên xét xử triệt để hay không, hay là từ chối hoặc loại bỏ. Khi các thẩm phán bỏ phiếu đồng ý xét xử vụ việc, các thư ký luật cũng như các thư ký ở tòa phúc thẩm sẽ chuẩn bị ý kiến để các thẩm phán sử dụng trong quá trình tranh tụng. Cuối cùng, thư ký luật cho các thẩm phán Tòa án tối cao, cũng giống như các thư ký ở tòa phúc thẩm, sẽ giúp soạn thảo ý kiến.

Văn phòng hành chính của các tòa án Hoa Kỳ

Công tác hành chính của toàn bộ hệ thống tư pháp liên bang do Văn phòng hành chính của các tòa án Hoa Kỳ quản lý. Từ khi thành lập năm 1939, văn phòng này đã giải quyết tất cả các việc từ cung cấp trang thiết bị đến thương thảo với các cơ quan nhà nước khác để tiếp quản nơi làm việc cho tòa án trong các tòa nhà liên bang, lưu giữ hồ sơ nhân sự tư pháp và thu thập dữ liệu về các vụ việc được xem xét ở tòa liên bang.

Văn phòng hà nh chính cũng phục vụ cho Diễn đàn tư pháp của Hoa Kỳ, là tổ chức lập chính sách hành chính trung tâm của hệ thống tư pháp liên bang. Ngoài việc cung cấp số liệu thống kê cho nhiều ủy ban của Diễn đàn, Văn phòng hành chính còn đóng vai trò làm trung tâm tiếp nhận và trung chuyển cho các thông tin và kiến nghị đưa ra Diễn đàn tư pháp. Văn phòng còn làm nhiệm vụ liên lạc cho cả hệ thống tư pháp liên bang và Diễn đàn tư pháp, làm cơ quan hậu thuẫn cho ngành tư pháp trong các vấn đề liên quan đến Quốc hội, ngành hành pháp, các nhóm nghề nghiệp và công chúng nói chung. Đặc biệt quan trọng là vai trò đại diện trước Quốc hội, tại đó, văn phòng phối hợp với các thẩm phán liên quan sẽ đưa ra đề xuất ngân sách, bổ sung thẩm phán, kiến nghị thay đổi thủ tục tòa án và các biện pháp chủ chốt khác.

Trung tâm tư pháp liên bang

Trung tâm tư pháp liên bang được thành lập năm 1967 là cơ quan của các tòa án liên bang phục vụ công tác đào tạo liên tục và nghiên cứu. Nói chung, Trung tâm có ba nhóm nhiệm vụ: triển khai nghiên cứu về các tòa án liên bang, đề xuất cải thiện công tác quản lý hành chính của các tòa án liên bang, và xây dựng các chương trình giáo dục đào tạo cho cán bộ trong ngành tư pháp.

Từ ngày đầu thành lập, các thẩm phán đã được dự các bài giảng định hướng và các chương trình đào tạo khác do Trung tâm tư pháp liên bang tiến hành. Trong những năm gần đây, các thẩm phán hòa giải và tiểu hình, các thẩm phán về phá sản và cán bộ hành chính cũng được tham dự các chương trình đào tạo. Do sử dụng nhiều công nghệ hình ảnh và vệ tinh, nên Trung tâm tư pháp liên bang có khả năng tiếp cận đến rất nhiều người.

KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC CỦA TÒA ÁN LIÊN BANG

Khối lượng công việc của các tòa á n liên bang ở cả ba cấp – tòa án hạt, tòa phúc thẩm và Tòa án tối cao Hoa Kỳ – đều rất nặng nề.

Trong năm tài khóa 2002, có khoảng hơn 340.000 vụ được khởi kiệ n ở tòa án hạt liên bang. Riêng số vụ hình sự đã tăng 43% tính từ năm 1993.

Năm 1995 đã có 50.072 vụ phúc thẩm ở một tòa án phúc thẩm khu vực. Con số này tăng hàng năm, lên đến mức 60.847 vụ năm 2003. Tuy nhiên, số vụ được tòa phúc thẩm giải quyết dứt điểm cũng tăng đều, từ 49.805 vụ năm 1995 lên đế n 56.586 vụ năm 2002.

Tổng khối lượng công việc của Tòa án tối cao phần lớn được tính theo tiêu chuẩn lịch sử; đã có 8.255 vụ được đặt lên bàn xem xét của Tòa án tối cao trong kỳ làm việc năm 2002. Tuy nhiên, Tòa án tối cao được quyền quyết định vụ việc nào sẽ được nó giải quyết triệt để. Do đó, số vụ đượ c tranh tụng trước Tòa giả m khá nhiề u qua các năm. Trong kỳ làm việc năm 2002, chỉ có 84 vụ được tranh tụng và 79 vụ được giải quyết với 71 bản ý kiến được ký tên.

Chương 2: Lịch sử và tổ chức của các hệ thống tư pháp bang

Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, năm 2004

 

Trước khi có Hiến chương liên minh và trước khi soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, các khu vực thuộc địa, với tư cách là các thực thể có chủ quyền, đã có hiến pháp riêng bằng văn bản. Do đó, hệ thống tòa án bang đã bắt đầu phát triển từ thời kỳ thuộc địa đến nay.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TÒA ÁN BANG

Về vấn đề tổ chức tòa án, không có bang nào giống hệt nhau. Mỗi bang được tự do áp dụng cơ chế tổ chức riêng, tùy ý thành lập bao nhiêu tòa án, đặt tên như thế nào và thiết lập phạm vi tài phán như thế nào thích hợp nhất. Do đó, tổ chức tòa án bang không giống một hệ thống ba cấp rõ ràng như ở cấp liên bang. Ví dụ, trong hệ thống liên bang, tòa sơ thẩm được gọi là tòa án hạt và tòa phúc thẩm được gọi là tòa lưu động (tòa phúc thẩm vùng). Trong khi đó, tại hơn một chục bang, tòa lưu động là tòa sơ thẩm. Một số bang khác sử dụng khái niệm tòa cấp trên (superior court) để chỉ các tòa sơ thẩm lớn. Có lẽ hiện tượng ngạc nhiên nhất là ở Bang New York, nơi mà các tòa sơ thẩm lớn được gọi là Tòa án tối cao.

Mặc dù có nhiều điểm khác nhau về tổ chức các tòa án bang, nhưng tựu chung đây là một hệ thống rất quan trọng. Do khối lượng luật bang lớn hơn rất nhiều so với các đạo luật liên bang, bao trùm hầu hết mọi thứ từ quan hệ cá nhân cơ bản đến các chính sách công quan trọng nhất của bang, nên phạm vi công việc của tòa án bang là rất lớn, và số lượng vụ án được giải quyết hàng năm ở tòa án bang lớn hơn nhiều so với số vụ của tòa liên bang.

Thời kỳ thuộc địa

Trong thời kỳ thuộc địa, quyền lực chính trị tập trung trong tay thống đốc do Hoàng đế nước Anh chỉ định. Do các thống đốc thực hiện toàn bộ các chức năng hành pháp, lập pháp và tư pháp, nên không cần đến một hệ thống tòa án quá chi tiết.

Cấp tư pháp thuộc địa nhỏ nhất là các thẩm phán địa phương được gọi là thẩm phán hòa giải hoặc thẩm phán tiểu hình. Các thẩm phán này được thống đốc khu vực thuộc địa bổ nhiệm. Cấp tiếp theo của hệ thống là các tòa án tỉnh; đây là các tòa sơ thẩm chung của các khu vực thuộc địa. Các kháng cáo kháng nghị từ tất cả các tòa án được đưa lên cấp cao nhất, đó là thống đốc và hội đồng thống đốc. Đại bồi thẩm và tiểu bồi thẩm cũng xuất hiện trong thời kỳ này, và hiện nay vẫn là một đặc điểm nổi bật của hệ thống tư pháp bang.

Đến đầu thế kỷ XVIII, nghề luật bắt đầu thay đổi. Luật sư được đào tạo trong các Hội quán luật của Anh, và số lượng đã trở nên đông đảo, do đó, các thủ tục tòa án thuộc địa đã dần được thay đổi bằng hệ thống thông luật tinh vi của Anh.

Các tòa án bang thời kỳ đầu

Sau Cách mạng Mỹ (1775–1783), quyền lực chính quyền không chỉ bị tiếp quản bởi các thể chế lập pháp, mà đồng thời còn bị giảm sút nghiêm trọng. Các nhà thực dân cũ không muốn hệ thống tư pháp phát triển độc lập và lớn mạnh; họ coi thường luật sư và thông luật. Cơ quan lập pháp bang giám sát hoạt động tòa án một cách cẩn trọng và trong một số trường hợp đã loại bỏ các thẩm phán và xóa bỏ một số tòa án vì các quyết định hơi bất thường.

Sự thiếu tin tưởng vào hệ thống tư pháp ngày càng gia tăng khi các tòa án tuyên bố các hành động lập pháp là vi hiến. Xung đột giữa lập pháp và thẩm phán ngày càng phổ biến và thường nảy sinh từ mâu thuẫn lợi ích. Có vẻ như các nhà lập pháp thích các chính sách có lợi cho con nợ hơn, trong khi các tòa án thường thể hiện quan điểm của chủ nợ. Sự khác biệt này là một yếu tố quan trọng, vì “do xung đột quyền lực lập pháp và tư pháp… nên các tòa án dần dần trở thành một tổ chức chính trị độc lập”, như David W. Neubanuer đã viết trong cuốn Tòa án Mỹ và Hệ thống pháp luật hình sự (America’s Courts and the Criminal Justice System).

Các tòa án bang thời hiện đại

Kể từ cuộc Nội chiến (1861–1865) đến đầu thế kỷ XX, các tòa án bang gặp phải vấn đề khác. Quá trình công nghiệp hóa và phát triển nhanh chóng các khu vực đô thị đẻ ra nhiều loại tranh chấp pháp lý mới, và nảy sinh các vụ xét xử dài hơn và phức tạp hơn. Do các hệ thống tòa án bang phần lớn được thiết kế để giải quyết các vấn đề ở khu vực nông thôn, ruộng đất, nên chúng bị khủng hoảng vì án tồn đọng quá nhiều trong quá trình đấu tranh điều chỉnh.

Có một giải pháp là lập các tòa án mới để giải quyết số lượng án tăng lên. Thông thường, các tòa án được xếp chồng lên nhau. Một giải pháp khác là bổ sung thẩm quyền xét xử cho các tòa án mới vượt quá khu vực địa lý cụ thể. Ngoài ra còn có các giải pháp khác là lập tòa chuyên trách để giải quyết các vụ thuộc một lĩnh vực nhất định. Ví dụ, ngày càng có nhiều các tòa khiếu nại nhỏ, tòa vị thành niên và tòa quan hệ gia đình.

Việc mở rộng các tòa án bang và địa phương một cách không có kế hoạch để đáp ứng những nhu cầu cụ thể đã dẫn đến tình trạng được nhiều người gọi là xé lẻ. Tuy nhiên, việc có nhiều loại tòa sơ thẩm mới chỉ là một khía cạnh của sự xé lẻ. Nhiều tòa án có thẩm quyền xét xử rất hạn hẹp. Ngoài ra, thẩm quyền xét xử của nhiều tòa án thường bị trùng lắp.

Đầu thế kỷ XX, mọi người bắt đầu lo ngại về sự nhỏ lẻ của hệ thống tòa án bang. Các chương trình cải cách để giải quyết vấn đề này được gọi chung là phong trào thống nhất tòa án. Học giả luật nổi tiếng đầu tiên lên tiếng ủng hộ thống nhất tòa án là Roscoe Pound, hiệu trưởng Trường luật Harvard. Pound và những người khác đã kêu gọi thống nhất các tòa sơ thẩm thành một hoặc hai nhóm tòa án, một nhóm xét xử các vụ lớn và một nhóm xét xử các vụ nhỏ lẻ.

Quá trình thống nhất tòa án gặp phải rất nhiều phản đối. Nhiều luật sư sơ thẩm đã gần như hàng ngày xuất hiện ở tòa và đã quá quen với tổ chức tòa án hiện tại, nên họ phản đối sự thay đổi. Các thẩm phán và nhân viên tòa án đôi lúc cũng phản đối cải cách. Phản đối của họ thường xuất phát từ việc sợ bị chuyển đến tòa án mới, phải học thủ tục mới, hoặc phải giải quyết các vụ việc nằm ngoài chuyên môn của mình. Do đó, phong trào thống nhất tòa án không được thành công như nhiều người mong đợi. Nhưng những người đề xướng cải cách tòa án cũng đã giành thắng lợi ở một số bang.

TỔ CHỨC TÒA ÁN BANG

Một số bang đã đi theo hướng tổ chức một hệ thống tòa án thống nhất, nhưng các bang khác vẫn có nhiều tòa án rất phức tạp và rắc rối, với thẩm quyền xét xử trùng lắp. Các tòa án bang có thể được chia thành bốn cấp tổng hợp: tòa sơ thẩm với thẩm quyền hạn chế, tòa sơ thẩm với thẩm quyền chung, tòa phúc thẩm trung gian và tòa chung thẩm.

Tòa sơ thẩm với thẩm quyền hạn chế

Hàng năm, các tòa sơ thẩm với thẩm quyền hạn chế giải quyết phần lớn các vụ kiện tụng ở Hoa Kỳ, và chiếm đến 90% số lượng tòa án. Chúng được đặt nhiều tên khác nhau: tòa hòa giải (justice of peace court), tòa tiểu hình (magistrate courts), tòa án cộng đồng (municipal courts), tòa thành phố (city courts), tòa án tỉnh (county courts), tòa án vị thành niên (juvenile courts), tòa án quan hệ gia đình (domestic relations courts), và tòa thủ phủ (metropolitan courts).

Thẩm quyền xét xử của các tòa án này bị giới hạn trong các vụ án nhỏ. Ví dụ, đối với các vấn đề hình sự, tòa án bang giải quyết ba cấp vi phạm: vi cảnh (infractions), tội ít nghiêm trọng (misdemeanors) và tội nghiêm trọng (felonies). Tòa sơ thẩm với thẩm quyền hạn chế chỉ giải quyết các vụ vi cảnh và tội ít nghiêm trọng. Nó chỉ được áp đặt hình phạt hạn chế (thường không quá 1.000 USD), và hình phạt tù với thời hạn thường không quá một năm. Trong các vụ dân sự, các tòa án này thường chỉ giới hạn trong các vụ tranh chấp lên đến một số tiền nhất định, khoảng 500 USD. Ngoài ra, các tòa án này thường bị giới hạn trong một số loại vấn đề như vi phạm luật giao thông, quan hệ gia đình, hay như các vụ liên quan đến vị thà nh niên.

Một điểm khác biệt nữa giữa tòa sơ thẩm có thẩm quyền hạn chế với tòa thẩm quyền chung là, trong nhiều trường hợp, các tòa thẩm quyền hạn chế không phải lập bản ghi. Do quá trình tố tụng không được ghi chép, nên các kháng cáo kháng nghị đối với phán quyết của tòa thẩm quyền hạn chế được đưa lên tòa sơ thẩm có thẩm quyền chung, và được xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm “de novo” (sơ thẩm lại). Còn một điểm khác biệt nữa là các thẩm phán chủ tọa tòa sơ thẩm hạn chế không cần phải được đào tạo luật bài bản.

Nhiều tòa án thuộc lọa i này thường bị thiếu hụt nguồn lực. Chúng thường không có phòng xét xử cố định, mà thường họp ở các tiệm tạp hóa, nhà hàng hoặc nhà riêng. Tòa thường không có thư ký để lưu giữ đầy đủ các ghi chép. Do đó, đa phần việc giải quyết và tố tụng vụ việc thường mang tính không chính thức. Hiếm khi các vụ việc được giải quyết rốt ráo, và thường kết thúc rất nhanh.

Cuối cùng, các tòa sơ thẩm với thẩm quyền hạn chế được một số bang sử dụng để giải quyết các vấn đề sơ khởi trong các vụ hình sự nghiêm trọng. Chúng thường làm thủ tục khởi tố, bảo lãnh và chỉ định luật sư cho những bị cáo không đủ tiền, và tiến hành điều tra ban đầu. Tiếp đó, vụ việc được chuyển lên tòa sơ thẩm với thẩm quyền chung để làm tiếp phần bào chữa, xét xử và áp dụng hình phạt.

Tòa sơ thẩm với thẩm quyền chung

Hầu hết các bang đều có một nhóm tòa sơ thẩm lớn để giải quyết các vụ hình sự và dân sự nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, ở nhiều bang có các nhóm vấn đề đặc biệt, như tội phạm hình sự vị thành niên, quan hệ gia đình và di chúc, thuộc thẩm quyền xét xử của tòa sơ thẩm chung.

Tại hầu hết các bang, các tòa án này còn có chức năng phúc thẩm. Chúng xét xử phúc thẩm một số loại vụ việc nhất định phát sinh từ tòa sơ thẩm hạn chế. Các phiên xét xử này thường được tiến hành theo thủ tục sơ thẩm lại (de novo) hoặc sơ thẩm lần hai ở tòa sơ thẩm chung.

Tòa sơ thẩm chung thường được chia theo các hạt hoặc vùng. Mặc dù thực tế mỗi bang khác nhau, nhưng quy tắc chung thường sử dụng các ranh giới chính trị hiện có để phân chia hạt tư pháp hoặc vù ng tư pháp, như một tỉnh hoặc một nhóm tỉnh. Tại các khu vực nông thôn, thẩm phán thường đi một vòng và lập tòa án ở các khu vực khác nhau trong phạm vi lãnh thổ theo lịch trình định sẵn. Nhưng ở khu vực thành thị, các thẩm phán thường tổ chức xét xử ở một vị trí cố định quanh năm. Tại các tỉnh lớn, nhóm thẩm phán có thể được chia thành các chuyên ngành. Một số chỉ xét xử các vụ dân sự, còn các thẩm phán khác chuyên xét xử các vụ hình sự.

Tòa ở cấp này có nhiều tên khác nhau. Tên thông dụng nhất là tòa án hạt (district), vùng – lưu động (circuit), và tòa cấp trên (superior). Yêu cầu đối với thẩm phán ở cấp này được quy định trong luật và tất cả các bang đều yêu cầu phải có bằng luật. Các tòa án này cũng có thư ký trợ giúp vì chúng là các tòa án có lưu bản ghi.

Tòa phúc thẩm trung gian

Các tòa phúc thẩm trung gian là nhóm tòa tương đối mới trong hệ thống tư pháp bang. Năm 1911 mới chỉ có 13 tòa, và đến năm 1995 mới có 39 bang thành lập tòa án loại này. Mục đích cơ bản của nó là giúp giảm bớt khối lượng công việc của Tòa án tối cao bang.

Hầu hết tòa loại này được gọi là tòa phúc thẩm, nhưng thỉnh thoảng cũng dùng nhiều tên khác. Hầu hết các bang đều chỉ có một tòa phúc thẩm chịu trách nhiệm trên phạm vi toàn bang. Ví dụ, tòa phúc thẩm ở Alaska chỉ có ba thẩm phán. Nhưng ngược lại cũng có bang có đến 80 thẩm phán tòa phúc thẩm như ở Texas. Tại một số bang, tòa phúc thẩm trung gian xét xử theo thủ tục toàn thẩm (en banc), trong khi các bang khác được phân chia theo các nhóm thường xuyên hoặc luân chuyển.

Tòa chung thẩm

Tất cả các bang đều có tòa chung thẩm. Các bang Oklahoma và Texas có đến hai tòa chung thẩm. Tại hai bang này, một tòa chung thẩm chịu trách nhiệm về các kháng cáo kháng nghị dân sự và một tòa giải quyết hình sự. Hầu hết các bang đều gọi tòa chung thẩm là Tòa án tối cao; một số tên khác cũng được dùng như tòa phúc thẩm (Maryland và New York), tòa tư pháp tối cao (Maine và Massachusetts) và tòa phúc thẩm tối cao (Tây Virginia). Các tòa chung thẩm có từ ba đến chín thẩm phán (hay ở một số bang gọi là đại thẩm phán). Họ thường xét xử theo thủ tục toàn thẩm, và thường nhóm họp ở thủ phủ bang (nhưng không nhất thiết trong mọi trường hợp).

Phạm vi xét xử của tòa chung thẩm bao gồm các vấn đề thuộc thẩm quyền của luật bang, và tất nhiên, chúng là cơ quan xét xử cuối cùng đối với các vấn đề đó. Tại các bang có hệ thống tòa phúc thẩm trung gian, các vụ việc được xét xử ở Tòa án tối cao chủ yếu được lấy từ các tòa trung gian này. Trong trường hợp này, các Tòa án tối cao thường có quyền quyết định vụ nào được xét xử. Do đó, nó có thể dành nhiều thời gian hơn để giải quyết các vấn đề chính sách quan trọng của bang. Nếu không có cấp phúc thẩm trung gian, các vụ án thường buộc phải đưa lên Tòa án tối cao theo thủ tục xem xét lại.

Như vậy, ở hầu hết các bang, tòa chung thẩm giống với Tòa án tối cao Hoa Kỳ ở chỗ nó có nhiều quyền quyết định vụ việc nào sẽ được nó chú ý. Hầu hết các Tòa án tối cao bang cũng theo thủ tục tương tự như thủ tục ở Tòa án tối cao Hoa Kỳ. Tức là, khi vụ việc được chấp nhận xem xét lại, các bên sẽ trình nộp các văn bản tóm lược, và thực hiện tranh tụng. Sau khi đi đến quyết định, các thẩm phán đưa ra các ý kiến bằng văn bản giải thích cho quyết định đó.

Tòa vị thành niên

Người Mỹ ngày càng quan tâm nhiều đến việc giải quyết các vụ án liên quan đến vị thành niên, và các bang xử lý vấn đề này theo nhiều cách khác nhau. Một số bang thiết lập một mạng lưới tòa án trên toàn bang chuyên giải quyết các vấn đề liên quan đến vị thành niên. Có hai bang là Đảo Rhode và Nam Carolina đã thành lập các tòa án gia đình, chuyên giải quyết các vấn đề quan hệ gia đình cũng như vị thành niên.

Phương pháp phổ biến nhất là trao quyền cho một hoặc nhiều tòa án thẩm quyền hạn chế hoặc thẩm quyền chung của bang giải quyết các vấn đề liên quan vị thành niên. Chẳng hạn, ở Alabama, tòa lưu động (tòa sơ thẩm với thẩm quyền chung) có thẩm quyền xét xử các vấn đề vị thành niên. Tuy nhiên, ở Kentucky, thẩm quyền chuyên biệt vị thành niên nằm trong tay các tòa sơ thẩm hạn chế – tức là các tòa án hạt.

Cuối cùng, một số bang phân chia thẩm quyền xét xử vị thành niên cho nhiều tòa án. Bang Colorado có tòa án vị thành niên cho thành phố Denver và giao thẩm quyền xét xử vị thành niên cho các tòa án hạt (tòa sơ thẩm chung) tại các khu vực khác của bang.

Đồ ng thời, giữa các bang cũ ng có sự khác biệt về quy định lúc nào thì thẩm quyền xét xử thuộc phạm vi của tòa thà nh niên. Các bang đưa ra các tiêu chí về tuổi của bị can để được xét xử ở tòa thành niên. Ngoài ra, nhiều bang quy định người phạm tội trẻ tuổi sẽ bị xét xử ở tòa thành niên nếu có các tình huống đặc biệt. Ví dụ, ở Illinois, tuổi tiêu chuẩn phân biệt giữa vị thành niên và thành niên là 17 tuổi. Tuy nhiên, giới hạn tuổi bị xét xử ở tòa thành niên là 15, nếu phạm tội cố ý giết người (giết người cấp một), tội tình dục hình sự có tình tiết tăng nặng, cướp có vũ khí, cướp có súng và sử dụng vũ khí trái phép ở trường học.

HỖ TRỢ HÀNH CHÍNH VÀ NHÂN SỰ TRONG HỆ THỐNG TƯ PHÁP BANG

Hoạt động hàng ngày của các tòa án liên bang đòi hỏi công sức của rất nhiều cá nhân và tổ chức. Ở hệ thống tòa án bang cũng vậy.

Thẩm phán hòa giải và tiểu hình

Ở một số bang, thẩm phán hòa giải và tiểu hình được gọi là ủy viên chứng nhận (commissioner) hoặc trọng tài (referee). Thẩm phán này được sử dụng để thực hiện một số công việc trong giai đọa n đầu của thủ tục tố tụng hình sự và dân sự. Về mặt này, thẩm phán hòa giải và tiểu hình bang cũng giống với liên bang. Ở một số khu vực tài phán, họ còn tổ chức các phiên quyết định bảo lãnh (bond hearings) và tiến hành điều tra ban đầu các vụ hình sự. Ở một số bang, họ cũ ng được quyền đưa ra phán quyết trong các vụ án nhỏ.

Thư ký luật

Ở các tòa án bang, thường thấy các thư ký luật ở hầu hết các tòa sơ thẩm trung gian và tòa chung thẩm. Còn ở các tòa sơ thẩm bang thường không sử dụng thư ký luật; và đặc biệt là rất hiếm gặp họ ở tòa sơ thẩm hạn chế. Cũng như ở cấp quốc gia, một số thư ký luật phục vụ cho cá nhân thẩm phán, nhưng cũng có người phục vụ toàn bộ tòa án với tư cách là luật sư chuyên trách.

Văn phòng hành chính của Tòa án

Hiện tất cả các bang đều có văn phòng hành chính tòa án (có thể dưới tên gọi khác). Chúng thực hiện rất nhiều nhiệm vụ hành chính cho hệ thống tòa án bang. Những nhiệm vụ thông thường của chúng là chuẩn bị ngân sách, xử lý số liệu, quản lý trang thiết bị, giáo dục tư pháp, thông tin với công chúng, nghiên cứu và quản lý nhân sự. Ở một số ít bang, vấn đề quản chế vị thành niên và thành niên thuộc trách nhiệm của văn phòng hà nh chính, và đây là một hình thức giải quyết tranh chấp thay thế cho xét xử tòa án.

Thư ký tòa và quản trị tòa

Theo truyền thống, thư ký tòa thường giải quyết các công việc thường nhật của tòa. Bao gồm bố trí phòng xét xử, ghi chép quá trình tố tụng, soạn thảo lệnh và phán quyết sau kết quả hành động xét xử, thu các khoản phạt và phí tòa án, và chi tiêu phục vụ xét xử. Ở đa số các bang, chức danh này được dân bầu và có thể được gọi bằng các tên khác. Hiện nay, trong nhiều lĩnh vực, thư ký tòa theo lối truyền thống đã được thay thế bằng các viên quản trị tòa. Thư ký tòa thường chỉ quản lý hoạt động của một phòng xét xử cụ thể. Ngược lại, quản trị tòa hiện đại có thể giúp chánh án điều hành toàn bộ văn phòng xét xử.

KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC CỦA TÒA ÁN BANG

Phần lớn công việc của ngành tư pháp quốc gia nằ m ở cấp bang, chứ không phải cấp liên bang. Trong khi các thẩm phán liên bang xét xử vài trăm ngàn vụ một năm đã là ghê gớm lắm, thì các tòa án bang thường phải giải quyết vài triệ u vụ mỗi năm, cho dù các vụ quan trọng nhất được xét xử ở cấp liên bang. Trong khi các thẩm phán hòa giải và tòa tiểu hình ở cấp bang giải quyết các vụ nhỏ lẻ, thì cũng có một số phán quyết lớn nhất trong lĩnh vực dân sự đã được các bồi thẩm tòa sơ thẩm cấp bang đưa ra.

Trung tâm quốc gia các tòa án bang đã tổng hợp số liệu về khối lượng công việc của các tòa án chung thẩm bang và tòa phúc thẩm trung gian trong năm 1998. Theo đó, tổng cộng có 261.159 vụ phúc thẩm bắt buộc và không bắt buộc đã được giải quyết ở các tòa phúc thẩm bang. Còn số liệu về số vụ án được xem xét ở các tòa sơ thẩm bang thì khó thu thập hơn. Tuy nhiên, Trung tâm đã rất xuất sắc trong việc theo dõi các số liệu của tòa sơ thẩm bang. Năm 1998, có 17.252.940 vụ đã được xem xét ở các tòa thẩm quyền chung và tòa thẩm quyền hạn chế. Cũng giống như các tòa án liên bang, phần lớn các vụ việc là thuộc lĩnh vực dân sự, tuy nhiên các vụ hình sự thường được chú ý nhiều hơn.

Chương 3: Ranh giới tài phán và lập chính sách

Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, năm 2004

 

Về vấn đề thẩm quyền xét xử tòa án, Quốc hội và Hiến pháp Hoa Kỳ, cũng như Quốc hội và hiến pháp bang, đã quy định chặt chẽ những loại vụ việc mà mỗi tòa án có thể xét xử. Chương này sẽ xem xét cụ thể xem Quốc hội có thể tác động lên hành vi tư pháp như thế nào thông qua việc thay đổi quy định những loại vụ việc thẩm phán được xét xử. Đồng thời, chương này cũng sẽ thảo luận về 10 nguyên tắc thẩm tra tự hạn chế tư pháp, xuất phát từ truyền thống pháp lý, hiến pháp và luật, nhằm điều chỉnh quyết định của thẩm phán có thể xem xét lại một vụ việc hay không.

CÁC TÒA ÁN LIÊN BANG

Hệ thống tòa án liên bang được chia thành ba cấp riêng biệt: tòa sơ thẩm, tòa phúc thẩm, và Tòa án tối cao Hoa Kỳ.

Tòa án hạt Hoa Kỳ

Quốc hội đã quy định thẩm quyền xét xử của tòa án hạt liên bang. Các cơ quan xét xử này có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các vụ hình sự và dân sự liên bang, tức là, theo luật, các vụ án đó phải được xét xử lần đầu ở các tòa án này, cho dù các bên liên quan là ai hay vấn đề đó có tầm quan trọng như thế nào.

Các vụ án hình sự. Các vụ này bắt đầu được xem xét khi chưởng lý địa phương của Hoa Kỳ có lý do tin rằng đã có sự vi phạm Bộ hình luật Hoa Kỳ (U.S. Penal Code). Sau khi lấy được bản cáo trạng (indictment) của đại bồi thẩm đoàn liên bang, chưởng lý Hoa Kỳ sẽ lập cáo trạng chống lại bị cáo tại tòa án hạt nơi chưởng lý làm việc. Các hành vi hình sự theo quy định của Quốc hội bao gồm nhiều loại hành vi khác nhau, như ăn cắp ôtô xuyên bang, nhập khẩu ma túy trái phép, ám sát tổng thống, âm mưu tước quyền công dân của một (hoặc nhiều) người, và thậm chí là sát hại chim di trú trái mùa.

Sau khi lập cáo trạng chống lại bị cáo, và nếu không có thỏa thuận khai để được giảm án (plea bargain), một thẩm phán hạt Hoa Kỳ sẽ tiến hành một phiên sơ thẩm. Tại tòa, bị cáo được hưởng tất cả các đặc quyền và miễn trách nhiệm theo Hiến chương nhân quyền (như được quyền xét xử công khai và nhanh chóng) hoặc theo luật của Quốc hội hoặc phán quyết của Tòa án tối cao (ví dụ, bồi thẩm đoàn 12 người phải đưa ra phán định nhất trí). Bị cáo có thể từ bỏ quyền được xét xử bởi một bồi thẩm đoàn đồng đẳng. Một bị cáo được phán định không có tội sẽ được trả tự do và sẽ không bao giờ bị xét xử lại vì hành vi đó (quyền được bảo vệ chống nguy cơ tái hình theo Tu chính án Hiến pháp thứ mười lăm). Nếu bị cáo bị buộc có tội, thẩm phán hạt sẽ quyết định hình phạt phù hợp trong khung hình phạt do Quốc hội quy định. Nếu hình phạt nằm trong khung quy định, thì không được kháng án về thời gian thụ án. Chính quyền không được kháng nghị các phán định vô tội, nhưng bị cáo bị buộc tội có thể kháng cáo nếu họ cho rằng thẩm phán hoặc bồi thẩm đã đưa ra một quyết định không đúng.

Các vụ án dân sự. Đa số khối lượng công việc của tòa án hạt là những vụ mang tính chất dân sự; tức là các vụ kiện giữa các bên tư nhân hoặc giữa Chính phủ Hoa Kỳ, với tư cách từ bỏ quyền miễn trách, với một bên tư nhân. Các vụ dân sự được xét sơ thẩm ở tòa án hạt Hoa Kỳ có thể phân thành mấy loại. Thứ nhất là các vụ kiện liên quan đến diễn giải hoặc áp dụng Hiến pháp, đạo luật của Quốc hội, và hiệp ước của Hoa Kỳ. Ví dụ như một người cho rằng một hoặc nhiều quyền công dân được liên bang bảo vệ đã bị vi phạm, một người khởi kiện khẳng định là mình đã bị một đạo luật vi hiến của Quốc hội làm tổn hại, hay một nguyên đơn khẳng định là mình đã bị thiệt hại do tác động bất hợp lý của một hiệp ước. Điểm mấu chốt là, để được xét xử ở tòa sơ thẩm Hoa Kỳ, vụ việc phải có yếu tố liên bang.

Theo truyền thống, để được xét xử ở tòa sơ thẩm liên bang, vụ việc phải liên quan đến tranh chấp số tiền tối thiểu nhất định tính bằng đôla, nhưng giới hạn đó có thể được bỏ qua nếu vụ việc rơi vào một trong những nhóm phân loại chung. Ví dụ, một hành vi bị cáo buộc là vi phạm luật về quyền công dân, như Đạo luật về quyền bầu cử (1965), phải được tòa liên bang xét xử chứ không thể xét xử ở tòa án bang. Các loại vụ việc khác thuộc nhóm này là khiếu kiện về phát minh và bản quyền, hộ chiếu và thủ tục nhập quốc tịch, tranh chấp chủ quyền biển và hàng hải, và vi phạm luật bưu chính Hoa Kỳ.

Một nhóm vụ việc khác được tòa sơ thẩm Hoa Kỳ xét xử theo thẩm quyền sơ thẩm chung là những vụ việc được gọi là tranh chấp đa chủng (diversity of citizenship). Đây là các tranh chấp giữa các bên thuộc các bang khác nhau, hoặc giữa công dân Mỹ và nhà nước hoặc công dân nước ngoài.

Tòa án hạt liên bang cũng có thẩm quyền xét xử đối với các đơn kiện của những tù nhân đã bị buộc tội, nếu họ khẳng định rằng việc họ bị giam giữ (hoặc bị từ chối quyền tạm tha) là vi phạm quyền được liên bang bảo vệ. Trong đại đa số các vụ việc thuộc loại này, tù nhân yêu cầu được phát lệnh “habeas corpus” (tiếng Latinh là “bạn có quyền kiểm soát thân thể”), tức là lệnh của thẩm phán xác định một người đã bị giam giữ trái phép. Thẩm phán có thể ra lệnh cho cơ quan quản lý trại giam phải chứng minh việc giam giữ hoặc phải trả tự do cho người khởi kiện. Các tù nhân bị buộc tội tại một tòa án bang phải lập luận được rằng quyền được liên bang bảo vệ đã bị vi phạm, ví dụ, quyền được luật sư đại diện tại tòa. Nếu không, tòa án bang không có thẩm quyền xét xử. Những tù nhân liên bang có rất nhiều cơ sở kháng cáo vì tất cả các quyền và lựa chọn của họ đều thuộc phạm vi Hiến pháp Hoa Kỳ.

Cuối cùng, tòa án hạt có quyền xét xử các vụ án khác được Quốc hội quy định theo luật.

Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ

Tòa án phúc thẩm Hoa Kỳ không có thẩm quyền sơ thẩm, nên tất cả các vụ án hay tranh chấp được tòa cấp trung gian này thụ lý đều đã được tranh tụng ở các cơ quan xét xử khác. Tòa án này, cũng giống tòa án hạt, đều được Quốc hội thành lập, và cơ cấ u cũng như chức năng của nó được thay đổi nhiều theo thời gian.

Về cơ bản, Quốc hội trao thẩm quyền phúc thẩm cho tòa phúc thẩm vùng đối với hai nhóm vụ việc chung. Nhóm thứ nhất là các kháng cáo kháng nghị hình sự và dân sự thông thường từ tòa sơ thẩm liên bang. Đối với các vụ hình sự, người kháng cáo là bị cáo vì chính quyền không được quyền kháng nghị một phán định vô tội. Đối với các vụ dân sự, người kháng cáo thường là bên bị thua kiện ở tòa sơ thẩm, nhưng bên thắng kiện cũng có thể kháng cáo nếu họ không thỏa mãn với phán quyết của tòa cấp dưới. Nhóm thẩm quyền phúc thẩm lớn thứ hai là các kháng cáo kháng nghị từ một số cơ quan hành pháp liên bang và các bộ, cũng như các ủy ban điều tiết độc lập, như ủy ban chứng khoán và Hội đồng quan hệ lao động quốc gia.

Tòa án tối cao Hoa Kỳ

Tòa án tối cao Hoa Kỳ là tòa án liên bang duy nhất được nêu tên trong Hiến pháp, và được Hiến pháp quy định thẩm quyền chung. Mặc dù Tòa án tối cao thường được coi là một cơ quan xét xử phúc thẩm, nhưng nó cũng có một số thẩm quyền sơ thẩm chung. Có lẽ nội dung quan trọng nhất của thẩm quyền xét xử đó là một vụ kiện giữa hai hoặc nhiều bang.

Tòa án tối cao cũng có chung thẩm quyền sơ thẩm (với tòa án hạt Hoa Kỳ) trong một số vụ án nhất định do đại sứ hoặc lãnh sự nước ngoài khởi kiện, hoặc bị kiện, các vụ việc giữa Chính phủ Hoa Kỳ (liên bang) với một bang, và những vụ việc trong đó một bang này chống lại công dân của một bang khác hoặc công dân nước ngoài. Những trường hợp đó, tức là có chung thẩm quyền, thì gọi là thẩm quyền đồng thời (concurrent jurisdiction). Các vụ việc mà Tòa án tối cao có thẩm quyền sơ thẩm thường là các vụ quan trọng, nhưng chúng không tỷ lệ với khối lượng công việc. Trong những năm gần đây, chỉ chưa đầy 1% khối lượng công việc của Tòa án tối cao là các vụ xét xử theo thẩm quyền sơ thẩm.

Hiến pháp Hoa Kỳ quy định Tòa án tối cao “có thẩm quyền phúc thẩm… theo các quy định của Quốc hội”. Qua nhiều năm, Quốc hội đã thông qua nhiều văn kiện về “quy định” nêu trên, nhằm xác định các vụ việc có thể được xét xử tại cơ quan tư pháp oai nghiêm nhất của quốc gia. Các kháng cáo kháng nghị có thể được đưa lên Tòa án tối cao thông qua hai con đường chính. Thứ nhất là kháng cáo kháng nghị từ tất cả các tòa án hiến định và tòa án lãnh thổ, cũng như từ hầu hết (nhưng không phải tất cả ) các tòa án luật định liên bang. Thứ hai, là Tòa án tối cao có thể xét xử các kháng cáo kháng nghị từ các tòa án cao nhất của bang – nếu vụ việc có yếu tố quan trọng liên quan đến liên bang.

Hầu hết công việc của Tòa án tối cao là các vụ việc đã được đồng ý phát lệnh lấy lên xét xử (certiorari), và đây là lệnh tùy ý không bắt buộc. Lệnh này phải được ít nhất bốn thẩm phán ủng hộ, và có giá trị là lệnh của Tòa án tối cao gửi một tòa án cấp dưới yêu cầu tòa cấp dưới chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc để Tòa án tối cao có thể xem xét lại. Trong lịch sử, Tòa án tối cao chỉ đồng ý chấp nhận yêu cầu phát lệnh lấy lên xét xử cho một tỷ lệ số vụ việc rất ít, thường là dưới 10%, và trong những năm gần đây con số đó đã giảm xuống gần 1%.

Một phương cách khác để Tòa án tối cao thực hiện thẩm quyền phúc thẩm của mình là xác nhận. Thủ tục này cho phép tòa phúc thẩm được phép xin Tòa án tối cao cho hướng dẫn về vấn đề luật pháp. Các thẩm phán có thể chọn phương án đưa ra các hướng dẫn ràng buộc cho thẩm phán tòa phúc thẩm, hoặc họ có thể yêu cầu chuyển toàn bộ hồ sơ lên Tòa án tối cao để xem xét lại và đưa ra phán quyết cuối cùng.

THẨM QUYỀN XÉT XỬ VÀ VAI TRÒ LẬP CHÍNH SÁCH CỦA TÒA ÁN BANG

Thẩm quyền xét xử của 50 hệ thống tòa án bang riêng biệt ở Hoa Kỳ được thiết lập gần như giống với thẩm quyền của hệ thống tòa án quốc gia. Mỗi bang có một hiến pháp quy định thẩm quyền và quyền ra quyết định của các thẩm phán sơ thẩm và phúc thẩm của nó. Tương tự, cơ quan lập pháp bang thông qua các đạo luật chi tiết hóa quyền cụ thể và đặc quyền của các thẩm phán, và quyền cũng như nghĩa vụ của những người khởi kiện ở tòa án bang. Do hiến pháp và thể chế luật ở mỗi bang đều khác nhau, nên thẩm quyền của từng tòa án bang cũng khác nhau giữa các bang.

Các tòa án bang có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc lập chính sách ở Hoa Kỳ. Hơn 99% khối lượng công việc tư pháp ở Hoa Kỳ là các vụ việc ở cấp bang, và 95% số thẩm phán ở Hoa Kỳ làm việc ở cấp bang. Hơn nữa, quyết định của bồi thẩm bang thường tác động rất lớn đến chính sách công. Ví dụ, trong thập niên 1970, có một số vụ kiện được đưa ra trước tòa án liên bang thách thức tính hợp hiến của chi tiêu bang bất bình đẳng cho giáo dục phổ thông. (Do các hạt giáo dục nghèo không thể huy động nhiều tiền như các hạt giáo dục giàu có). Những người khởi kiện cho rằng học sinh ở các hạt nghèo là nạn nhân của việc phân biệt đối xử trái pháp luật, vi phạm quyền được bảo vệ công bằng theo Hiến pháp Hoa Kỳ. Nhưng Tòa án tối cao cho rằng luận điểm đó không đúng trong phán quyết được đưa ra theo tỷ lệ 5 : 4 trong vụ án Hạt giáo dục độc lập San Antonio kiện Rodriguez năm 1973. Nhưng vấn đề chưa dừng ở đó. Nhiều đơn kiện đã được đưa ra ở nhiều bang khẳng định vấn đề cơ hội giáo dục bất bình đẳng là vi phạm nhiều điều khoản trong hiến pháp bang. Từ sau vụ Rodriguez, đã có 28 vụ kiện tương tự ở 24 bang. Trong 14 vụ, Tòa án tối cao của bang đã vô hiệu hóa phương pháp tài trợ giáo dục của bang, và yêu cầu phân phối lại khoản ngân sách hàng tỷ đôla.

THẨM QUYỀN XÉT XỬ VÀ CHÍNH TRỊ LẬP PHÁP

Một số thẩm phán và học giả tư pháp cho rằng Hiến pháp Hoa Kỳ và các văn kiện tương ứng của bang đã trao thẩm quyền cố hữu nhất định cho ngành tư pháp trong một số lĩnh vực mấu chốt, độc lập khỏi ý chí của ngành lập pháp. Tuy nhiên, ranh giới thẩm quyền xét xử của các tòa án Mỹ vẫn là một sản phẩm của quyết định lập pháp, những quyết định thường chịu ảnh hưởng chính trị.

Quốc hội có thể thúc đẩy một đường lối nhất định thông qua việc trao quyền cho tòa án được xét xử trong một lĩnh vực chính sách công vốn trước đó là khu vực cấm đối với ngành tư pháp. Ví dụ, khi thông qua Đạo luật quyền công dân năm 1968, Quốc hội đã trao cho các thẩm phán quyền được trừng phạt các cá nhân nếu họ dám đụng vào “một người vì lý do chủng tộc, màu da, tôn giáo hoặc xuất xứ quốc gia của họ, và vì họ đã di chuyển vì lý do… thương mại xuyên bang”. Trước năm 1968, tòa án không có thẩm quyền xét xử các vụ phát sinh từ việc can thiệp của một người đối với quyền được đi lại của một người khác. Tương tự, Quốc hội có thể ngăn cản một phong trào xã hội nhất định bằng cách thông qua luật làm cho những người ủng hộ phong trào đó gần như không thể thắng kiện ở tòa án.

Thẩm quyền xét xử của tòa án bang, cũng giống như thẩm quyền của tòa liên bang, bị khống chế bởi ý chí của cơ quan lập pháp bang, và là sản phẩm chính trị của cơ quan lập pháp bang.

TỰ HẠN CHẾ TƯ PHÁP

Vấn đề hành vi thẩm phán không được làm, hoặc không nên làm, là một vấn đề không liên quan nhiều đến thẩm quyền xét xử, mà liên quan đến vấn đề địa vị người xét xử – tức là vấn đề các thẩm phán trong hệ thống cần phải xét xử hoặc từ chối xét xử một số loại tranh chấp nhất định. Mười nguyên tắc tự hạn chế tư pháp dưới đây là những yếu tố cần được kiểm tra đối chiếu và hạn chế quyền lực của thẩm phán Mỹ. Những tập quán này xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau – như Hiến pháp Hoa Kỳ và hiến pháp các bang, luật của Quốc hội và cơ quan lập pháp bang, và thông luật. Một số nguyên tắc được áp dụng nhiều cho tòa phúc thẩm hơn là tòa sơ thẩm, hầu hết các nguyên tắc đều được áp dụng cho cả hệ thống tư pháp bang lẫn liên bang.

Phải tồn tại một tranh cãi rõ ràng

Hiến pháp Hoa Kỳ quy định: “Quyền lực tư pháp căn cứ vào Hiến pháp này sẽ có hiệu lực đối với tất cả các vụ việc trên phương diện luật pháp và công lý, các điều luật của Hoa Kỳ, các hiệp ước đã hoặc sẽ ký dưới thẩm quyền của Chính phủ” (Điều III, Mục 2). Từ mấu chốt trong câu này là từ “các vụ việc”. Từ năm 1789, các tòa án liên bang đã chọn cách giải thích thuật ngữ này theo nghĩa đen: Phải có một tranh cãi thực tế giữa các bên đối nghịch hợp pháp, đáp ứng tất cả các tiêu chí kỹ thuật để có thể cấu thành một vụ kiện. Tranh chấp phải liên quan đến việc bảo vệ một quyền có ý nghĩa và không tầm thường, hoặc nhằm ngăn cản hoặc uốn nắn một vấn đề sai lệch ảnh hưởng trực tiếp đến các bên tham gia vụ kiện. Nguyên tắc chung này có ba hệ quả.

Hệ quả thứ nhất là tòa liên bang không được đưa ra ý kiến cố vấn, hoặc các phán quyết về các tình huống mang tính giả định, hoặc chưa gây ra sự va chạm giữa các bên đối nghịch. Tranh chấp phải là thực tế và hiện hữu trước khi tòa đồng ý chấp nhận xét xử.

Hệ quả thứ hai là các bên tham gia vụ kiện phải có địa vị phù hợp. Hệ quả này giải quyết vấn đề ai là người được đưa vụ kiện ra tòa. Người mang vụ kiện ra tòa đã phải chịu (hoặc sẽ phải chịu ngay lập tức) một thiệt hại trực tiếp và đáng kể. Theo nguyên tắc chung, một bị đơn không thể đưa ra một khiếu kiện nhân danh người khác (trừ trường hợp bố mẹ của người chưa đủ tuổi hoặc trong các loại vụ việc đặc biệt được gọi là hành động pháp lý tập thể). Ngoài ra, thiệt hại theo luận điểm của bên nguyên phải được cá nhân hóa, và là thiệt hại trực tiếp, chứ không phải là một phần của một khiếu nại chung nào đó.

Hệ quả thứ ba là tòa án thường không xét xử một vụ việc đã biến thành giả định (moot) – tức là khi các khách thể hoặc địa vị của các bên tham gia đã bị thay đổi lớn tính từ thời điểm đầu tiên vụ kiện được lập hồ sơ đến khi nó được đưa ra trước các thẩm phán. Nếu người khởi kiện chết hoặc không còn là một bên xung đột, thì hầu hết cơ quan xét xử đều coi đó là một vụ việc mang tính giả định. Tuy nhiên, đôi lúc thẩm phán có thể quyết định họ cần phải xét xử vụ việc, cho dù tình trạng khách quan và địa vị các bên đã có dấu hiệu bị thay đổi rất nhiều. Điển hình là các vụ việc trong đó một người đã thách thức tính hợp pháp của việc một bang từ chối cho phép phá thai hoặc cho phép tắt hệ thống hỗ trợ sự sống của những người bệnh vô phương cứu chữa. (Trong trường hợp đó, đến khi vụ việc được đưa ra tòa phúc thẩm, thì người mẹ đã sinh con hoặc người hấp hối có thể đã chết). Trong các vụ việc này, thẩm phán tin rằng vấn đề quan trọng đến mức phải được tòa án giải quyết. Nếu tuyên bố các vụ việc đó là giả định, thì về mặt thực tế là chúng không được một cơ quan phúc thẩm xét xử kịp thời.

Mặc dù thẩm phán liên bang không được phán quyết các vấn đề mang tính trừu tượng, giả định, song nhiều tòa án bang được quyền xét xử các vấn đề đó dưới nhiều hình thức. Tòa luật định liên bang cũng có thể đưa ra ý kiến tư vấn. Ngoài ra, các thẩm phán Mỹ được quyền đưa ra các phán quyết mang tính giải thích, trong đó xác định quyền của các bên theo một đạo luật, một di chúc hoặc một hợp đồng. Phán quyết đó không có ý nghĩa như một lệnh bắt buộc thực hiện. Các tòa án liên bang có quyền được thực hiện năng lực của mình theo Đạo luật phán quyết giải thích liên bang năm 1934, và ba phần tư số bang cho phép các tòa án của mình được thực hiện quyền này. Mặc dù có sự khác nhau giữa một tranh chấp trừu tượng mà tòa phải tránh, với một tình huống có thể đưa ra phán quyết giải thích, nhưng trên thực tế, đường ranh giới giữa hai vấn đề này rất khó phân biệt.

Luận điểm phải cụ thể

Một hạn chế khác khống chế ngành tư pháp liên bang là các thẩm phán sẽ không xét xử các vụ việc theo tình, nếu đầu tiên người đệ đơn không viện dẫn được một nội dung cụ thể của Hiến pháp làm cơ sở cho luận điểm của mình. Chẳng hạn, Tu chính án Hiến pháp thứ nhất cấm chính quyền thông qua các luật “đề cao cơ sở tôn giáo”. Năm 1989, bang New York lập ra một hạt giáo dục đặc biệt chỉ phục vụ lợi ích của một nhóm Do thái giáo dòng Hasids có gốc Đông Âu gọi là Satmar Hasids; đây là một tổ chức từ chối hòa nhập vào xã hội hiện đại. Hầu hết trẻ em học ở các trường giáo xứ ở làng Kiryas Joel, nhưng các trường tư này không được trang bị để phục vụ các học sinh khuyết tật và chậm phát triển, còn những người thuộc nhóm Satmars lại cho rằng nếu những trẻ em như thế trong cộng đồng của họ bị buộc phải học trường công, thì chúng sẽ bị thương tổn. Để giải quyết tình trạng này, cơ quan lập pháp bang đã lập ra một hạt giáo dục đặc biệt, chỉ bao gồm một trường phụ c vụ những trẻ em khuyết tật của cộng đồng Do thái giáo dòng Hasids. Quyết định này đã bị một hiệp hội đại diện cho các hội đồng giáo dục bang New York lên án. Tháng Sáu 1994, Tòa án tối cao Hoa Kỳ ra phán quyết rằng việc thành lập hạt giáo dục một trường học thực tế đã trao quyền chính trị cho nhóm Do thái giáo chính thống, và vì vậy đã vi phạm quy định cấm của Tu chính án Hiến pháp thứ nhất đối với “cơ sở tôn giáo” do chính quyền thiết lập. Cho dù mọi người có thể thống nhất hay không thống nhất rằng luật của New York hợp hiến, nhưng nếu có thì cũng rất ít người có thể nghi ngờ khả năng hiệp hội hội đồng giáo dục có thể đáp ứng các tiêu chí để yêu cầu tư pháp xem xét lại: Hiến pháp quy định rõ ràng cấm chính quyền trao quyền chính trị cho một thực thể tôn giáo cụ thể. Ở đây chính quyền đã thừa nhận là nó đã thông qua một đạo luật phục vụ lợi ích chuyên biệt của một cộng đồng tôn giáo đơn lẻ.

Tuy nhiên, nếu một người đi đến tòa án và cho rằng một đạo luật hoặc một hành động hành pháp nào đó “vi phạm tinh thần của hiến chương” hoặc “xâm phạm giá trị của các nhà lập quốc”, thì chắc chắn sẽ bị thẩm phán từ chối xem xét. Nhưng nếu các thẩm phán được tự do gán cho các vấn đề chung mang tính mù mờ này một ý nghĩa rõ ràng và thực chất, thì đâu cần phải kiểm tra xem họ được làm gì. Trong thực tế, nguyên tắc này không đơn giản như bề ngoài của nó, vì Hiến pháp có nhiều quy định mở cho nhiều cách giải thích khác nhau, đủ chỗ cho thẩm phán liên bang có thể biến tấu và lập chính sách.

Người hưởng lợi không được kiện

Mảng thứ ba trong quy định tự hạn chế tư pháp là một người đệ đơn đã được hưởng lợi từ một đạo luật hoặc một hành động hành pháp thì sau đó không được kiện luật đó. Ví dụ, giả sử một nông dân từ lâu đã tham gia một chương trình, trong đó anh ta đồng ý không sản xuất một phần đất của mình, và định kỳ nhận một khoản hỗ trợ từ chính quyền liên bang. Sau nhiều năm tham gia, người nông dân nhận thấy người hàng xóm nhận tiền thường xuyên vì để hoang toàn bộ đất của mình. Người nông dân thấy người hàng xóm không làm gì mà vẫn có tiền, nên đặt vấn đề về tính hợp hiến của chương trình đó. Người nông dân khởi kiện tính hợp pháp của chương trình ở tòa án hạt liên bang. Ngay khi thẩm phán biết được người nông dân đó đã là một thành viên của chương trình và được hưởng lợi tài chính từ chương trình đó, vụ kiện đã bị bác bỏ: Một người không thể hưởng lợi từ một nỗ lực của chính quyền hoặc một hành động hành pháp cụ thể, rồi sau đó quay lại tấn công nó tại một tòa án.

Tòa phúc thẩm phán quyết theo yếu tố pháp lý, chứ không phải yếu tố khách quan

Có một định đề trong thông lệ các tòa phúc thẩm bang và liên bang là các tòa án này nói chung không xét xử nếu cơ sở kháng cáo kháng nghị là thẩm phán hoặc bồi thẩm sơ thẩm đã tập hợp sai, hoặc xác định sai các yếu tố khách quan cơ bản cấu thành vụ việc. Không phải là thẩm phán và bồi thẩm sơ thẩm luôn xác định khách quan hoàn hảo. Thay vào đó, người ta tin rằng họ gần gũi hơn với các bên liên quan thực tế và bằng chứng vật chất của vụ việc, nên họ có thể đánh giá khách quan tốt hơn các cơ quan xét xử phúc thẩm, vốn chỉ được đọc tài liệu vụ án nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi phiên sơ thẩm xảy ra. Tuy nhiên, các vấn đề pháp lý, tức là áp dụng luật nào cho thực tế khách quan của vụ việc, và đánh giá khách quan đó như thế nào theo luật hiện hành, thì cần được xem xét lại theo trình tự phúc thẩm.

Tòa án tối cao không bị ràng buộc (về mặt kỹ thuật) bởi các tiền lệ

Nếu Tòa án tối cao được tự do đảo ngược hoặc phá vỡ các tiền lệ quá khứ và mang tính khống chế khi quyết định một vụ việc, thì dường như đây là một luận điểm ủng hộ cho xu hướng cấp tiến tư pháp – chứ không phải tự hạn chế. Tuy nhiên, tập quán này là một trong những nguyên tắc tự hạn chế. Nếu Tòa án tối cao bị ràng buộc không lối thoát bởi sự sai khiến của các phán quyết trước, thì nó sẽ rất kém linh hoạt. Nhờ việc tự cho phép mình thỉnh thoảng được tự do đảo ngược một quyết định quá khứ hoặc bỏ qua một tiền lệ đã trở thành quy định khống chế, Tòa án tối cao đã thiết lập được một lối thoát an toàn để có thể rút lui nếu cần. Khi sự suy xét sáng suốt ra lệnh cho Tòa án thay đổi đường hướng, hoặc duy trì tư tưởng cởi mở, thì nguyên tắc tự hạn chế này sẽ được sử dụng.

Các giải pháp khắc phục khác phải được xem xét cho hết

Một nguyên tắc tự hạn chế nữa thường làm cho các nguyên đơn nổi khùng, thất vọng là một yếu tố cực kỳ quan trọng để có thể kiểm soát công lý một cách trật tự: Các tòa án ở Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận một vụ việc nếu chưa tính hết khả năng thực hiện các giải pháp khắc phục khác, kể cả pháp lý lẫn hành chính. Theo nghĩa giản đơn, chủ thuyết này có nghĩa là một người phải leo từng nấc thang của quá trình khiếu kiện pháp lý. Các vụ án liên bang đầu tiên phải được xét xử ở tòa sơ thẩm Hoa Kỳ, tiếp đó được xem xét lại tại một cơ quan xét xử phúc thẩm, và cuối cùng mới được xét xử tại Tòa án tối cao. Thủ tục thứ tự diễn biến này phải được tuân thủ cho dù nội dung vụ việc hay người đệ đơn có quan trọng đến đâu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, trình tự phúc thẩm có thể được rút ngắn.

Hết khả năng thực hiện các giải pháp khắ c phục khác có nghĩa là hết khả năng thực hiện giải pháp hành chính hay phải tuân thủ nguyên tắc cấu trúc tư pháp ba cấp. Giải pháp hành chính có thể nằm dưới dạng khiếu nại lên một viên chức hành chính, xét xử tại một hội đồng hoặc ủy ban, hoặc được cơ quan lập pháp xem xét chính thức một vấn đề nào đó.

Tòa án không xét xử các “yếu tố chính trị”

Đối với thẩm phán Hoa Kỳ, hai ngành hành pháp và lập pháp của chính quyền là những ngành mang tính chính trị vì nó được dân bầu lên để lập chính sách công. Còn tư pháp thì ngược lại, các Nhà lập quốc không thiết chế ngành này thành một công cụ để thể hiện ý chí chung, và do đó không mang tính chính trị. Theo hướng luận giải này thì các yếu tố chính trị cần được giải quyết bởi một trong hai ngành kia của chính quyền.

Ví dụ, khi bang Oregon trao quyền cho công dân được bỏ phiếu thông qua các sáng kiến và các cuộc trưng cầu dân ý phổ thông vào khoảng năm 1900, Công ty điện thoại và điện tín các bang Thái Bình Dương đã phản đối. (Công ty này sợ rằng các cử tri sẽ bỏ qua các văn kiện lập pháp hỗ trợ kinh doanh và thông qua các đạo luật hạn chế đơn giá và lợi nhuận của mình). Công ty cho rằng Điều IV, Mục 4 của Hiến pháp bảo vệ “Hình thái Chính phủ Cộng hòa” ở mỗi bang – thuật ngữ được cho là đã quy định rằng, chỉ có các đại diện của dân mới được ban hành luật, chứ không phải trực tiếp người dân. Tòa án tối cao từ chối đưa ra phán quyết về sự phải trái của vụ việc, Tòa tuyên bố vấn đề này mang yếu tố chính trị. Cơ sở phán quyết của Tòa là Điều IV chủ yếu quy định nhiệm vụ của Quốc hội, và nó cho rằng các Nhà lập quốc muốn Quốc hội, chứ không phải tòa án, được quyền giám sát hình thái chính quyền ở các bang.

Trong những thập niên gần đây, đã xuất hiện một xung đột về việc nên coi việc điều chỉnh ranh giới hạt lập pháp là một vấn đề chính trị hay phi chính trị. Trước năm 1962, đa số thành viên Tòa án tối cao từ chối phán quyết về tính hợp hiến của các hạt lập pháp có số dân không đều, vì cho rằng đây không phải là vấn đề “có thể xét xử”, và Tòa án không dám xâm phạm cái mà Thẩm phán Felix Frankfurter gọi là “bụi rậm chính trị”. Theo lối tư duy truyền thống của Tòa án tối cao, thì các Nhà lập quốc muốn các cơ quan lập pháp tự phân chia ranh giới hạt – có lẽ là cùng với ý kiến của cử tri. Tuy nhiên, với phán quyết của Tòa án tối cao trong vụ Baker kiện Carr (1962), đa số đã thay đổi quan điểm đó. Từ thời điểm đó, Tòa án tối cao đã quyết định nhiều vụ việc theo hướng điều luật bảo vệ công bằng theo Tu chính án Hiến pháp thứ mười bốn, yêu cầu các hạt lập pháp phải có số dân tương đương, và hơn nữa, các tòa án phải xem xem quy định đó đã được thực hiện hay chưa.

Trách nhiệm cung cấp chứng cứ thuộc về người đệ đơn

Các luật gia của quốc gia nói chung đều nhất trí là người nào khiếu kiện tính hợp hiến của một đạo luật phải có trách nhiệm cung cấp chứng cứ. Do đó, nếu một người muốn tấn công một đạo luật nào đó, thì họ phải làm rất nhiều việc chứ không chỉ đơn thuần nêu được là đạo luật đó “có vấn đề hay đáng nghi ngờ về tính hợp hiến”; người đệ đơn phải thuyết phục tòa án rằng chứng cứ chống lại đạo luật đó là rõ ràng và phổ biến.

Chỉ có một ngoại lệ đối với nguyên tắc này là trong lĩnh vực quyền công dân và tự do công dân. Một số luật gia ủng hộ mạnh mẽ quyền tự do công dân từ lâu đã cho rằng nếu chính quyền cố gắng hạn chế các quyền tự do con người cơ bản, thì trách nhiệm đưa ra chứng cứ phải chuyển sang cho chính quyền. Và trong một số lĩnh vực cụ thể của ngành luật quyền công dân, triết lý này đã trở nên phổ biến. Ví dụ, Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã phán quyết trong nhiều vụ rằng các đạo luật đối xử con người khác biệt theo chủng tộc hay giới tính sẽ tự động bị “soi xét đặc biệt” (special scrutity). Điều này có nghĩa là trách nhiệm chứng cứ chuyển sang chính quyền, buộc chính quyền phải chứng minh là có một nhu cầu bắt buộc và có tầm quan trọng vượt trội trong việc phân biệt con người theo xuất xứ dân tộc hoặc giới tính. Ví dụ, từ lâu chính quyền đã lý luận (và đã thành công) rằng cần có một số hạn chế lớn đối với phụ nữ trong quân lực để tránh cho họ không phải thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu trực tiếp.

Chỉ bác bỏ luật trên cơ sở hẹp nhất

Đôi khi trong một phiên xét xử, một thẩm phán nhận thấy rõ ràng một văn kiện lập pháp hay một hành động hành pháp đã vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này thì các luật gia vẫn hành động rất thận trọng. Đầu tiên, thẩm phán có thể chọn phương án vô hiệu hóa một hành động hành pháp trên cơ sở luật định, chứ chưa phải hiến định. Vô hiệu hóa luật định có nghĩa là một thẩm phán bác bỏ một hành động hành pháp vì viên chức hành pháp đã hành động vượt quá thẩm quyền được luật cho phép. Phán quyết đó có ý nghĩa bảo vệ luật nhưng vẫn vô hiệu hóa được hành động sai trái của viên chức hành pháp. Thứ hai, là các thẩm phán có thể (nếu có khả năng) chỉ vô hiệu hóa một phần của đạo luật mà họ cho là có lỗi về mặt hiến định, chứ không bác bỏ toàn bộ đạo luật.

Không phán quyết về “sự sáng suốt” của cơ quan lập pháp

Nếu được tuân thủ nghiêm khắc, nguyên tắc này có nghĩa là cơ sở duy nhất để tuyên bố một đạo luật hoặc một hành vi hành pháp vi hiến là cho rằng nó vi phạm từng chữ của Hiến pháp. Các đạo luật không xâm phạm Hiến pháp chỉ vì nó không công bằng, lãng phí tài chính, hoặc cấu thành một chính sách công tồi tệ. Nếu thực sự xem xét cẩn thận, thì điều này có nghĩa là thẩm phán và đại thẩm phán không được tự do vận dụng các quan niệm cá nhân về đúng sai, hoặc quan niệm chính sách công tốt xấu khi xem xét tính hợp hiến của văn kiện lập pháp.

Một hệ quả phụ khác của nguyên tắc này là có thể một đạo luật được thông qua và được mọi người nhất trí là một đạo luật tốt và khôn ngoan, nhưng vẫn bị coi là vi hiến; ngược lại, một đạo luật có thể hợp pháp hóa hành vi của quan chức hành pháp bị mọi người coi là tồi tệ và nguy hiểm, nhưng vẫn không vi phạm Hiến pháp.

Nguyên tắc không phán quyết về “tính sáng suốt” của các đạo luật là một nguyên tắc khó tuân thủ trong thực tiễn. Đó là vì Hiến pháp là một tài liệu khá ngắn gọn, không đề cập đến nhiều lĩnh vực của đời sống công và chứa một số câu chữ và lời khuyên răn có thể có nhiều cách lý giải khác nhau. Ví dụ, Hiến pháp quy định Quốc hội được điều chỉnh thương mại xuyên bang. Nhưng chính xác thế nào là thương mại, và phạm vi của nó rộng đến mức nào khi chưa thêm chữ “xuyên bang”? Thẩm phán cũng là con người, và họ có nhiều cách trả lời khác nhau đối với câu hỏi này. Hiến pháp bảo vệ một người bị truy tố về một tội phạm nào đó có quyền được luật sư bào chữa. Nhưng quyền này có được duy trì khi người đó kháng cáo yêu cầu một phán định có tội hay không, nếu có thì bao nhiêu kháng cáo? Những người giải thích luật chặt chẽ và những người giải thích luật lỏng lẻo đã đưa ra những câu trả lời khác nhau.

Tóm lại, mặc dù việ c đưa giá trị cá nhân của thẩm phán vào trong cách diễn giải nhiều phần của Hiến pháp là không thể trá nh khỏi, nhưng hầu như các luật gia đều tán thà nh nguyên tắc chung là các đạo luật chỉ có thể bị vô hiệu hóa nếu nó vi phạm Hiến pháp, chứ không phải theo ý thích cá nhân của thẩm phán.

Chương 4: Các luật sư, nguyên đơn và nhóm lợi ích trong thủ tục tố tụng

Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, năm 2004

 

Chương này tập trung vào ba nhân vật quan trọng trong thủ tục tố tụng: các luật sư, nguyên đơn và các nhóm lợi ích. Các thẩm phán ở Mỹ ra phán quyết chỉ trong các vụ án được các cá nhân hay nhóm có bất đồng hay tranh chấp với nhau đưa ra tòa. Những đối thủ này, thường được gọi là nguyên đơn, đôi khi tự tranh tụng trong những vụ án của mình tại các cơ quan xét xử nhỏ như tòa khiếu nại, nhưng họ hầu như thường được đại diện bởi các luật sư trong những vũ đài pháp lý quan trọng hơn. Sau khi xem xét nghề luật chuyên nghiệp, chương này sẽ bàn về vai trò của từng nguyên đơn và nhóm lợi ích trong thủ tục tố tụng.

CÁC LUẬT SƯ VÀ NGHỀ LUẬT CHUYÊN NGHIỆP

Việc đào tạo các luật sư và hành nghề luật ở Mỹ đã có những bước phát triển theo thời gian. Ngày nay, các luật sư Mỹ hành nghề trong hàng loạt môi trường và hoàn cảnh khác nhau.

Sự phát triển của nghề luật chuyên nghiệp

Trong thời kỳ thuộc địa ở Mỹ (1607-1776), không có các trường luật để đào tạo những người quan tâm đến chuyên ngà nh luật. Một số người trẻ tuổi đã đến Anh để theo học luật và tham gia vào các hội quán của Hội luật gia Anh. Những hội quán này không phải là các trường luật chính thứ c, nhưng chúng là một phần của văn hóa pháp lý Anh quốc và giúp cho các sinh viên gần gũi hơn với luật pháp Anh. Những người mong muốn theo nghề luật trong thời kỳ này thường làm thư ký hoặc người học việc cho một luật sư danh tiếng.

Sau cuộc Cách mạng Mỹ (1775- 1783), số luật sư tăng lên nhanh chóng do cả việc giáo dục pháp lý và quyền hành nghề luật sư không bị giới hạn chặt chẽ. Phương pháp học việc tiếp tục là cách thức phổ biến nhất để được đào tạo pháp luật nhưng các trường luật cũng đã bắt đầu xuất hiện. Những trường luật đầu tiên bắt nguồn từ những văn phòng luật chuyên về đào tạo thư ký và người học việc. Trường sớm nhất như vậy là Trường Litchfield ở Connecticut, được thành lập năm 1784. Trường này dạy theo phương pháp bài giảng chủ yếu tập trung vào luật thương mại. Cuối cùng, một số trường đại cương đã bắt đầu đưa môn luật thành một phần trong chương trình giảng dạy chung, và trong năm 1817 một trường luật độc lập đã được thành lập ở trong trường Đại học Harvard.

Trong nửa cuối thế kỷ XIX, số trường luật tăng mạnh, từ 15 trường năm 1850 đến 102 trường năm 1900. Các trường luật vào thời gian đó và những trường luật ngày nay có hai điểm khác biệt quan trọng. Thứ nhất, các trường luật vào thời gian đó không thường xuyên yêu cầu phải học qua đại cương. Thứ hai, chương trình giảng dạy tiêu chuẩn của trường luật vào năm 1850 có thể được hoàn thành trong một năm. Vào thời gian sau này của những năm 1800, nhiều trường luật đã xây dựng các chương trình hai năm.

Năm 1870 đã bắt đầu có những thay đổi quan trọng ở trường Đại học Harvard có tác động lâu dài đối với đào tạo pháp luậ t. Đại học Harvard đã xây dựng những yêu cầu đầu vào / tuyển chọn khắt khe hơn; các sinh viên không có bằng đại cương sẽ phải thi đầu vào. Khóa học của trường luật tăng lên thành hai năm vào năm 1871 và thành ba năm vào năm 1876. Tương tự như vậy, các sinh viên bắt buộc phải vượt qua những kỳ thi cuối của năm thứ nhất trước khi tiếp tục theo học các khóa học của năm thứ hai.

Tuy nhiên, thay đổi lâu dài nhất là việ c bắt đầu áp dụng phương pháp giả ng dạy theo tình huống / vụ án. Phương pháp này thay thế các bài giảng và sách giáo khoa bằng các tuyển tập tình huống (tập hợp báo cáo các vụ án trên thực tế) được thiết kế để giải thích những nguyên tắc luật pháp, chúng có ý nghĩa gì, và chúng được phát triển như thế nào. Các giáo viên sử dụng phương pháp Xô-crát để hướng dẫn sinh viên khám phá những khá i niệm pháp luật trong các vụ án. Các trường khác cuối cùng cũng áp dụng phương pháp của Đại học Harvard, và phương pháp giảng dạy theo tình huống / vụ án vẫn là phương pháp giảng dạy được thừa nhận ở nhiều trường luật ngày nay.

Do nhu cầu về các luật sư tăng lên trong những năm cuối thập niên 1800 nên số trường luật mới được thành lập cũng tăng lên tương ứng. Việc mở một trường luật cũng không quá tốn kém, và số trường học ban đêm sử dụng các luật sư và thẩm phán làm cán bộ giảng dạy bán thời gian bắt đầu xuất hiện. Các tiêu chuẩn khi đó thường lỏng lẻo và chương trình giảng dạy dường như chú trọng đến tập quán địa phương. Đóng góp quan trọng của những trường này là ở chỗ chúng giúp cho việc đào tạo trở nên dễ dàng hơn đối với các sinh viên nghèo, nhập cư và thuộc tầng lớp lao động.

Trong thế kỷ XX, số người muốn nghiên cứu luật đã tăng lên mạnh mẽ. Cho đến những năm 1960, số người nộp đơn vào các trường luật đã tăng đến mức gần như tất cả các trường đều trở nên kén sinh viên hơn. Đồng thời, để thích ứng với sức ép và tranh chấp xã hội, nhiều trường luật đã bắt đầu tích cực tuyển dụng những người nộp đơn là phụ nữ và thuộc các nhóm thiểu số.

Cũng đến những năm 1960, chương trình giảng dạy ở một số trường luật đã mở rộng sang những mối quan tâm xã hội như luật các quyền công dân và các vấn đề về “luật và sự nghèo khổ”. Các khóa học về luật quốc tế cũng được đưa vào chương trình giảng dạy.

Một chiều hướng gần đây hơn ở các trường luật là chú trọng vào việc sử dụng máy tính cho mọi công việc từ chỉ dẫn đăng ký lớp học đến mẫu đăng ký tiếp xúc với tòa án và các dịch vụ dành cho sinh viên. Một điều đáng chú ý khác là ngày càng có nhiều trường luật đưa ra các khóa học hoặc chương trình đặc biệt về luật sở hữu trí tuệ, một lĩnh vực chuyên môn hóa đã phát triển đáng kể trong những năm gần đây. Cuối cùng, việc các luật sư sử dụng quảng cáo ngày càng nhiều đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với nghề luật. Giờ đây, trên các đài truyền hình ở khắp đất nước, mọi người có thể nhìn thấy các luật sư tiến hành kháng án để thu hút những khách hàng mới. Hơn nữa, các trung tâm tư vấn pháp luật, được thành lập do việc sử dụng quảng cáo ngày càng nhiều, đã phát triển nhanh chóng.

Sự phát triển và phân tầng

Số lượng luật sư ở nước Mỹ tăng đều trong nửa thế kỷ trước và hiện nay ước tính đạt khoảng hơn 950.000 người. Vậy tất cả những luật sư ở Mỹ tìm công việc ở đâu?

Hội đồng thi tuyển vào các trường luật đưa ra một số câu trả lời trong cuốn Hướng dẫn chính thức về các trường luật của Mỹ ấn bản năm 2001. Gần ba phần tư (72,9%) các luật sư của Mỹ hành nghề ở khu vực tư nhân, một số người làm việc tại các văn phòng một người và số khác làm trong các công ty luật lớn hơn nhiều. Khỏang 8,2% thành viên chuyên ngành luật làm việc cho các tổ chức chính phủ, gần 9,5% làm việc cho các ngành và hiệp hội tư nhân với tư cách là luật sư hoặc nhà quản lý, khoảng 1,1% làm việc cho các tổ chức hỗ trợ luật hoặc với tư cách là luật sư bào chữa đại diện cho những người không có khả năng trả tiền cho luật sư, và 1% làm việc trong hoạt động giáo dục pháp luật. Khoảng 5% số luật sư của đất nước đã nghỉ hưu hoặc không hoạt động nữa.

Các luật sư của Mỹ nộp đơn xin đào tạo chuyên ngành trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau. Một số môi trường làm việc có lợi nhuận và uy thế cao hơn nhiều so với những nơi khác. Điều này đã dẫn đến cái gọi là sự phân tầng.

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ uy thế là loại chuyên ngành luật và loại khách hàng được phục vụ. Các luật sư với chuyên ngành riêng phục vụ cho các hãng kinh doanh và tổ chức lớn chiếm nửa trên; còn những người đại diện cho lợi ích của các cá nhân thuộc nửa dưới.

Ở tầng trên của bậc thang danh vọng là các công ty luật lớn của quốc gia. Luật sư trong các hãng này từ trước đến nay được biết đến không phải nhờ xuất hiện ở tòa án, mà nhờ những tư vấn cho khách hàng. Khách hàng phải có khả năng chi trả cho những chuyên gia xuất sắc này, và do vậy họ thường là các doanh nghiệp lớn hơn là các cá nhân. Tuy nhiên, nhiều công ty luật lớn của quốc gia thường cung cấp các dịch vụ pháp luật “pro bono” (tiếng Latinh có nghĩa là “hàng hóa công cộng” hay miễn phí) cho các quyền công dân, tự do công dân, lợi ích người tiêu dùng, và các vấn đề về môi trường.

Các công ty luật lớn của quốc gia có nhiều thành viên và người cộng tác. Các thành viên sở hữu công ty luật và được trả một phần trong lợi nhuận của công ty. Những người cộng tác được trả lương và thực chất là làm việc cho các thành viên. Những công ty lớn này cạnh tranh để có được những sinh viên xuất sắc nhất tốt nghiệp từ các trường luật quốc gia. Những công ty luật uy tín nhất có từ 250 luật sư trở lên và cũng tuyển dụng hàng trăm người khác làm công việc bán pháp lý (những người không phải là luật sư nhưng được đào tạo chuyên biệt để xử lý nhiều thủ tục thường nhật của công việc pháp lý), các nhà quản lý, quản thủ thư viện và thư ký.

Ở một mức độ thấp hơn những người làm việc cho các công ty luật lớn của quốc gia là những người được các doanh nghiệp lớn tuyển dụng làm luật sư riêng. Nhiều doanh nghiệp sử dụng các công ty luật của quốc gia như nguồn cố vấn bên ngoài. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này ngày càng có xu hướng thuê nhiều luật sư được trả lương của riêng họ làm cố vấn nội bộ. Bộ phận pháp chế của một vài doanh nghiệp có quy mô lớn hơn so với của các hãng tư nhân. Hơn nữa, các doanh nghiệp này còn cạnh tranh với các công ty luật lớn để có được những sinh viên luật xuất sắc nhất.

Thay vì đại diện cho doanh nghiệp tại tòa án (một nhiệm vụ thường được xử lý bởi nguồn cố vấn bên ngoài trong trường hợp cần thiết), bộ phận pháp chế xử lý hàng loạt những vấn đề pháp lý mà các doanh nghiệp hiện nay gặp phải. Chẳng hạn, bộ phận pháp chế giám sát hoạt động của nhân viên doanh nghiệp để bảo đảm những hoạt động này tuân thủ các quy định của liên bang và bang về thuê và thôi việc người lao động. Các luật sư của doanh nghiệp có thể cố vấn cho hội đồng quản trị về những vấn đề như thỏa ước hợp đồng, sáp nhập, bán cổ phần và những hoạt động kinh doanh khác. Các luật sư của công ty cũng có thể đào tạo các nhân viên khác về những quy định luật pháp áp dụng trong công việc cụ thể của họ và bảo đảm rằng họ tuân thủ những quy định đó. Bộ phận pháp chế của một công ty lớn cũng hoạt động như là cầu nối với nguồn cố vấn bên ngoài.

Hầu hết các luật sư của Mỹ làm việc trong nửa dưới của nghề luật xét về danh vọng / uy tín và không đòi hỏi mức lương cao như trong các công ty luật lớn của quốc gia và các doanh nghiệp hàng đầu. Tuy nhiên, họ tham gia vào rất nhiều hoạt động và thường thấy họ trong và ngoài giờ làm việc tại các phòng xử án của nước Mỹ. Đó là những luật sư đại diện cho khách hàng trong các vụ kiện tai nạn cá nhân, khởi tố và bào chữa cho những người bị buộc tội hình sự, đại diện cho các ông chồng và bà vợ trong các vụ ly hôn, giúp mọi người tiến hành các giao dịch về bất động sản và giúp mọi người soạn di chúc – đó chỉ là một số ít trong các hoạt động của họ.

Các luật sư làm việc cho chính phủ thường thuộc nửa dưới của nghề luật. Một vài người, chẳng hạn tổng chưởng lý Mỹ và tổng cố vấn pháp luật của Mỹ, chiếm những vị trí đầy quyền thế, nhưng đa phần những người khác làm việc cực nhọc ở những vị trí thấp kém và được trả lương ít ỏi. Rất nhiều luật sư lựa chọ n những nghề khác như thẩm phán ở tòa án cấp liên bang hoặc bang.

Một khác biệt khác về sự chuyên môn hóa trong nghề luật là giữa các luật sư của bên nguyên và bên bị. Các luật sư của bên nguyên khởi xướng các vụ kiện, còn các luật sư của bên bị bào chữa cho những người bị buộc tội có hành động phạm pháp trong các vụ án dân sự và hình sự.

Các luật sư của chính quyền trong thủ tục tố tụng

Các luật sư của chính quyền làm việc tại mọi cấp độ của thủ tục tố tụng, từ những tòa án sơ thẩm đến những tòa án phúc thẩm cấp cao nhất của bang và liên bang.

Công tố viên liên bang. Mỗi hạt tư pháp liên bang có một viên chưởng lý nhà nước và một hoặc nhiều phó chưởng lý. Những người này chịu trách nhiệm khởi tố các bị cáo trong các vụ án hình sự ở tòa án hạt liên bang và bào chữa cho nước Mỹ khi nước Mỹ bị kiện ở một tòa án sơ thẩm liên bang.

Chưởng lý nhà nước được tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn. Những người được chỉ định phải có quyền lực ở hạt mà họ được bổ nhiệm và phải là luật sư. Họ làm việc chính thức trong một nhiệm kỳ bốn năm nhưng có thể được tái bổ nhiệm không thời hạn hoặc bị bãi miễn tùy theo quyết định của tổng thống. Các phó chưởng lý được tổng chưởng lý Hoa Kỳ bổ nhiệm chính thức, mặc dù trên thực tế họ được chưởng lý nhà nước lựa chọn cho hạt của mình; người chưởng lý nhà nước này sẽ chuyển quyền lựa chọn cho tổng chưởng lý để phê chuẩn. Phó chưởng lý có thể bị tổng chưởng lý sa thải.

Trong vai trò giữ quyền công tố, các chưởng lý nhà nước có quyền tự quyết đáng kể trong việc quyết định những vụ án hình sự nào để khởi tố. Họ cũng có thẩm quyền xác định những vụ án dân sự nào sẽ cố gắng giải quyết ngoài tòa án và những vụ án nào sẽ đưa ra xét xử. Do vậy, chưởng lý nhà nước ở vào vị trí rất thuận lợi để có thể tác động đến sổ ghi án của tòa án hạt liên bang. Tương tự như vậy, do tham gia vào kiện tụng ở các tòa án hạt nhiều hơn bất kỳ ai khác nên chưởng lý nhà nước và nhân viên của họ là những người tham gia cực kỳ quan trọng trong việc hoạch định chính sách ở các tòa án sơ thẩm liên bang.

Các công tố viên cấp bang. Những người khởi tố những người bị buộc tội vi phạm các điều luật hình sự của bang thường được gọi là các chưởng lý hạt. Ở hầu hết các bang, các chưởng lý hạt do các quan chức của địa hạt bầu ra; tuy nhiên, ở một số ít bang họ được chỉ định. Văn phòng của chưởng lý hạt thường tuyển dụng rất nhiều phụ tá làm hầu hết công việc xét xử trên thực tế. Phần lớn những phó chưởng lý hạt là sinh viên mới tốt nghiệp trường luật, những người sẽ thu thập kinh nghiệm xét xử quý báu từ những vị trí đó. Nhiều người sau đó tham gia vào hoạt động tư nhân, thường với tư cách là luật sư bào chữa các vụ án hình sự. Những người khác sẽ tìm cách trở thành chưởng lý hay thẩm phán hạt sau một vài năm.

Văn phòng của chưởng lý hạt có quyền tự quyết rất lớn trong việc xét xử các vụ án. Với những hạn chế về ngân sách và nhân lực, không phải tất cả các vụ án đều có thể được dành một lượng thời gian và nghiên cứu như nhau. Do vậy, một số vụ án bị bãi bỏ, một số vụ không được khởi tố và những vụ khác được khởi tố quyết liệt tại tòa án. Tuy nhiên, hầu hết các vụ án đều phụ thuộc vào sự thương lượng lời khai với bị cáo. Điều này có nghĩa là văn phòng chưởng lý hạt đồng ý chấp nhận lời biện hộ có tội của bên bị ở mức độ giảm cáo buộc hoặc bác bỏ một số cáo buộc đối với bên bị để đổi lấy cơ sở buộc tội những người khác.

Bào chữa viên nhà nước. Thông thường người bị buộc tội vi phạm một đạo luật hình sự của bang hay liên bang không có khả năng trả tiền để được một luật sư bào chữa. Trong một số lĩnh vực, một quan chức chính phủ, được gọi là bào chữa viên nhà nước, sẽ nhận trách nhiệm đại diện cho những bị đơn nghèo khổ. Do vậy, bào chữa viên nhà nước là một đối trọng của công tố viên. Tuy nhiên, không giống như chưởng lý, bào chữa viên nhà nước thường được chỉ định chứ không phải bầu chọn. Ở một số vùng của đất nước, có những hệ thống bào chữa viên nhà nước trên toàn bang; ở các vùng khác, bào chữa viên nhà nước là một quan chức địa phương, thường liên kết với một chính quyền địa hạt. Giống như chưởng lý hạt, bào chữa viên nhà nước tuyển dụng các nhân viên phụ thẩm và điều tra cho mình.

Các luật sư khác của chính quyền. Ở cả cấp độ bang và liên bang, một số luật sư của chính quyền được biết đến vì công việc ở tòa phúc thẩm nhiều hơn ở tòa án sơ thẩm. Chẳng hạn, mỗi bang có một tổng chưởng lý giám sát một nhóm các chưởng lý, những người bị ràng buộc với trách nhiệm xử lý những công việc pháp lý của bang. Ở cấp độ liên bang, Bộ Tư pháp có những trách nhiệ m tương tự thay mặt cho nước Mỹ.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Mặc dù Bộ Tư pháp là một cơ quan của bộ máy hành pháp của chính phủ nhưng nó có sự liên kết tự nhiên với ngành tư pháp. Nhiều vụ án xét xử ở các tòa án liên bang liên quan đến chính quyền quốc gia ở vai trò này hay vai trò khác. Đôi khi chính quyền bị kiện; trong những trường hợp khác, chính quyền khởi xướng vụ kiện. Trong cả hai trường hợp này, một chưởng lý phải đại diện cho chính quyền. Phần lớn các vụ kiện tụng liên quan đến chính quyền liên bang đều do Bộ Tư pháp xử lý mặc dù nhiều cơ quan chính phủ khác cũng có luật sư riêng.

Văn phòng Tổng cố vấn pháp luật của Bộ Tư pháp có vai trò cực kỳ quan trọng đối với những vụ án được tranh tụng trước Tòa án tối cao. Bộ cũng có một vài ban pháp lý, mỗi ban có các luật sư chuyên biệt do một phó tổng chưởng lý đứng đầu. Các ban pháp lý giám sát việc xử lý kiện tụng của chưởng lý nhà nước, đưa các vụ án ra tòa phúc thẩm và hỗ trợ văn phòng Tổng cố vấn pháp luật trong các vụ án tranh cãi trước Tòa án tối cao.

Tổng Cố vấn pháp luật Hoa Kỳ. Tổng cố vấn pháp luật Hoa Kỳ, quan chức cao cấp thứ ba trong Bộ Tư pháp, được hỗ trợ bởi năm phó tổng cố vấn và khoảng hai mươi trợ lý tổng cố vấn. Chức năng chủ yếu của tổng cố vấn pháp luật là đại diện cho nước Mỹ quyết định những vụ án nào sẽ được hay không được đưa ra Tòa án tối cao để xem xét lại. Bất cứ khi nào một cơ quan hay tổ chức thuộc bộ máy hành pháp bị thua trong một vụ kiện ở một trong những tòa phúc thẩm và muốn Tòa án tối cao xem xét lại thì cơ quan hay tổ chức đó sẽ yêu cầu Bộ Tư pháp có được một lệnh lấy lên xem xét lại (certiorari). Tổng cố vấn pháp luật sẽ xác định có kháng nghị phán quyết của tòa án thấp hơn hay không.

Nhiều yếu tố phải tính đến khi đưa ra một quyết định như vậy. Có lẽ cân nhắc quan trọng nhất là Tòa án tối cao bị giới hạn về số vụ án mà nó có thể xét xử trong một nhiệm kỳ nhất định. Do vậy, tổng cố vấn pháp luật phải xác định liệu một vụ án cụ thể có nên đưa ra xem xét đặc biệt tại Tòa án tối cao hay không. Ngoài việc quyết định có nên đưa ra Tòa án tối cao để xem xét lại, tổng cố vấn pháp luật còn biện hộ cho hầu hết các vụ án của chính phủ do Tòa Tối cao xét xử.

Các tổng chưởng lý của bang. Mỗi bang có một tổng chưởng lý phục vụ với tư cách là quan chức pháp lý hàng đầu của bang đó. Ở hầu hết các bang, quan chức này được bầu trên cơ sở một cuộc bỏ phiếu kín của đảng trên toàn bang. Tổng chưởng lý giám sát một nhóm chưởng lý, những người mà công việc chủ yếu là giải quyết các vụ án dân sự liên quan đến bang. Mặc dù việc khởi tố những bị cáo hình sự nhìn chung do các chưởng lý hạt địa phương giải quyết, nhưng văn phòng của tổng chưởng lý vẫn thường đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tra những hoạt động phạm tội trên toàn bang. Do đó, tổng chưởng lý và nhân viên của mình có thể phối hợp chặt chẽ với các chưởng lý hạt địa phương trong việc chuẩn bị cho một vụ án khởi kiện một bị cáo cụ thể.

Các tổng chưởng lý của bang cũng đưa ra những ý kiến cố vấn cho các cơ quan của bang và địa phương. Thông thường, những ý kiến này diễn giải một khía cạnh của luật bang mà chưa được các tòa án xét xử. Mặc dù một ý kiến cố vấn cuối cùng có thể bị bãi bỏ trong một vụ án đưa ra trước tòa, nhưng ý kiến của tổng chưởng lý vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định lối hành xử của các cơ quan của bang và địa phương.

Các luật sư tư trong thủ tục tố tụng

Trong các vụ án hình sự ở Mỹ, bị cáo có một quyền hiến định là được đại diện bởi một luật sư. Một số khu vực tài phán đã thiết lập các văn phòng bào chữa viên nhà nước để đại diện cho những bị cáo nghèo khổ. Trong những khu vực khác, có một số phương pháp là bổ nhiệm một luật sư tư để đại diện cho một bị cáo không có khả năng thuê luật sư bào chữa. Những bị cáo không có khả năng thuê luật sư cho mình cũng làm theo cách này.

Trong các vụ án dân sự, cả bên nguyên và bên bị đều không có quyền hiến định được luật sư bào chữa. Tuy nhiên, trong phạm vi dân sự thì các vấn đề pháp lý thường phức tạp đến mức phải có luật sư bào chữa. Những hình thức hỗ trợ pháp lý khác nhau thường sẵn có cho những người cần được giúp đỡ.

Luật sư bào chữa được chỉ định / bổ nhiệm. Khi một luật sư tư phải được bổ nhiệm để bào chữa cho một bị cáo nghèo khổ thì việc bổ nhiệm này thường do một thẩm phán độc lập thực hiện trên cơ sở từng trường hợp. Các hiệp hội luật sư địa phương hay bản thân các luật sư thường cung cấp cho tòa án một danh sách những luật sư sẵn sàng cho việc bào chữa như vậy.

Luật sư bào chữa tư. Một số luật sư trong hoạt động cá nhân của họ thường chuyên tâm vào công việc bào chữa cho tội phạm hình sự. Mặc dù cuộc sống của những luật sư bào chữa cho tội phạm hình sự có thể được mô tả rất hào nhoáng trên truyền hình hay phim ảnh, song trên thực tế những luật sư này phải làm việc nhiều giờ với đồng lương và thanh thế rất thấp.

Nhóm làm việc tại phòng xử án

Không chỉ đơn thuần hoạt động theo kiểu thỉnh thoảng tập hợp những người lạ để giải quyết một xung đột nào đó rồi ai đi đường nấy, các luật sư và thẩm phán, những người cùng làm việ c trong một phòng xử án hình sự, trở thành một phần của nhóm làm việc.

Những thành viên hiện hữu nhất của nhóm làm việc – thẩm phán, công tố và luật sư bào chữa – được gắn với những chức năng cụ thể: Bên công tố thúc ép để có lời buộc tội những người bị kết tội vi phạm hình sự đối với chính quyền, luật sư bào chữa tìm mọi cách để khách hàng của mình được trắng án, và thẩm phán đóng vai trò người phân xử trung gian để bảo đảm có mức án công bằng. Mặc dù có những vai trò khác nhau nhưng các thành viên của nhóm làm việc tại phòng xử án có cùng một số giá trị và mục đích và không phải là những kẻ thù ghê gớm của nhau như nhiều người thường nghĩ. Sự hợp tác giữa các thẩm phán, bên công tố và luật sư bào chữa là quy phạm của nhóm làm việc tại phòng xử án.

Mục đích quan trọng nhất của nhóm làm việc tại phòng xử án là giải quyết các vụ án một cách mau chóng. Các thẩm phán và bên công tố quan tâm đến việc giải quyết các vụ án một cách nhanh chóng để thể hiện một hình ảnh hoàn thiện và hiệu quả. Do những luật sư bào chữa tư cần giải quyết rất nhiều vụ án để bảo đảm về vấn đề tài chính nên việc giải quyết các vụ án một cách nhanh chóng là lợi thế của họ. Và những bào chữa viên nhà nước thường tìm cách nhanh chóng giải quyết vấn đề một cách đơn giản vì họ thiếu những nguồn lực cần thiết để giải quyết khối lượng công việc của mình.

Một mục tiêu quan trọng khác của nhóm làm việc tại phòng xử án là duy trì sự gắn kết trong nhóm. Xung đột giữa các thành viên làm cho công việc trở nên khó khăn hơn và cản trở việc giải quyết nhanh chóng các vụ án.

Cuối cùng, nhóm làm việc tại phòng xử án quan tâm đến việc giảm bớt và kiểm soát sự bất ổn. Trên thực tế, điều này có nghĩa là tất cả thành viên của nhóm làm việc đều nỗ lực tránh các vụ xử án. Các vụ xử án, đặc biệt là các vụ xử án có bồi thẩm đoàn, gây ra rất nhiều bất ổn khi chúng đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và công sức mà không thể bảo đảm chắc chắn sẽ có được kết quả mong muốn.

Để duy trì những mục tiêu này, các thành viên của nhóm làm việc phải có một số kỹ năng. Mặc dù có những quyết định đơn phương và thủ tục đối lập nhưng đàm phán là kỹ năng được sử dụng phổ biến nhất tại các phòng xử án hình sự. Các thành viên đàm phán về hàng loạt vấn đề – chẳng hạn sự đình lại (trì hoãn trong thủ tục tại tòa án), các ngày xét xử và trao đổi thông tin. Tuy nhiên, thương lượng lời khai là cách thức quyết định nhất trong việc đàm phán.

Các dịch vụ pháp lý cho người nghèo

Mặc dù các bị đơn hình sự có quyền hiến định được đại diện bởi một luật sư, nhưng những người là bị đơn trong một vụ án dân sự hoặc muốn bắt đầu một vụ án dân sự không có quyền được có đại diện. Do vậy, những người không có tiền để thuê luật sư có thể gặp khó khăn trong việc xét xử.

Để giải quyết vấn đề này, những dịch vụ hỗ trợ pháp lý hiện nay đã xuất hiện trong nhiều lĩnh vực. Các hiệp hội hỗ trợ pháp lý được thành lập rất sớm ở New York và Chicago, ngay từ cuối những năm 1880, và nhiều thành phố lớn khác đã làm như vậy trong thế kỷ XX. Mặc dù một số hiệp hội hỗ trợ pháp lý được các tổ chức luật tài trợ, hầu hết những hiệp hội này đều được hỗ trợ bở i những đóng góp cá nhân. Các văn phòng hỗ trợ pháp lý cũng liên kết với các tổ chức từ thiện trong một số lĩnh vực, và nhiều trường luật đưa vào hoạt động các khoa hỗ trợ pháp lý để mang đến sự trợ giúp về pháp luật cho người nghèo và cho các sinh viên luật thực tập. Ngoài ra nhiều luật sư còn cung cấp những dịch vụ pháp lý “pro bono publico” (tiếng Latinh có nghĩa là “vì lợi ích chung”) vì họ coi đó là một trách nhiệm nghề nghiệp.

NGUYÊN ĐƠN

Trong một số vụ án diễn ra trước tòa, nguyên đơn là những cá nhân, trong khi ở những vụ án khác thì một hay nhiều nguyên đơn có thể là một cơ quan chính phủ, một doanh nghiệp, một liên đoàn, một nhóm lợi ích hay một trường đại học.

Điều gì thúc đẩy một người hoặc một nhóm đưa sự bất bình ra toà? Trong các vụ án hình sự, câu trả lời cho vấn đề này là tương đối đơn giản. Một điều luật hình sự của bang hoặc liên bang được coi là bị vi phạm, và chính phủ cáo trạng bên bị buộc tội vi phạm điều luật đó. Trong các vụ án dân sự thì câu trả lời hoàn toàn không dễ dàng. Mặc dù một số người sẵn sàng đưa sự bất bình của họ ra tòa, nhưng nhiều người khác lại tránh thủ tục này do thời gian và chi phí có thể phát sinh.

Nhà khoa học chính trị Phillip Cooper chỉ ra rằng các thẩm phán được triệu tập để giải quyết hai loại tranh chấp: các vụ án tư pháp và những tranh cãi công pháp. Các vụ án tư pháp là những vụ án mà trong đó một công dân hay tổ chức riêng lẻ kiện một công dân hay tổ chức khác. Còn trong những tranh cãi công pháp, một công dân hoặc tổ chức chắc chắn rằng một cơ quan hay quan chức chính phủ đã vi phạm một quyền hiến định hoặc luật định. Trong cuốn Những lựa chọn tư pháp khó khăn (Hard Judicial Choices), Cooper đã viết rằng “những hành động pháp luật, dù là tranh cãi công pháp hay tư pháp, đều nhằm hướng đến một chính sách nào đó hoặc hy vọng được bù đắp”.

Một ví dụ kinh điển về kiện tụng cá nhân, hay kiện tụng thông thường, theo hướng mong được đền bù là khi một người bị thương trong một tai nạn ô tô kiện người lái của chiếc ôtô khác để cố gắng đòi được bồi thường thiệt hại bằng tiền cho những chi phí thuốc men phải chịu. Loại kiện tụng này mang tính chất cá nhân và không nhằm mục đích thay đổi các chính sách của chính phủ hay doanh nghiệp.

Tuy nhiên, một số vụ án tư pháp là có định hướng chính sách hoặc có bản chất chính trị. Kiện tụng về thương tích cá nhân hay trách nhiệm đối với sản phẩm bề ngoài có vẻ đơn thuần chỉ mang bản chất đòi bồi thường, song nó cũng có thể được sử dụng để thay đổi công việ c sản xuất hay hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp tư nhân bị kiện.

Một vụ kiện ở bang Bắc Carolina cho chúng ta một ví dụ rõ nét. Vụ án bắt đầu năm 1993 sau khi một bé gái năm tuổi bị kẹt trong cống của một bể nước sau khi một đứa bé khác đã bỏ nắp cống đó đi. Lực hút quá mạnh đã khiến cho bé gái bị hút gần hết ruột già và ruột non trước khi được cứu ra. Hậu quả là trong suốt phần đời còn lại cô bé phải dành 11 giờ mỗi ngày gắn chặt ống dẫn thức ăn trong tĩnh mạch. Năm 1997, một ban hội thẩm đã xử cho gia đình cô bé được bồi thường 25 triệu USD và trước khi ban hội thẩm phải cân nhắc những bồi thường mang tính trừng phạt thì nhà sản xuất cống nước trên và hai bị đơn khác đã phải giải quyết vụ án với cái giá 30,9 triệu USD. Luật sư của bên nguyên nói rằng vụ kiện này đã tiết lộ những rắc rối tương tự trong các lĩnh vực khác của đất nước và cho thấy một ví dụ đích thực về những gì người trong ngành biết nhưng những người khác thì không. Không chỉ gia đình cô bé chiến thắng vụ kiện mà cơ quan lập pháp bang Bắc Carolina cũng đã thông qua một đạ o luật yêu cầu những ống nước nhằng nhịt đều phải có biện pháp ngăn chặn những chấn thương như vậy trong tương lai.

Tuy nhiên, hầu hết những vụ kiện mang tính chính trị hay có định hướng chính sách là những tranh cãi công pháp, tức chúng là những vụ được đưa ra tòa kiện chính phủ chủ yếu để ngăn chặn những chính sách hay hoạt động bị coi là bất hợp phá p. Chúng cũng có thể tìm kiếm tiền bồi thường hay một số hình thức giảm nhẹ thiệt hại cụ thể khác. Một vụ án do Tòa án tối cao Mỹ xét xử, vụ Lucas kiện Hội đồng bờ biển Nam Carolina, cho thấy một ví dụ rõ nét. Đạo luật bảo vệ đường bờ biển của bang Nam Carolina cấm David H. Lucas xây dựng những ngôi nhà cho một gia đình trên hai lô đất mà ông sở hữu. Một tòa sơ thẩm của bang Nam Carolina phán quyết Lucas có quyền được bồi thường cho tổ n thất nói trên. Tuy nhiên, Tòa án tối cao bang Nam Carolina đã đảo ngược quyết định của tòa sơ thẩm và Lucas kiện lên Tòa án tối cao Mỹ. Tòa án tối cao phán quyết có lợi cho Lucas, tuyên bố rằng nếu một chủ sở hữu tài sản bị từ chối tất cả những hình thức sử dụng có lợi ích hữu hình về mặt kinh tế trên tài sản của mình thì có nghĩa là đã có sự chiếm đoạt và Hiến pháp yêu cầu người chủ sở hữu được quyền bồi thường.

Việc kiện tụng mang tính chính trị hay theo định hướng chính sách phổ biến hơn ở các tòa phúc thẩm so với các tòa sơ thẩm, và xuất hiện nhiều nhất ở Tòa án tối cao Mỹ. Việc kiện tụng đòi bồi thường thông thường thường được kết thúc sớm ở thủ tục tố tụng vì những người đi kiện thấy việc hòa giải tranh chấp của họ hoặc chấp nhận phán quyết của tòa sơ thẩm là có lợi hơn. Tuy nhiên, nguyên đơn trong các vụ kiện chính trị nhìn chung ít dành công sức thúc đẩy những lợi ích chính sách của họ bằng việc giành thắng lợi ở những cấp độ tòa án thấp hơn. Thay vào đó, họ thích sự công khai rộng rãi hơn gắn liền với một quyết định của tòa phúc thẩm. Việc theo đuổi kiện tụng tại các tòa phúc thẩm là rất tốn kém. Do vậy, nhiều vụ kiện đạt đến cấp độ tòa án này thường được các nhóm lợi ích hỗ trợ bằng cách này hay cách khác.

CÁC NHÓM LỢI ÍCH TRONG THỦ TỤC TỐ TỤNG

Mặc dù các nhóm lợi ích có thể được biết đến nhiều hơn vì những nỗ lực của họ nhằ m gây ảnh hưởng đến các quyết định của bộ máy lập pháp và hành pháp, nhưng họ cũng theo đuổi các mục tiêu chính sách của họ ở tòa án. Một số nhóm nhận thấy hệ thống tòa án dễ lĩnh hội những nỗ lực của họ hơn so với bộ máy lập pháp và hành pháp của chính phủ. Các nhóm lợi ích không có những nguồn lực kinh tế để chuẩn bị cho một nỗ lực vận động hành lang mạnh mẽ ở Quốc hội hay một cơ quan lập pháp bang có thể dễ dàng thuê luật sư và tìm kiếm một số điều khoản theo Hiến pháp hay theo luật định làm cơ sở cho một vụ kiện tại tòa án. Tương tự như vậy, một nhóm nhỏ với ít cử tri đã đăng ký trong số các thành viên của nhóm có thể thiếu sức mạnh chính trị để gây ảnh hưởng lên các nhà lập pháp và quan chức hệ thống hành pháp. Tuy nhiên, có nhiều thành viên và có sức mạnh chính trị không phải là những điều kiện tiên quyết để đưa các vụ kiện ra tòa.

Các nhóm lợi ích cũng có thể hướng sang các tòa án vì họ thấy rằng hệ thống tòa án đồng cảm hơn với những mục tiêu chính sách của họ so với hệ thống lập pháp và hành pháp. Trong suốt những năm 1960, các nhóm lợi ích với những mục tiêu chính sách tự do đã gặp rất nhiều thuận lợi với các tòa án liên bang. Ngoài ra, khái niệm công ty luật vì lợi ích chung cực kỳ phổ biến trong thời kỳ này. Các công ty luật vì lợi ích chung theo đuổi những vụ án nhìn chung phục vụ cho lợi ích của công chúng – bao gồm những vụ án trong các lĩnh vực quyền lợi người tiêu dùng, phân biệt đối xử trong tuyển dụng, an toàn nghề nghiệp, quyền tự do dân sự và các vấn đề về môi trường.

Trong những thập niên 1970 và 1980, các nhóm lợi ích bảo thủ hướng sang các tòa án liên bang với mức độ thường xuyên hơn trước kia. Điều này một phần là sự phản ứng đối với những thành công của các nhóm lợi ích tự do. Điều này cũng chính là do các tòa án liên bang dành diễn đàn xét xử thuận lợi hơn cho những quan điểm bảo thủ.

Sự tham gia của nhóm lợi ích vào thủ tục tố tụng có thể dưới một số hình thức khác nhau phụ thuộc vào mục tiêu của từng nhóm. Tuy nhiên, có hai sách lược chính: tham gia vào những vụ án kiểm tra tính hợp hiến và trình bày thông tin trước tòa án thông qua những “amicus curiae” (tiếng Latinh có nghĩa là “người bạn của tòa án”).

Những vụ án kiểm tra tính hợp hiến (Test Cases)

Do bộ máy tư pháp chỉ tham gia vào việc lập chính sách bằng cách đưa ra những quyết định trong các vụ án cụ thể nên một sách lược của nhóm lợi ích là bảo đảm rằng một vụ án phù hợp với việc đạt được những mục tiêu chính sách của nhóm sẽ được đưa ra trước tòa. Trong một số trường hợp, điều này có nghĩa là nhóm lợi ích sẽ khởi xướng và bảo trợ vụ án bằng việc cung cấp tất cả những nguồn lực cần thiết. Ví dụ được biết đến nhiều nhất về loại hình bảo trợ này là vụ Brown kiện Hội đồng giáo dụcnăm 1954. Trong vụ án này, mặc dù việc kiện Hội đồng giáo dục Topeka, Kansas được cha mẹ Linda Brown tiến hành nhưng Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu (NAACP) mới là người hỗ trợ pháp lý và tiền bạc để theo suốt vụ kiện này tại Tòa án tối cao. Thurgood Marshall, người sau này trở thành thẩm phán của Tòa án tối cao Mỹ, đã biện hộ vụ kiện thay mặt cho bên nguyên và NAACP. Nhờ đó mà NAACP đã giành được thắng lợi thông qua phán quyết của Tòa án tối cao rằng sự phân biệt chủng tộc ở các trường công vi phạm điều khoản bảo vệ công bằng của Tu chính án Hiến pháp thứ mười lăm.

Các nhóm lợi ích cũng có thể hỗ trợ cho một vụ án do một người nào đó khởi xướng nhưng lại đặt ra những vấn đề quan trọ ng cho nhóm. Một ví dụ rõ nét cho trường hợp này có thể tìm thấy trong một vụ kiện về quyền tự do tín ngưỡng, vụ Wisconsin kiện Yoder. Vụ án này do bang Wisconsin khởi kiện khi đưa ra những lời buộc tội Jonas Yoder và những người khác đã không chịu gửi con em mình đến trường ở tuổi 16 theo quy định của luật bang. Yoder và những người khác, là hội viên của tín ngưỡng Amish, tin rằng giáo dục sau lớp 8 dẫn đến việc phá vỡ những giá trị mà họ tôn thờ và “gây ảnh hưởng trần tục lên con em họ”.

Một tổ chức được biết đến với tên gọi ủy ban quốc gia về tự do tín ngưỡng Amish (NCARF) đã đi đến quyết định bào chữa cho Yoder và những người khác. Tiếp theo phán quyết của tòa sơ thẩm bất lợi cho Amish, NCARF kháng cáo lên một tòa phúc thẩm lưu động ở Wisconsin, song tòa này đã bảo lưu phán quyết của tòa sơ thẩm. NCARF tiếp tục kháng cáo lên Tòa án tối cao ở Wisconsin, và tòa này phán quyết theo hướng có lợi cho Amish, tuyên bố rằng luật giáo dục bắt buộc đã vi phạm điều khoản tự do thực hiện tín ngưỡng của Tu chính án Hiến pháp thứ nhất. Khi đó bang Wisconsin kháng cáo lên Tòa án tối cao Mỹ và, vào ngày 15 tháng Năm 1972, Tòa án tối cao Mỹ đã chấp nhận sự phản đối về mặt tín ngưỡng mà NCARF đã đưa ra đối với các đạo luật giáo dục bắt buộc.

Như những ví dụ trên cho thấy, sự tham gia của nhóm lợi ích vào việc kiện tụng đã tập trung vào những vụ án liên quan đến những vấn đề Hiến pháp trọng yếu được ra Tòa án tối cao. Tuy nhiên, do chỉ một phần nhỏ các vụ án đến được cấp tòa án cao nhất của đất nước này nên phần lớn công việc của các luật sư nhóm lợi ích là dành cho những việc mang tính thủ tục hơn ở các cấp độ thấp hơn của bộ máy tư pháp. Thay vì tạo những vụ án kiểm tra tính hợp hiến quan trọng cho các tòa phúc thẩm, những luật sư này có thể đơn giản được yêu cầu giải quyết các vấn đề pháp lý cho khách hàng thuộc nhóm lợi ích của họ.

Chẳng hạn, trong phong trào đòi quyền dân sự vào những thập niên 1950 và 1960, các luật sư vì lợi ích chung không chỉ khiếu kiện những vấn đề quan trọng về quyền dân sự, mà họ còn bào chữa cho những người Mỹ gốc Phi và những người lao động đòi quyền dân sự gặp rắc rối với các cơ quan chức năng địa phương. Khi đó, những luật sư nhóm lợi ích này thực hiện nhiều chức năng của một hiệp hội hỗ trợ pháp lý chuyên biệt: Họ mang đến sự đại diện pháp lý cho những người tham gia vào một phong trào quan trọng đòi thay đổi xã hội. Hơn nữa, họ còn thực hiện chức năng quan trọng là thu hút sự quan tâm đến hoàn cảnh khó khăn của những người Mỹ gốc Phi bằng việc kiên trì theo đuổi các vụ án trước tòa.

Thông điệp của “những người bạn của tòa án” (Amicus Curiae)

Việc đệ trình thông điệp của “những người bạn của tòa án” là phương pháp dễ dàng nhất mà nhóm lợi ích có thể tham gia vào các vụ kiệ n. Phương pháp này cho phép một nhóm có được thông điệp của mình trước tòa án kể cả khi nhóm đó không kiể m soát vụ án. Trong trường hợp được sự cho phép của các bên của vụ án hay sự cho phép của tòa án, một nhóm lợi ích có thể đệ trình thông điệp của “những người bạn của tòa án” để bổ sung cho lời biện hộ của các bên. Việc lập hồ sơ của “những người bạn tòa án” là một sách lược được sử dụng nhiều tại tòa phúc thẩm hơn là tòa sơ thẩm, ở cả cấp độ liên bang và bang.

Đôi khi những thông điệp này là nhằm mục đích đẩy mạnh vị thế của một trong các bên của vụ án. Khi vụ Wisconsin kiện Yoder được biện hộ trước Tòa án tối cao Mỹ, tín ngưỡng Amish được ủng hộ bởi các thông điệp của “những người bạn của tòa án” do Hội thảo chung của những tín đồ theo tín ngưỡng ngày Sabbath, Hội đồng quốc gia về các nhà thờ Cơ đốc giáo ở Mỹ, Hội đồng giáo đường Do thái của Mỹ, Quốc hội Do thái Mỹ, Ủy ban Do thái quốc gia về luật pháp và các vấn đề chung, và Ủy ban trung ương dòng Menno trình ra.

Đôi khi những thông điệp của “những người bạn của tòa án” được sử dụng không chỉ để đẩy mạnh lời biện hộ của một trong các bên, mà còn để chỉ cho tòa án thấy quan điểm riêng của nhóm về việc vụ án nên được giải quyết như thế nào. Những thông điệp của “những người bạn của tòa án” thường được trình lên trong nỗ lực thuyết phục tòa phúc thẩm chấp thuận hoặc từ chối việc xem xét phán quyết của tòa án thấp hơn. Một nghiên cứu của Tòa án tối cao Mỹ cho thấy việ c trình bày những thông điệp của “những người bạn của tòa án” làm tăng đáng kể cơ hội mà Tòa có thể xem xét vụ án một cách toàn diện.

Không giống các nhóm lợi ích riêng, tất cả các cấp độ chính quyền có thể đệ trình những thông điệp của “những người bạn của tòa án” mà không cần phải đợi sự cho phé p. Tổng cố vấn pháp luật của Mỹ có vai trò đặc biệt quan trọng trong vấn đề này, và trong một số trường hợp Tòa án tối cao có thể mời Tổng cố vấn pháp luật trình bày một thông điệp của “những người bạn của tòa án”.

Chương 5: Thủ tục tố tụng hình sự

Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, năm 2004

 

Tố tụng hình sự bắt đầu khi một đạo luật bị vi phạm và trải qua các giai đoạn bắt giữ, cáo trạng, xử sơ thẩm và phúc thẩm. Ở Mỹ không có một trình tự tố tụng hình sự hoặc dân sự thống nhất. Thay vào đó, hệ thống liên bang có một trình tự tố tụng ở cấp độ quốc gia, và mỗi bang và lãnh thổ có những quy tắc và quy định riêng tác động lên thủ tục tố tụng. Những chuẩn mực và sự tương đồng tồn tại giữa tất cả các thực thể chính quyền này, và ở đây chúng tôi sẽ tập trung trao đổi về các chuẩn mực và tương đồng đó, mặc dù thực tế không có hai bang nào có hệ thống tòa án hoàn toàn giống nhau, và không bang nào có hệ thống tòa án hoàn toàn giống với hệ thống tòa án của chính quyền quốc gia.

BẢN CHẤT VÀ CĂN NGUYÊN CỦA TỘI PHẠM

Một hành động không tự động được coi là tội phạm vì nó gây tổn hại hay sai trái. Một hành động chỉ cấu thành tội phạm thực sự khi hành động đó vi phạm một cách cụ thể một đạo luật hình sự do Quốc hội, một cơ quan lập pháp bang hay một số cơ quan công quyền khác ban hành. Khi đó, tội phạm là một hành vi chống lại bang, mà có thể bị phạt tiền, ngồi tù hoặc tử hình. Tội phạm là sự vi phạm các nghĩa vụ đối với toàn thể cộng đồng và chỉ có thể bị trừng phạt bởi bang. Chế tài phạt tù hay tử hình không thể được đặt ra bởi một tòa án dân sự hay trong một hành động dân sự (mặc dù tiền phạt có thể là hình phạt dân sự hoặc hình sự).

Ở Mỹ, hầu hết tội phạm đều cấu thành từ một hành động sai trái như tấn công nghiêm trọng hay tham ô; một số ít tội phạm cấu thành từ việc không hành động như không dừng lại hay không trợ giúp sau một tai nạn giao thông hoặc không nộp một khoản hoàn thuế thu nhập. Bang coi một số tội phạm là nghiêm trọng như giết người hay phản quốc, và sự nghiêm trọng này được phản ánh ở những chế tài tương ứng như tù chung thân hay án tử hình. Bang coi những tội phạm khác chỉ bị khiển trách phần nào như vi phạm đỗ xe hai lần (double parking) hay quấy rối trật tự, và chịu nộp một ít tiền phạt hay một đêm trong nhà tù địa phương đại loại như một hành động nhắc nhở của chính quyền.

Một số tội phạm, như bắt cóc hay cưỡng hiếp, cấu thành những hành động mà thực sự mọi công dân đều coi là nằm ngoài phạm vi những hành xử có thể chấp nhận được của con người, trong khi những tội phạm khác cấu thành những hành động mà quan điểm về chúng có thể khác nhau. Chẳng hạn, một điều luật của bang Michigan năm 1897 coi việc chửi rủa trước mặt trẻ em là phạm pháp, và một đạo luật của bang Nebraska cấm chơi bingo trong bữa tối ở nhà thờ. Những đạo luật hình sự khác lại hết sức ngớ ngẩn: Tại bang Wisconsin, việc hát trong quán bar là phạm pháp, và ở bang Louisiana, việc xuất hiện trong tình trạng say xỉn tại cuộc họp của một hội văn học là điều bị cấm.

Những tội phạm nghiêm trọng nhất ở Mỹ là những tội nặng / trọng tội (felonies). Tại phần lớn các bang trọng tội là bất kỳ sự phạm tội nào mà hình phạt có thể là tử hình (ở những bang cho phép điều đó) hay tống giam vào nhà đá (một nhà tù liên bang hoặc bang); tất cả những tội khác là tội nhẹ / khinh tội (misdemeanors) hoặc vi cảnh (infractions). Ở những bang khác và theo luật liên bang, trọng tội là một tội mà hình phạt có thể là tử hình hoặc phạt tù từ một năm trở lên. Do vậy, việc định nghĩa trọng tội là khác nhau ở một số bang tùy theo nơi diễn ra hình phạt; ở một số bang và theo chính quyền liên bang, thời hạn của bản án là yếu tố chính. Những ví dụ về trọng tội bao gồm giết người, hãm hiếp bằng vũ lực và cướp có vũ khí.

Tội nhẹ / khinh tội (misdemeanors) được bang coi là những tội ít nghiêm trọng, và hình phạt của chúng thường là giam trong nhà tù của thành phố hay địa hạt trong thời gian dưới một năm. Say rượu nơi công cộng, đánh bạc lặt vặt và sống lang thang là những ví dụ chung về những vi phạm nhỏ. Một số bang còn có phân loại thứ ba về tội phạm là vi cảnh (infractions). Thông thường loại này bao gồm những vi phạm giao thông nhỏ, như vi phạm nơi đỗ xe, và hình phạt thường là nộp ít tiền phạt. Tiền phạt cũng có thể là một phần trong hình phạt dành cho những tội nhẹ / khinh tội và tội nặng / trọng tội.

PHÂN LOẠI TỘI PHẠM

Năm hạng mục rộng phân loại tội phạm bao gồm những loại vi phạm hình sự chủ yếu ở nước Mỹ ngày nay là tội phạm thông thường, tội phạm kinh tế, tội phạm có tổ chức, tội phạm chính trị và tội phạm đồng thuận.

Tội phạm thông thường

Tội phạm tài sản chiếm tỷ trọng lớn trong 31,3 triệu vụ tội phạm thông thường hàng năm ở Mỹ. Tội phạm tài sản được chính phủ phân biệt với tội phạm bạo lực mặc dù hai loại tội phạm này thường có mối quan hệ mật thiết. Chẳng hạn, kẻ trộm đột nhập vào nhà và vô tình chạm mặt chủ nhà có sức kháng cự; tên trộm này có thể làm bị thương người chủ nhà và do vậy sẽ bị kết tội không chỉ là ăn trộm tài sản.

Những tội phạm thông thường ít gặp hơn nhưng đáng sợ hơn là những tội liên quan đến con người. Những tội phạm bạo lực này bao gồm giết người và sát hại có chủ ý, hiếp dâm có bạo lực, cướp và hành hung nghiêm trọng.

Tội phạm kinh tế

Có bốn loại tội phạm kinh tế lớn:

  • Những tội phạm cá nhân bao gồm hành động phạm tội không dùng bạo lực mà một người bắt người khác phải chịu với hy vọng có được tiền. Những ví dụ bao gồm cố ý viết séc sai, gian trá với thuế thu nhập của mình và gian lận về tiền trợ cấp.
  • Việc lợi dụng niềm tin xảy ra khi các nhân viên trong doanh nghiệp và chính phủ vi phạm sự trung thực đối với người chủ hay khách hàng của họ và tham gia vào những việc làm như hối lộ thương mại, ăn trộm và biển thủ từ nơi làm việc, và lập sai hồ sơ các tài khoản chi tiêu.
  • Tội phạm kinh doanh là những tội phạm mà không nằm trong mục tiêu trọng tâm của doanh nghiệp kinh doanh nhưng có liên quan đến (hoặc trợ giúp cho) mục tiêu đó. Quảng cáo sai, vi phạm các luật chống tơ-rớt, và tính sai khấu hao để làm lệch thuế thu nhập công ty đều là tội phạm kinh doanh.
  • Những trò gian lận là hoạt động tội phạm mà những người lao động trí óc phạm phải dưới hình thức một doanh nghiệp/hoạt động kinh doanh.

Những tội phạm có tổ chức

Tội phạm có tổ chức là do những nhóm người phạm phải và thường được điều hành trên cơ sở một hệ thống thứ bậc nào đó. Nó thể hiện một hành động đang diễn ra gắn chặt với nỗi sợ hãi và tham nhũng. Tội phạm có tổ chức có xu hướng tập trung vào những lĩnh vực cực kỳ cám dỗ như buôn lậu thuốc, đánh bạc, mại dâm và cho vay nặng lãi (cho vay tiền với lãi suất và mức trả nợ gốc rất lớn).

Tội phạm chính trị

Tội phạm chính trị thường cấu thà nh một tội chống lại chính quyền: phản quốc, nổi loạn có vũ trang, ám sát các quan chức xã hội và xúi giục nổi loạn. Tuy nhiên, thuật ngữ này đã được chính phủ coi là bao gồm tội phạm do cá nhân công dân, các nhóm chống đối và chính quyền hay quố c gia nước ngoài phạm phải – chẳng hạn những cuộc nghe trộm (wiretaps) bất hợp pháp do chính quyền của các nhóm chống đối về chính trị tiến hành hay việc quân đội từ chối điều tra những vụ quấy rối tình dục.

Tội phạm đồng thuận

Cái gọi là tội phạm không có nạn nhân, như mại dâm, đánh bạc, sử dụng ma tuý, và những hà nh vi tính dục bất hợp pháp giữa những người trưởng thành đồng thuận, được gọi là đồng thuận (consensual) vì cả kẻ gây ra lẫn đối tượng đều mong muốn hành động bị cấ m đoán đó.

NHỮNG YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI PHẠM

Mọi tội phạm đều có một vài yếu tố cấu thành khác biệt, và không thể bị kết tội trừ phi bang có khả năng trình bày tại tòa sự tồn tại của những yếu tố thiết yếu này. Mặc dù thủ tục tố tụng ở phòng xử án có thể không tập trung một cách riêng rẽ và phân biệt vào mỗi một yếu tố cấu thành này nhưng chúng ít nhất cũng ẩn chứa xuyên suốt toàn bộ quá trình kết tội chính xác ai đó đã phạm một tội hình sự.

Luật định nghĩa tội phạm và hình phạt

Nếu một hành động được coi là bị cấm hoặc được luật pháp yêu cầu thì một cơ quan chức năng được thành lập chính đáng (thường là bởi Quốc hội hoặc cơ quan lập pháp bang) phải giải thích sự việc một cách chính xác để toàn thể công dân có thể biết trước hành vi nào là bị cấm hay được yêu cầu. Các nhà làm luật cũng phải công bố những hình phạt sẽ được áp dụng đối với cá nhân tham gia vào hành vi gây phương hại.

Có một vài hệ quả của nguyên tắc chung này. Một hệ quả là Hiến pháp Mỹ cấm các luật hình sự có giá trị hồi tố (ex post facto), có nghĩa là các luật tuyên bố một số hành vi là phạm pháp sau khi hành vi đó đã diễn ra. Cũng như vậy, bang có thể không thông qua lệnh tước quyền công dân và tịch thu tài sản, là những đạo luật chọn ra một người hay một nhóm người riêng biệt và tuyên bố một điều gì đó là phạm tội đối với họ nhưng lại là hợp pháp với tất cả những người khác. Một hệ quả cuối cùng là luật định nghĩa tội phạm cần phải chính xác để người bình thường cũng có thể xác định trước hành vi nào là bị cấm hay được yêu cầu.

Actus Reus (khách quan của tội phạm)

“Actus reus” là một cụm từ tiếng Latinh có nghĩa là hành động phạm tội mà bị cáo phạm phải dẫn đến việc khởi tố theo pháp luật. Actus reus là yếu tố vật chất của tội phạm. Yếu tố này có thể là việc phạm phải một hành động bị cấm (chẳng hạn, sự đe dọa và hành hung), hoặc có thể là không thực hiện hành động được yêu cầu (chẳng hạn, một người từ chối không dừng lại và giúp đỡ nạn nhân tai nạn xe máy).

Mens Rea (chủ quan của tội phạm)

“Mens rea” (một thuật ngữ Latinh) chỉ yếu tố tinh thần căn bản của tội phạm. Hệ thống pháp luật Mỹ luôn có sự phân biệt giữa sự phương hại bị gây ra một cách có chủ ý và sự phương hại bị gây ra do sơ suất hay ngẫu nhiên. Do đó, nếu một người lấy đi cuộc sống của một người khác thì bang không phải lúc nào cũng coi đó là tội giết người. Nếu việc giết người do một cá nhân lành mạnh thực hiện với dã tâm có suy tính trước thì đó có thể được coi là “giết người ở mức độ cấp một”. Nhưng nếu việc giết người xảy ra do hăng máu cãi lộn ở quán rượu thì có thể được gọi là “giết người ở mức độ cấp hai” và chịu hình phạt thấp hơn. Việc lái xe cẩu thả trên đường cao tốc gây ra cái chết của người khác sẽ được coi là “giết người do khinh suất” – một sự sai trái, chắc chắn là như vậy, nhưng không nghiêm trọng bằng tội giết người có chủ ý trong con mắt của bang.

Thiệt hại hay hậu quả

Một tội phạm bao gồm một thiệt hại hay sai trái cụ thể mà người này phạm phải đối với người khác. Tội phạm có thể làm phương hại toàn thể xã hội như bán những bí mật quân sự cho một chính quyền nước ngoài, hoặc sự tổn hại có thể giáng xuống một người và, do bản chất của nó, bị coi là xâm phạm toàn bộ xã hội. Bản chất của thiệt hại, giống như chủ quan của tội phạm (mens rea), thường xác định bản chất của tội phạm. Ví dụ, hai tài xế cắt mặt nhau trên đường. Cuối cùng cả hai đều dừng xe và nhảy ra ngoài đánh nhau. Giả sử một trong số họ đánh người kia trọng thương đến chết. Tội phạm có thể là giết người (ở cấp độ nào đó). Nếu người bị đánh không chết nhưng bị chấn thương cơ thể nặng thì tội phạm là hành hung nghiêm trọng (aggravated assault). Nếu sự tổn hại là nhỏ thì có thể buộc tội là hành hung không nghiêm trọng (simple assault). Do bản chất của sự tổn hại thường xác định sự vi phạm nên bản chất của sự tổn hại thường được khẳng định là yếu tố pháp lý then chốt của tội phạm.

Một số hành động có thể là tội phạm ngay cả khi trên thực tế không có sự tổn hại nào. Hầu hết tội phạm có âm mưu hình sự đều rơi vào loại này. Chẳng hạn, nếu một vài người lập kế hoạch ám sát một thẩm phán hay hối lộ những thành viên bồi thẩm đoàn để cố gắng làm cho kẻ phạm tội không bị kết án thì tội phạm sẽ là âm mưu cản trở việc xét xử. Đây cũng có thể là tội phạm ngay cả khi thẩm phán không hề bị phương hại và các thành viên bồi thẩm đoàn không nhận được đồng nào. Tất cả những điều được yêu cầu ở đây là tội phạm phải được lập kế hoạch và có chủ đích, và một số hành động cụ thể, công khai phải do một trong những kẻ chủ mưu thực hiện để thúc đẩy kế hoạch của chúng (như việc mua vũ khí hay sở hữu bản đồ con đường mà thẩm phán đi từ nhà đến phòng xử án).

Quan hệ nhân quả giữa hành động và thiệt hại

Trước khi có thể kết án một tội phạm hình sự, bang phải chứng tỏ rằng bị cáo, khi hành động theo chuỗi tự nhiên và liên tục, đã tạo ra tình huống gây phương hại. Thông thường, việc chứng minh mối quan hệ nhân quả không phải là khó khăn. Nếu “Bill” đâm “John” bằng một con dao và gây thương tích nhẹ thì rõ ràng là Bill đã phạm tội hành hung bằng vũ khí có thể gây chết người. Nhưng nếu John không được chăm sóc thuốc men đầy đủ cho vết thương khiến vết thương bị nhiễm trùng và làm anh ta chết thì chuyện gì sẽ xảy ra? Hoặc nếu sau khi bị đâm, John lỡ va vào một người thứ ba khác và khiến cô ta bị thương thì sao? Liệu Bill có bị buộc tội vì điều đó không?

Giải pháp cho những câu hỏi như vậy thường rất khó đối với các thẩm phán và bồi thẩm đoàn. Luật pháp yêu cầu phải tính đến mọi tình huống. Bị cáo chỉ bị kết tội khi bang có thể chứng tỏ rằng hành động của bị cáo là nguyên nhân trực tiếp, tức thì hay quyết định đến sự phương hại của nạn nhân.

THỦ TỤC TRƯỚC KHI XÉT XỬ SƠ THẨM

Trước khi một phiên tòa sơ thẩm hình sự được tiến hành, luật pháp của liên bang và bang yêu cầu rất nhiều thủ tục và sự kiện. Một số bước do Hiến pháp Mỹ và hiến pháp bang ủy quyền, một số do phán quyết của tòa án, và số khác do những đạo luật lập pháp. Phần còn lại thường là tập tục và truyền thống. Mặc dù bản chất chính xác của những sự kiện mang tính thủ tục này thay đổi theo thực tiễn của liên bang và bang – và giữa các bang với nhau – nhưng vẫn có những điểm tương đồng trên toàn đất nước. Tuy nhiên, những thủ tục này không mang tính tự động hay lệ thường mà đúng hơn là những người ra phán quyết của hệ thống pháp lý thực thi quyền tự quyết tại mọi bước tùy theo giá trị, thái độ và thế giới quan của họ.

Việc bắt giữ

Bắt giữ là sự liên hệ quan trọng đầu tiên giữa bang và bị cáo. Hệ thống pháp lý Mỹ đưa ra hai loại bắt giữ cơ bản – bắt giữ có lệnh và bắt giữ không có lệnh. Lệnh bắt giữ được ban hành sau khi một đơn kiện, do một người lập hồ sơ để kiện người khác, đã được trình bày và xem xét bởi một thẩm phán tiểu hình, người đã tìm ra nguyên nhân hợp lý cho việc bắt giữ. Bắt giữ không có lệnh xảy ra khi tội phạm diễn ra trước sự có mặt của một cảnh sát hay khi một viên cảnh sát có nguyên nhân hợp lý để tin rằng một người nào đó đã phạm (hoặc dường như phạm) một tội. Niềm tin như vậy sau đó phải được thể hiện bằng một tuyên bố cam đoan hoặc một bản cam kết. Ở Mỹ, 95% các cuộc bắt giữ là không có lệnh.

Quyết định của cảnh sát có bắt giữ hay không không hề đơn giản hay mang tính tự động một chút nào. Để chắc chắn, viên cảnh sát chứng kiến vụ giết người sẽ bắt giữ ngay tại chỗ nếu có thể. Nhưng hầu hết những vụ vi phạm pháp luật đều không đơn giản hay rõ ràng, và những viên chức cảnh sát có được – và thực thi – quyền tự quyết lớn về việc có bắt giữ người nào đó hay không. Những nguồn lực cần thiết không sẵn có cho cảnh sát một cách giản đơn để họ khởi kiện tất cả những hành động mà Quốc hội và các cơ quan lập pháp cấm. Do vậy, quyền tự quyết phải được thực thi để xác định phân bổ thời gian và nguồn lực đang có như thế nào. Quyền tự quyết của cảnh sát được phát huy tối đa trong một số lĩnh vực.

Những vi phạm nhỏ. Nhiều cẩm nang cho cảnh sát khuyên các sĩ quan rằng khi xảy ra những vi phạm luật pháp không đáng kể thì cảnh cáo, nhắc nhở là biện pháp hợp lý hơn so với bắt giữ. Vi phạm giao thông, những hành xử sai của tuổi vị thành niên, say rượu, đánh bạc và sống lang thang cấu thành những tội không quá nghiêm trọng và đòi hỏi cảnh sát phải có sự phán xét.

Nạn nhân sẽ không tìm cách khởi kiện. Không cưỡng chế thi hành luật pháp cũng là nguyên tắc trong những tình huống mà nạn nhân của một tội phạm sẽ không hợp tác với cảnh sát trong việc khởi tố một vụ án. Chẳng hạn, trong trường hợp tội phạm tài sản không đáng kể, nạn nhân thường thỏa mãn nếu có bồi thường và không thể có đủ thời gian để làm chứng trước tòa. Nhìn chung, cảnh sát bắt buộc phải tôn trọng mong muốn của nạn nhân trừ phi họ đã dùng hết những nguồn lực to lớn để điều tra một tội phạm tài sản cụ thể.

Khi nạn nhân của một tội phạm đang có mối quan hệ với kẻ phạm tội thì cảnh sát thường có xu hướng bắt giữ. Những mối quan hệ như vậy bao gồm chủ nhà và người thuê nhà, người hàng xóm này với người hàng xóm khác, và cho đến gần đây là giữa chồng và vợ. Tuy nhiên, trong trường hợp cuối này, nhận thức được đề cao về bạo lực trong gia đình có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến các thủ tục của cảnh sát.

Hãm hiếp và quấy rối trẻ em cấu thành một hạng mục tội phạm quan trọng khác mà đối với chúng thường không có bắt giữ vì nạn nhân sẽ không hoặc không thể hợp tác với cảnh sát. Thông thường, về mặt cá nhân nạn nhân quen biết với, hoặc liên quan đến, kẻ phạm tội và nỗi sợ bị trả đũa hay công khai thù địch ngăn cản nạn nhân khởi kiện.

Nạn nhân cũng tham gia vào hành vi sai trái. Khi cảnh sát nhận thấy rằng nạn nhân của một tội phạm cũng có liên quan đến một số hành xử không đúng hoặc đáng ngờ thì cảnh sát thường lựa chọn không bắt giữ.

Xuất hiện trước thẩm phán tiểu hình

Khi một người bị bắt giữ vì tình nghi phạm tội thì người đó sẽ bị lưu giữ ở đồn cảnh sát; có nghĩa là những sự kiện xung quanh việc bắt giữ được ghi chép lại và bị cáo có thể bị lấy vân tay và chụp hình. Sau đó bị cáo xuất hiện trước một quan chức tư pháp cấp thấp mà chức danh có thể là thẩm phán, thẩm phán tiến hành, hay ủy viên hội đồng (commissioner). Sự xuất hiện như vậy phải xảy ra “mà không có sự chậm trễ vô cớ”; năm 1991, Tòa án tối cao Mỹ quyết định rằng cảnh sát có thể lưu giữ một người bị bắt giữ không có lệnh trong vòng 48 giờ mà không cần phải có một phiên tòa xem xét việc bắt giữ đó có đúng hay không.

Sự xuất hiện này ở tòa án là dịp diễn ra một số sự kiện quan trọng trong thủ tục tố tụng hình sự. Trước hết, bị cáo phải được thông báo trước về những lời buộc tội chính xác và phải được thông tin về bảo lãnh và những quyền được hưởng theo Hiến pháp. Trong số những quyền khác, những quyền được hưởng theo Hiến pháp này bao gồm những quyền nêu trong phán quyết của vụ án nổi tiếng hiện nay, vụ Miranda kiện Arizona, do Tòa án tối cao đưa ra năm 1966. Bị cáo “phải được cảnh báo trước bất kỳ câu hỏi nào rằng anh ta có quyền giữ im lặng, rằng bất cứ điều gì anh ta nói đều có thể dùng làm bằng chứng chống lại anh ta ở tòa án, rằng anh ta có quyền thuê luật sư, và rằng nếu anh ta không có khả năng thuê luật sư thì sẽ có một người được chỉ định thay mặt anh ta trả lời bất kỳ câu hỏi nào”. (Những cảnh báo như vậy cũng phải được viên cảnh sát bắt giữ thông báo nếu viên cảnh sát đó là người đặt câu hỏi về tội phạm cho kẻ bị tình nghi). Ở một số bang, bị cáo phải được thông báo về những quyền khác nêu trong Hiến chương nhân quyền của bang, như quyền được xét xử nhanh và quyền đối chất với những nhân chứng đối nghịch.

Thứ hai, thẩm phán tiểu hình sẽ xác định bị cáo có được bảo lãnh tại ngoại hay không, và trong trường hợp đó thì số tiền bảo lãnh là bao nhiêu. Về mặt Hiến pháp, yêu cầu duy nhất đối với số tiền bảo lãnh là nó không được “quá lớn”. Bảo lãnh được coi là một đặc quyền – chứ không phải quyền lợi – và nó có thể bị từ chối trong những vụ án tử hình mà bằng chứng phạm tội có tính thuyết phục cao hoặc nếu thẩm phán tiểu hình tin rằng bị cáo sẽ lẩn trốn khỏi bị kiện tụng mà không cần quan tâm số tiền bảo lãnh là bao nhiêu. Một biện pháp thay thế bảo lãnh là giải phóng bị đơn bằng cam kết trước tòa, về cơ bản là một lời hứa của bị đơn sẽ quay lại tòa án vào ngày xét xử được chỉ định.

Trong những vụ án nhỏ, bị cáo có thể được yêu cầu bào chữa có phạm tội hoặc không phạm tội. Nếu lời bào chữa là có phạm tội thì một bản án có thể được tuyên đọc ngay tại chỗ. Nếu bị đơn bào chữa là vô tội thì sẽ lên kế hoạch một ngày xét xử. Tuy nhiên, trong vụ án nghiêm trọng điển hình (tội phản quốc), nhiệm vụ quan trọng tiếp theo của thẩm phán tiểu hình là xác định liệu bên bị có yêu cầu một phiên tòa sơ bộ hay không. Nếu một phiên tòa như vậy là cần thiết thì vụ án sẽ được công tố hoãn lại và bắt đầu một bước tiếp theo của thủ tục tố tụng hình sự.

CẢNH BÁO VỀ QUYỀN CỦA BẠN 

Bạn đã bị bắt. Trước khi chúng tôi hỏi bạn bất cứ câu hỏi nào, bạn cần phải hiểu những quyền của bạn là gì.

Bạn có quyền giữ im lặng. Bạn không cần thiết phải nói bất cứ điều gì cho chúng tôi vào bất cứ thời điểm nào hoặc trả lời bất cứ câu hỏi nào. Bất cứ điều gì bạn nói có thể được dùng để chống lại bạn trước tòa.

Bạn có quyền nói chuyện với một luật sư để lấy lời khuyên trước khi chúng tôi hỏi bạn và có quyền yêu cầu luật sư ở bên cạnh bạn trong lúc chúng tôi đặt câu hỏi.

Nếu bạn muốn có nhưng không thể thuê luật sư, chúng tôi sẽ cung cấp luật sư cho bạn.

Nếu bạn muốn trả lời các câu hỏi bây giờ mà không cần có luật sư thì bạn vẫn sẽ có quyền dừng việc trả lời vào bất cứ lúc nào. Bạn cũng có quyền dừng trả lời vào bất cứ lúc nào cho đến khi bạn nói chuyện với luật sư.

Trang 4475

Thủ tục đại bồi thẩm đoàn hay phiên tòa sơ bộ

Ở cấp độ liên bang tất cả những người bị cáo buộc phạm tội đều được bảo đảm theo Tu chính án Hiến pháp thứ năm rằng vụ án của họ sẽ được một đại bồi thẩm đoàn xem xét. Tuy nhiên, Tòa án tối cao từ chối làm cho quyền lợi này ràng buộc tất cả các bang. Ngày nay, chỉ khoảng một nửa số bang sử dụng đại bồi thẩm đoàn; ở một số bang trong những bang này đại bồi thẩm đoàn chỉ được dùng cho những loại vụ án đặc biệt. Những bang không sử dụng đại bồi thẩm đoàn sẽ áp dụng một phiên tòa sơ bộ hoặc một phiên thẩm vấn. (Một số bang sử dụng cả hai thủ tục này). Bất cứ phương pháp nào được sử dụng, mục đích cơ bản của khâu này trong thủ tục tố tụng hình sự là để xác định liệu có nguyên nhân hợp lý nào để đưa bị cáo ra phiên tòa chính thức không.

Đại bồi thẩm đoàn. Các đại bồi thẩm đoàn gồm 16 đến 23 công dân, thường lựa chọn một cách ngẫu nhiên từ danh sách đăng ký cử tri, đưa ra phán quyết trên cơ sở đa số phiếu bầu. Nhiệm kỳ của những người này có thể kéo dài tùy ý từ một tháng đến một năm, và một số người có thể tham gia vào hơn 1000 vụ án trong nhiệm kỳ của họ. Chỉ một mình công tố trình bày bằng chứng trước đại bồi thẩm đoàn. Bị cáo và luật sư của bị cáo không chỉ vắng mặt ở vụ kiện mà thông thường họ còn không có ý kiến gì về việc đại bồi thẩm đoàn xét xử vụ án như thế nào và khi nào. Nếu có đa số tin rằng có nguyên nhân hợp lý thì một bản cáo trạng (indictment), hay một đơn kiện (bill) thực sự, sẽ được đưa ra. Nếu không thì sẽ không có đơn kiện.

Từ trước đến nay, có hai lý lẽ được đưa ra để ủng hộ cho các đại bồi thẩm đoàn. Một là các đại bồi thẩm đoàn hoạt động như là người ngăn cản công tố có thể sử dụng chức vụ của mình để quấy rối một người vô tội vì những lý do chính trị hay cá nhân. Lý tưởng nhất là một nhóm người không thiên vị sẽ tự can thiệp vào giữa công tố vô nguyên tắc và bị cáo. Lý lẽ thứ hai ủng hộ đại bồi thẩm đoàn là bảo đảm rằng luật sư địa hạt đã có đủ bằng chứng để chứng thực rắc rối và chi phí (cho cả bang và bị cáo) của một phiên tòa xét xử đầy đủ.

Phiên tòa sơ bộ. Ở đa số các bang đã bãi bỏ hệ thống đại bồi thẩm đoàn, một phiên tòa sơ bộ được sử dụng để xác định liệu đã có nguyên nhân hợp lý để ràng buộc bị cáo để xét xử hay chưa. Ở phiên tòa này, công tố trình bày vụ kiện, và bị cáo có quyền đối chất các nhân chứng và đưa ra bằng chứng thỏa đáng. Thông thường, các luật sư của bị cáo lựa chọn không tranh cãi ở khâu này của thủ tục tố tụng hình sự; trên thực tế, các luật sư từ bỏ phiên tòa sơ bộ trong phần lớn các vụ kiện.

Nếu thẩm phán thẩm vấn xác định rằng có nguyên nhân hợp lý để xét xử hay nếu phiên tòa sơ bộ bị chối bỏ thì công tố phải đệ trình một đơn kiện lên tòa án nơi việc xét xử sẽ được tiến hành. Điều này giúp cho việc phác thảo chính xác những lời buộc tội sẽ được đưa ra xét xử ở cấp độ pháp lý mới.

Luận tội

Luận tội là quá trình bị cáo được đưa ra trước thẩm phán tại tòa án mà tại đó bị cáo sẽ bị xét xử trên cơ sở cáo trạng của đại bồi thẩm đoàn hoặc đơn kiện của công tố. Công tố hoặc thư ký tòa thường đọc ở tòa án công khai lời buộc tội đã được đưa ra chống lại bị cáo. Bị đơn được thông báo rằng anh ta có quyền hiến định được một luật sư đại diện và một luật sư sẽ được chỉ định không mất tiền nếu cần thiết.

Bị đơn có một số lựa chọn cho việc bào chữa cho lời buộc tội. Những lời bào chữa thông thường nhất là có phạm tội và vô tội. Nhưng bị cáo cũng có thể bào chữa vô tội vì mất trí, trước đó bị cùng một hiểm họa (đã bị xét xử vì cùng một lời buộc tội vào một thời điểm khác), hoặc “nolo contendere” (tiếng Latinh có nghĩa là không tranh cãi). “Nolo contendere” có nghĩa là bị cáo không chối bỏ những tình tiết của vụ án nhưng khiếu nại rằng anh ta không phạm bất cứ tội gì, hoặc nó có thể có nghĩa là bị đơn không hiểu lời buộc tội. Bào chữa không tranh cãi chỉ có thể được đưa vào với sự đồng ý của thẩm phán (và đôi khi của cả công tố). Bào chữa như vậy có hai điều lợi. Nó có thể giúp bị cáo giữ được thể diện trước công chúng vì anh ta sau đó có thể khiếu nại rằng không có phán quyết có tội nào được đưa ra ngay cả khi một bản án hay tiền phạt đã được áp dụng. Mặc dù vậy, bào chữa này có thể miễn cho bị đơn khỏi một số hình phạt dân sự có thể xảy ra sau lời bào chữa có tội (chẳng hạn, một vụ kiện dân sự có thể tiếp theo lời kết tội gian trá hay biển thủ).

Nếu bị cáo bào chữa vô tội thì thẩm phán sẽ lên kế hoạch một ngày xét xử. Nếu bị đơn tự nhận là có tội thì có thể bị kết án ngay tại chỗ hoặc một ngày sau đó do thẩm phán ấn định. Trước khi tòa án chấp nhận tự nhận tội, thẩm phán phải chứng nhận rằng lời bào chữa được đưa ra một cách tự nguyện và rằng bị đơn đã được biết những ý nghĩa của lời nhận tội. Tự nhận tội hầu như tương đương với phán quyết chính thức có tội.

Khả năng thương lượng lời khai

Ở cả cấp độ bang và liên bang, ít nhất 90 phần trăm số vụ hình sự không bao giờ bị xét xử. Điều này là vì, trước ngày xử án, giữa công tố và luật sư bên bị đã có sự thương lượng về những lời buộc tội chính thức sẽ được đưa ra và nội dung bản án mà bang sẽ khuyến nghị với tòa án. Trên thực tế sẽ có cam kết về một hình thức khoan dung để đổi lấy lời khai tự nhận tội.

Vì thương lượng bào chữa thực sự đã định đoạt số phận của bị đơn trước khi xét xử nên vai trò của thẩm phán chỉ đơn giản là để bảo đảm rằng những thủ tục pháp lý và Hiến pháp đúng đắn được tuân thủ. Có ba loại thương lượng lời khai (không loại trừ lẫn nhau).

Giảm cáo trạng. Hình thức thỏa thuận phổ biến nhất giữa công tố và bên bị là giảm cáo trạng xuống một mức đỡ nghiêm trọng hơn so với những gì mà bằng chứng có thể ủng hộ. Điều này làm cho những khả năng kết án tội phạm bị giảm đi đáng kể. Lý do thứ hai cho bị đơn tự nhận tội được giảm bớt cáo trạng là để tránh mang tiền án của một tội nhơ nhuốc về xã hội. Khả năng thứ hai là bị đơn có thể muốn tránh hồ sơ trọng tội và sẵn sàng tự nhận có phạm bất cứ tội ít nghiêm trọng nào nào do công tố đưa ra để tránh phải bị buộc tội nghiêm trọng.

Xóa cáo trạng tăng nặng. Hình thức thương lượng lời khai thứ hai là chưởng lý hạt đồng ý xóa bỏ những lời buộc tội khác đang dành cho một cá nhân. Có hai biến thể đối với hình thức này. Một là thỏa thuận không khởi tố “theo chiều dọc” – có nghĩa là không đưa ra những cáo buộc nghiêm trọng hơn chống lại cá nhân đó. Loại thỏa thuận thứ hai là bác những cáo buộc “theo chiều ngang”; đó là bác bỏ những cáo trạng bổ sung đối với cùng một tội đang dành cho bị cáo.

Một biến thể khác của hình thức thương lượng lời khai này là thỏa thuận mà trong đó điều khoản phạm tội nhiều lần được xóa khỏi bản cáo trạng. Ở cấp độ liên bang và tại nhiều bang, một người bị đánh giá là phạm tội thường xuyên khi bị kết án lần thứ ba về một trọng tội tại bất cứ nơi nào ở Mỹ. Bản án bắt buộc cho phạm tội thường xuyên là tù chung thân. Ở các tòa án bang, lời buộc tội đối với phạm tội thường xuyên thường được xóa bỏ để đổi lấy lời khai tự nhận tội.

Một thương lượng lời khai khác thuộc loại này là thỏa thuận mà trong đó những cáo trạng ở các tòa án khác nhau được hợp nhất tại một tòa án để các bản án được thi hành cùng một lúc. Do những cáo trạng và quyết định của phiên tòa sơ bộ được lưu giữ ở nhiều khu vực tài phán nên chúng được đưa vào sổ ghi án xét xử trong một hệ thống luân phiên. Điều này có nghĩa là một bị đơn bị cáo buộc bốn điểm giả mạo và tội danh sở hữu công cụ giả mạo có thể bị đưa vào sổ ghi án của năm tòa án khác nhau. Nhìn chung, việc chuyển tất cả những cáo trạng của một người cho tòa án đầu tiên được liệt kê là tập quán phổ biến ở những địa hạt có hệ thống nhiều tòa án như vậy. Điều này mang lại cho thẩm phán chủ tọa quyền tự quyết cho phép tất cả những bản án của bị đơn được thực hiện cùng một lúc.

Thương lượng hình phạt. Hình thức thứ ba của thương lượng lời khai liên quan đến việc để bị đợn tự nhận tội để đổi lấy một thỏa thuận của công tố yêu cầu thẩm phán có bản án nhẹ hơn. Sức mạnh của việc thương lượng hình phạt này dựa trên những thực tế về nguồn lực hạn chế của hệ thống pháp lý. Ít nhất ở cấp độ bang công tố có thể hứa với bị đơn một bản án công bằng cụ thể với niềm tin rằng thẩm phán sẽ chấp thuận đề nghị đó. Nếu thẩm phán không chấp thuận thì niềm tin của công tố sẽ nhanh chóng giảm sút và nhiều bị đơn đã tự nhận tội sẽ bắt đầu bào chữa vô tội và giành lấy cơ hội của họ tại tòa án. Kết quả có thể là án nợ đọng trong sổ ghi án của tòa ngày càng tăng lên, tràn ngập hệ thống pháp lý và làm nó bị ngưng trệ. Công tố và thẩm phán hiểu rõ điều này, và luật sư bào chữa cũng vậy.

Những hạn chế về mặt hiến định và luật định đối với thương lượng lời khai. Ở cả cấp độ bang và liên bang, những yêu cầu về thủ tục pháp luật thỏa đáng có nghĩa là thương lượng lời khai phải được đưa ra một cách tự nguyện và trên cơ sở nhận thức được. Điều này có nghĩa rằng bị đơn phải được tòa án cảnh báo về những hậu quả của việc tự nhận tội (chẳng hạn, bị đơn khước từ mọi cơ hội thay đổi ý kiến vào một thời điểm sau đó), rằng bị cáo phải có đầu óc bình thường và, như một bang đã nêu, rằng “Rõ ràng là bị đơn phải không chịu ảnh hưởng của bất kỳ sự đe dọa hay thuyết phục nào, hay hy vọng hão huyền sẽ được tha thứ khiến anh ta nhận tội”.

Đối với hai loại thương lượng lời khai đầu – giảm lời buộc tội và xóa cáo trạng tăng nặng – một số chuẩn mực chặt chẽ hơn được đặt ra cho các tòa án liên bang. Một chuẩn mực là thẩm phán trên thực tế không thể tham gia vào quá trình thương lượng lời khai; ở cấp độ bang, các thẩm phán có thể đóng một vai trò tích cực trong quá trình này. Mặc dù vậy, nếu thương lượng lời khai được đưa ra giữa viên chưởng lý Hoa Kỳ và bị đơn thì chính phủ không thể thất hứa với thỏa thuận. Nếu chính quyền liên bang làm vậy thì thẩm phán hạt liên bang phải rút lại lời bào chữa có tội. Cuối cùng, các Quy định liên bang về tố tụng hình sự đòi hỏi rằng, trước khi lời tự nhận tội có thể được chấp nhận, công tố phải đệ trình một bản tóm tắt những bằng chứng chống lại bị cáo, và thẩm phán phải đồng ý rằng có bằng chứng thuyết phục cho tội của bị đơn.

Những lập luận ủng hộ và phản đối thương lượng lời khai. Đối với bị đơn, lợi thế hiển nhiên của việc thương lượng là anh ta được đối xử đỡ khắc nghiệt hơn so với việc bị buộc tội và kết án cao nhất theo những điều kiện sẵn có. Mặc dù vậy, việc không có xét xử thường làm giảm sự công khai của vụ án, và do những lợi ích cá nhân và sức ép xã hội, bị cáo có thể muốn tránh mất nhiều thời gian và sự công khai của việc xét xử chính thức. Cuối cùng, một số nhà hình phạt học (những chuyên gia trong lĩnh vực trừng phạt và cải tạo) lập luận rằng bước đầu tiên để một tội phạm cải tạo là thừa nhận tội lỗi và nhận thức được vấn đề của mình.

Thương lượng lời khai cũng mang lại những lợi ích nhất định cho bang và toàn thể xã hội. Lợi ích rõ ràng nhất là sự chắc chắn của lời kết tội, vì bất kể bằng chứng đưa ra có sức thuyết phục đến đâu thì vẫn có khả năng được tuyên bố trắng án chừng nào việc xét xử chưa hoàn tất. Ngoài ra, văn phòng chưởng lý hạt và các thẩm phán tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức do họ không phải chuẩn bị và chủ trì những vụ án không có tranh cãi thực sự về sự vô tội hoặc những vụ không phù hợp với thủ tục xét xử. Cuối cùng, khi cảnh sát không được yêu cầu xuất hiện ở tòa án để chứng thực trong các vụ xét xử hình sự thì họ sẽ có nhiều thời gian hơn cho việc ngăn ngừa và giải quyết tội phạm.

Thương lượng lời khai cũng có những mặt tiêu cực của nó. Lý lẽ phản đối thường xuyên nhất đối với thương lượng lời khai là bản án của bị đơn có thể dựa trên những căn cứ không mang tính hình phạt. Với rất nhiều vụ án có thương lượng lời khai trong quyết định của tòa án, bản án có thể không liên quan gì đến những dữ kiện cụ thể của vụ án, đến những yêu cầu trừng phạt đối với tội phạm, hay đến mối quan tâm chính đáng của xã hội về sự khởi tố vụ án quyết liệt. Nhược điểm thứ hai là ở chỗ nếu thương lượng lời khai trở thành quy phạm của một hệ thống riêng biệt, khi đó những người vô tội thậm chí có thể bị những sức ép phi lý phải tự nhận tội. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong một số quyền hạn xét xử, khả năng kết tội càng thấp thì việc thương lượng càng khó khăn do công tố muốn chí ít bị cáo cũng phải có một hình thức thú tội nào đó.

Nhược điểm thứ ba của thương lượng lời khai là khả năng xảy ra sự lạm dụng, được gọi là cáo trạng thổi phồng – thủ tục tố tụng mà theo đó công tố đưa ra những lời buộc tội đối với bị cáo nặng hơn nhiều so với những gì bằng chứng thể hiện, với hy vọng là công tố sẽ có lợi thế hơn trong việc thương lượng với luật sư bào chữa.

Một thiếu sót nữa của cơ chế thương lượng lời khai là nó có mức độ minh bạch rất thấp. Những cuộc thương lượng giữa công tố và luật sư bào chữa không được thực hiện ở tòa án công khai do một luật gia trung gian chủ trì và không phải để cho tất cả mọi người quan sát. Thay vào đó, những cuộc thương lượng này có thể diễn ra bên tách cà phê trong một quán cà phê ở tầng hầm trụ sở tòa án nơi mà lương tâm của hai luật sư mới chính là vị quan tòa thực thụ.

Cuối cùng, cơ chế thương lượng lời khai có khả năng phá vỡ những quy tắc bằng chứng then chốt về mặt thủ tục tố tụng và hiến pháp. Do công tố không nhất thiết phải đưa ra bằng chứng hay nhân chứng trước tòa nên một sự lừa bịp cũng có thể tạo ra lời kết tội ngay cả khi vụ án không thể đáp ứng các yêu cầu về thủ tục tố tụng thỏa đáng. Luật sư bào chữa có thể gặp bất lợi vì những quy tắc khám phá (những điều luật cho phép luật sư bào chữa được biết chi tiết bằng chứng mà công tố sẽ đưa ra) ở một số bang hạn chế việc chuẩn bị vụ án của luật sư bào chữa trong một khoảng thời gian sau khi thương lượng lời khai đã diễn ra. Do vậy, việc thương lượng lời khai có thể tước đi những quyền hiến định căn bản của bị cáo.

Thủ tục tố tụng đối nghịch

Mô hình đối nghịch được dựa trên giả định rằng mọi vụ án hay tranh cãi đều có hai mặt đối lập: Trong những vụ án hình sự, chính quyền kiện một bị đơn là phạm tội còn bị đơn cho rằng mình vô tội; trong các vụ án dân sự, công tố khẳng định rằng người mà anh ta đang khởi kiện đã gây ra một số thiệt hại trong khi người bị kiện lại chối bỏ trách nhiệm. Tại phòng xử án, mỗi bên cung cấp cho bên kia câu chuyện như đã chứng kiến. Lý thuyết (hay hy vọng) làm nền tảng cho mô hình này là: sự thật sẽ được sáng tỏ nếu mỗi bên có được cơ hội không hạn chế để đưa ra đầy đủ bằng chứng, dữ kiện và lập luận trước một thẩm phán (và bồi thẩm đoàn) trung lập và chu đáo.

Luật sư đại diện cho mỗi bên là những người có vai trò chính tại phòng xử án. Thẩm phán hành động như một trọng tài thụ động, không vụ lợi mà vai trò chủ yếu là kiểm soát hai bên trong những quy tắc được chấp nhận về thủ tục pháp lý và sự đúng mực trong phòng xử án. Thẩm phán cuối cùng sẽ xác định bên nào thắng kiện phù hợp với những quy tắc về bằng chứng, nhưng chỉ sau khi cả hai bên đã được trao đầy đủ cơ hội để trình bày lý lẽ của họ.

NHỮNG THỦ TỤC TRONG MỘT PHIÊN TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Giả định rằng việc thương lượng lời khai không được thực hiện và bị cáo xác nhận sự vô tội của mình, thì một phiên tòa chính thức sẽ diễn ra. Đây là một quyền được Tu chính án Hiến pháp thứ sáu bảo đảm cho tất cả người dân Mỹ bị cáo buộc phạm những tội ở cấp độ liên bang và là một quyền được bảo đảm theo hiến pháp của nhiều bang – và theo Tu chính án Hiến pháp thứ mười bốn – dành cho tất cả những người bị cáo buộc phạm những tội ở cấp độ bang. Bị cáo được dành cho nhiều quyền hiến định và luật định trong thời gian xử án. Sau đây là những quyền lợi chủ yếu ràng buộc trách nhiệm các tòa án của cả liên bang và bang.

Những quyền căn bản được bảo đảm trong quá trình xét xử

Tu chính án Hiến pháp thứ sáu nêu rõ “Trong tất cả các vụ khởi tố hình sự, bị cáo sẽ được hưởng quyền xét xử nhanh chóng và công khai”. Những Người sáng lập của Tu chính án này nhấn mạnh từ nhanh chóng đến mức một bị cáo sẽ không bị kiệt quệ trong tù trong một thời gian dài trước khi xét xử hay phán quyết về số phận của họ bị trì hoãn trong một khoảng thời gian dài mà không có lý do chính đáng. Nhưng thế nào là nhanh chóng? Mặc dù từ này đã được Tòa án tối cao định nghĩa theo nhiều cách khác nhau nhưng Quốc hội đã đưa ra định nghĩa mới khi thông qua Đạo luật xét xử nhanh năm 1974. Đạo luật quy định rằng trong những giới hạn thời gian, cao nhất là 100 ngày, thì những cáo buộc tội phạm phải được đưa ra xét xử hoặc bị bãi bỏ. Hầu hết các bang đều có những biện pháp tương tự trong các cuốn sách luật, mặc dù khoảng thời gian chính xác là khác nhau theo từng khu vực tài phán. Với cụm từ “xét xử công khai”, những Người sáng lập hàm ý không khuyến khích quan điểm kiện tụng bí mật mà theo đó bị cáo có thể bị xét xử mà không thông báo công khai và bị đưa đến một trại giam nào đó mà không ai biết.

Tu chính án Hiến pháp thứ sáu cũng bảo đảm cho người dân Mỹ quyền được có một bồi thẩm đoàn không thiên vị. Ít nhất thì điều này cũng có nghĩa là những thành viên triển vọng của bồi thẩm đoàn phải không được có định kiến theo chiều hướng này hay chiều hướng khác trước khi phiên tòa bắt đầu. Chẳng hạn, một thành viên của bồi thẩm đoàn không được là bạn bè hay họ hàng của công tố hay nạn nhân của tội phạm; cũng không phải là một người có niềm tin thiên lệch cho rằng tất cả dòng họ hay tổ tiên của bị đơn đều “có thể là tội phạm”. Ý nghĩa trên thực tế của khái niệm bồi thẩm đoàn không thiên vị gồm những người đồng đẳng là ở chỗ các thành viên bồi thẩm đoàn được lựa chọn ngẫu nhiên từ những danh sách đăng ký cử tri – được bổ sung vào trong những lĩnh vực tài phán ngày một lớn theo những danh sách trên cơ sở giấy đăng ký ô tô, bằng lái xe, danh bạ điện thoại, bảng phúc lợi, v.v.. Mặc dù cơ chế này không thể hiện bộ phận tiêu biểu đại diện cho cộng đồng do không phải tất cả mọi người đều được đăng ký bỏ phiếu nhưng Tòa án tối cao đã khẳng định rằng phương pháp này đủ hiệu quả. Tòa án tối cao cũng quy định rằng không một tầng lớp nào (chẳng hạn người Mỹ gốc Phi hay phụ nữ) có thể bị loại trừ một cách có hệ thống khỏi diện được phục vụ trong bồi thẩm đoàn.

Ngoài việc được bảo đảm quyền được xét xử ở cùng địa điểm diễn ra hành vi phạm tội và được thông báo về lời buộc tội, bị đơn còn có quyền được đố i chất với những nhân chứng chống lại họ. Họ có quyền được biết những người buộc tội mình là ai và đang buộc tội gì để có được cách thức bào chữa hợp lý. Người bị buộc tội cũng được bảo đảm cơ hội “có được sự hỗ trợ của luật sư để bào chữa”. Trước thập niên 1960, điều này có nghĩa là một người chỉ có quyền này (ở cấp độ bang) khi liên quan đến những tội phạm cực kỳ nghiêm trọng và chỉ khi có đủ tiền thuê luật sư. Tuy nhiên, do hàng loạt những phán quyết của Tòa án tối cao, luật quốc gia bảo đảm cho một người được luật sư bảo vệ nếu bị xét xử vì bất cứ tội danh nào mà có thể bị tù, và chính quyền phải trả tiền bào chữa cho một bị đơn nghèo khó. Đây là quy định ở cấp độ quốc gia và bang.

Tu chính án Hiến pháp thứ năm tuyên bố rằng không một ai “có thể bị nguy hiểm đến tính mạng và thân thể hai lần vì cùng một tội danh”. Đây là điều khoản bảo vệ chống nguy cơ tái hình và có nghĩa là không một ai có thể bị chính quyền bang hay chính quyền liên bang xét xử hai lần cho cùng một tội danh. Tuy nhiên, nó không có nghĩa là một người không thể bị xét xử hai lần vì cùng một hành vi nếu hành vi đó vi phạm những điều luật của cả quốc gia và bang. Chẳng hạn, một người cướp một ngân hàng được thành lập theo luật liên bang ở New Jersey sẽ phạm vào cả luật liên bang và bang. Người này có thể bị xét xử pháp lý và được trắng án vì tội danh đó ở một tòa án của New Jersey và sau đó bị xét xử vì tội danh đó tại tòa án liên bang.

Một quyền quan trọng khác được bảo đảm cho bị cáo ở cả cấp độ bang và liên bang là không “bị ép buộc làm nhân chứng chống lại chính mình trong bất cứ vụ án hình sự nào”. Điều này được giải thích là việc người lựa chọn không làm chứng cho bản thân mình ở tòa án không thể được thẩm phán và bồi thẩm đoàn sử dụng chống lại người đó. Sự bảo đảm này củng cố cho nguyên lý rằng, trong hệ thống pháp lý của Mỹ, gánh nặng bằng chứng thuộc về bang; bị cáo được coi là vô tội cho đến khi chính quyền chứng minh được rằng khả năng ngược lại là không còn nghi ngờ hợp lý gì nữa.

Cuối cùng, Tòa án tối cao đã giải thích sự bảo đảm thủ tục pháp lý thỏa đáng có nghĩa là bằng chứng có được bằng việc điều tra và sai áp (lấy chứng cứ) bất hợp pháp không thể được sử dụng để chống lại bị cáo tại phiên tòa. Nguồn gốc của cái gọi là nguyên tắc loại trừ này là Tu chính án Hiến pháp thứ tư; Tòa án tối cao cũng đã ràng buộc quy tắc này đối với các bang. Mục đích của Tòa án tối cao là loại bỏ bất cứ động cơ thúc đẩy nào của cảnh sát trong lấy được bằng chứng một cách bất hợp pháp để chống lại bị cáo.

Lựa chọn thành viên bồi thẩm đoàn

Nếu bị cáo lựa chọn không theo tòa án xét xử – nghĩa là không bị xét xử và kết án bởi chỉ một thẩm phán – thì số phận của người đó sẽ do một bồi thẩm đoàn định đoạt. Ở cấp độ liên bang, 12 người phải đưa một phán quyết thống nhất. Ở cấp độ bang, tiêu chí này chỉ áp dụng cho những tội phạm nghiêm trọng nhất. Ở nhiều bang, một bồi thẩm đoàn có thể có quân số ít hơn 12 người và đưa ra phán quyết không phải bằng những quyết định đồng lòng tuyệt đối.

Một nhóm những người có tiềm năng trở thành thành viên bồi thẩm đoàn được triệu tập để có mặt ở tòa. Ở tòa án công khai, họ được thẩm vấn về những phẩm chất chung cho hoạt động của bồi thẩm đoàn theo một thủ tục được gọi là “voir dire” (tiếng Pháp cổ có nghĩa là “nói sự thật”). Công tố và luật sư bào chữa hỏi những câu hỏi chung và cụ thể đối với những thành viên tiềm năng của bồi thẩm đoàn. Họ có phải là công dân của bang không? Họ có thể hiểu được tiếng Anh không? Họ hay ai đó trong gia đình họ đã từng bị xét xử vì một tội hình sự hay chưa? Họ đã đọc hay nảy sinh ý kiến gì về vụ án có trong tay hay chưa?

Khi thực hiện thủ tục “nói sự thật”, bang và luật sư bào chữa có hai mục tiêu. Mục tiêu thứ nhất là để loại bỏ tất cả những thành viên nào trong danh sách hội thẩm, có lý do rõ ràng giải thích tại sao họ không thể đưa ra quyết định không thiên vị trong vụ án. Ví dụ phổ biến là một người nào đó bị luật pháp loại trừ khỏi bồi thẩm đoàn, một thành viên bồi thẩm đoàn là bạn hay họ hàng của một người tham gia vào việc xét xử, và một người nào đó công khai thừa nhận đã có sự thiên lệch rõ ràng trong vụ án. Những phản đối đối với thành viên bồi thẩm đoàn theo loại này được coi là phản đối vì định kiến, và con số những phản đối như vậy là không hạn chế. Chính thẩm phán là người quyết định những phản đối đó có hiệu lực hay không.

Mục tiêu thứ hai mà những luật sư phản biện hướng đến trong việc thẩm vấn những thành viên triển vọng của bồi thẩm đoàn là để loại bỏ những người mà họ tin là có thể không nghiêng về phía họ kể cả khi không có nguyên nhân rõ ràng cho sự thiên lệch. Mỗi bên được phép có một số phản đối võ đoán – yêu cầu tòa án loại trừ một thành viên triển vọng của bồi thẩm đoàn mà không đưa ra lý do. Hầu hết các bang theo tập quán dành cho luật sư bào chữa nhiều phản đối võ đoán hơn là cho công tố. Ở cấp độ liên bang, từ một đến ba phản đối tính trên một bồi thẩm đoàn thường được dành cho mỗi bên, tùy theo bản chất của tội phạm; còn đối với những vụ án tử hình thì con số này lên đến 20. Việc sử dụng phản đối võ đoán là một nghệ thuật hơn là một môn khoa học và thường dựa trên cơ sở linh cảm của luật sư.

Trong quá khứ, các luật sư có thể loại trừ những thành viên tiềm năng của bồi thẩm đoàn thông qua phản đối võ đoán đối với hầu như bất kỳ nguyên nhân gì. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Tòa án tối cao đã giải thích điều khoản bảo vệ công bằng của Tu chính án Hiến pháp thứ mười bốn là để hạn chế quyền tự quyết này bằng cách cấm công tố sử dụng phản đối của mình để loại trừ những người Mỹ gốc Phi hay phụ nữ khỏi hoạt động của bồi thẩm đoàn hình sự.

Thủ tục đặt câu hỏi và phản đối những thành viên triển vọng của bồi thẩm đoàn tiếp tục đến khi tất cả những người bị phản đối vì định kiến đều được loại bỏ, những phản đối võ đoán hoặc đã được được sử dụng hết hoặc bị khước từ dùng tiếp, và một bồi thẩm đoàn gồm 12 người (ở một số bang là 6 người) được thành lập. Tại một số bang, những thành viên dự khuyết cũng được lựa chọn. Họ tham dự phiên tòa nhưng chỉ tham gia vào những suy xét kỹ lưỡng khi một trong số những thành viên ban đầu của bồi thẩm đoàn không thể tiếp tục theo vụ kiện. Một khi danh sách bồi thẩm đoàn đã lựa chọn, họ sẽ tuyên thệ trước thẩm phán và viên lục sự.

Tuyên bố khai mạc

Sau khi phiên tòa chính thức bắt đầu, cả công tố và luật sư bào chữa đều đọc một tuyên bố khai mạc (mặc dù không ở bang nào luật sư bào chữa bắt buộc phải làm như vậy). Những tuyên bố dài dòng và quá chi tiết có thể được thực hiện ở phiên tòa có bồi thẩm đoàn hơn là các phiên tòa toàn thẩm phán. Mục đích của tuyên bố khai mạc là để cung cấp cho các thành viên của bồi thẩm đoàn – những người chưa quen thuộc với luật pháp và những thủ tục điều tra hình sự – một phác thảo những mục tiêu quan trọng trong vụ việc của mỗi bên, bằng chứng sẽ được xuất trình, những nhân chứng được triệu tập, và mỗi bên tìm cách chứng minh điều gì. Nếu những tuyên bố khai mạc được thực hiện tốt thì các thành viên bồi thẩm đoàn sẽ dễ nắm bắt được ý nghĩa và tầm quan trọng của bằng chứng và lời khai hơn. Thủ tục thông thường là bang sẽ thực hiện tuyên bố khai mạc của mình ngay đầu tiên còn luật sư bào chữa sẽ tiếp theo bằng một tuyên bố về việc luật sư sẽ bác lại vụ án như thế nào.

Lý lẽ từ phía công tố

Sau những tuyên bố khai mạc, công tố viên sẽ xuất trình bằng chứng mà bang đã thu thập được để chống lại bị cáo. Bằng chứng thường gồm hai loại – bằng chứng hữu hình (vật chứng) và lời khai của nhân chứng. Vật chứng có thể gồm những thứ như viên đạn, mẫu xét nghiệm đạn đạo, dấu vân tay, mẫu chữ viết tay, xét nghiệm máu và nước tiểu, và những giấy tờ hay vật khác dùng để hỗ trợ một cách hữu hình / cụ thể. Luật sư bào chữa có thể phản đối việc áp dụng những thứ hữu hình này và, nếu thành công, sẽ loại những thứ này khỏi diện xem xét. Nếu những phản đối của luật sư bào chữa không được chấp thuận thì bằng chứng hữu hình sẽ được một nhân viên của phòng xử án xác định chủng loại và trở thành một phần của hồ sơ chính thức.

Hầu hết bằng chứng ở các vụ hình sự là dưới hình thức lời khai của nhân chứng. Cách thức lấy lời khai là một thủ tục hỏi – đáp với mục tiêu có được những thông tin hết sức cụ thể một cách đúng trật tự. Mục đích của việc làm này là chỉ xuất trình những bằng chứng phù hợp với vụ án hiện thời và không đưa ra những thông tin gây nhầm lẫn hoặc không phù hợp hay bằng chứng bất hợp pháp mà có thể gây ra một vụ xét xử sai (chẳng hạn, bằng chứng mà bị cáo đã bị kết tội trước đó cho cùng một tội danh).

Sau mỗi nhân chứng, luật sư bào chữa có quyền đối chất. Mục tiêu của luật sư bào chữa là nghi ngờ lời khai của nhân chứng cho công tố – nghĩa là không tin lời khai đó. Luật sư bào chữa có thể nỗ lực làm cho nhân chứng nhầm lẫn, bối rối hoặc giận dữ, khiến cho nhân chứng không kiểm soát được bản thân và bắt đầu đưa ra những lời khai nhầm lẫn hay mâu thuẫn. Lời khai của một nhân chứng cho công tố cũng có thể bị nghi ngờ nếu sau đó có xuất hiện các nhân chứng bào chữa phủ nhận nội dung tường thuật theo gợi ý của bang. Sau khi hoàn thành đối chất, công tố có thể tiến hành kiểm tra lại để làm rõ hay chỉnh sửa một số điểm quan trọng trong quá trình đối chất. Sau khi xuất trình tất cả bằng chứng và nhân chứng, bang sẽ tạm quay về chỗ nghỉ.

Lý lẽ từ phía người bào chữa

Việc trình bày lý lẽ từ phía luật sư bào chữa cũng tương tự như từ phía công tố về mặt cách thể hiện và dạng thức. Đối với lý lẽ từ phía luật sư bào chữa, bằng chứng hữu hình kém phổ biến hơn, và hầu hết bằng chứng sẽ là của nhân chứng, những người được chuẩn bị để bác bỏ hay mâu thuẫn với những lập luận của công tố. Các nhân chứng được luật sư bào chữa thẩm vấn theo cùng một cách thức như trong lý lẽ phía công tố. Mỗi nhân chứng bào chữa đến lượt mình có thể bị chưởng lý hạt đối chất, và sau đó việc kiểm tra lại được tiến hành.

Sự khác biệt giữa việc đưa lý lẽ từ phía công tố và từ phía luật sư bào chữa là ở trách nhiệm của họ trước pháp luật. Luật sư bào chữa không bị luật pháp yêu cầu xuất trình bất kỳ bằng chứng mới hay bổ sung nào hay bất kỳ nhân chứng nào. Việc bào chữa có thể chỉ đơn thuần là chất vấn mức độ tin cậy hay tính hợp pháp của bằng chứng và nhân chứng của bang. Bên bào chữa không bắt buộc phải chứng minh sự vô tội của bị cáo; nó chỉ cần chỉ ra rằng lý lẽ của bang không nằm ngoài một mối nghi ngờ hợp lý. Bị đơn thậm chí cũng không cần ra làm chứng. (Tuy nhiên, nếu lựa chọn làm như vậy thì bị cáo sẽ phải đối mặt với rủi ro bị đối chất như những nhân chứng khác).

Sau khi luật sư bào chữa tạm quay về chỗ nghỉ, công tố có quyền đưa ra bằng chứng bác bỏ. Đến lượt mình, luật sư bào chữa đưa ra lời kháng biện, được gọi là lời đập lại lời buộc tội của công tố. Sau đó, mỗi bên đưa ra những lý lẽ cuối cùng. Thông thường, đây là một trong những hồi gay cấn của phiên tòa vì mỗi bên tìm cách kết luận nhưng lý lẽ của mình, cô đọng những lý lẽ thuyết phục nhất, và trình kháng nghị cuối cùng lên bồi thẩm đoàn. Bằng chứng mới có thể không được đưa ra ở bước này, và lý lẽ của cả hai bên dường như có cảm xúc và viện đến những giá trị vượt quá vụ án đang xét xử. Công tố có thể nói về vấn đề tội phạm nói chung, về nhu cầu phải có luật pháp và trật tự, và về yêu cầu không được để bị cáo giành được lòng trắc ẩn bằng sự cảm thông của nạn nhân của tội phạm. Mặt khác, luật sư bào chữa có thể nhắc nhở các thành viên bồi thẩm đoàn “tất cả chúng ta đều mắc sai lầm trong cuộc đời này như thế nào” hay lập luận rằng, trong một xã hội tự do, dân chủ, bất cứ điều gì nghi ngờ đều phải được giải quyết theo cách có lợi cho bị cáo. Tuy nhiên, công tố có thể dễ dàng trá nh sự đa cảm hơn luật sư bào chữa vì nhiều phán quyết của bồi thẩm đoàn đã bị đảo ngược ở tòa phúc thẩm sau khi chưởng lý hạt thêm thắt những lời lẽ gây tổn hại vào những tuyên bố sau cùng.

Vai trò của thẩm phán trong quá trình xét xử

Vai trò của thẩm phán trong việc xét xử, mặc dù rất quan trọng, nhưng lại là một vai trò tương đối thụ động. Thẩm phán không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào hay chủ động tham gia vào việc thẩm vấn nhân chứng. Thẩm phán được nhờ tới để giám sát trên cơ sở kiến nghị của công tố và luật sư bào chữa về loại bằng chứng được đưa ra và loại câu hỏi được dùng để hỏi nhân chứng. Trong một số khu vực tài phán, thẩm phán được phép đặt những câu hỏi thực chất cho nhân chứng và cũng bình luận trước bồi thẩm đoàn về mức độ tin cậy của bằng chứng đưa ra; ở những bang khác, thẩm phán bị hạn chế khỏi những hoạt động đó. Mặc dù vậy, truyền thống pháp lý của Mỹ cũng dành chỗ cho rất nhiều phong cách xét xử tư pháp tùy theo tư cách cá nhân, trình độ đào tạo và sự khôn ngoan của từng cá nhân thẩm phán.

Đầu tiên và trước hết, thẩm phán được kỳ vọng sẽ đóng vai trò một bên tham gia không vụ lợi mà công việc chủ yếu là bảo đảm rằng cả hai bên được phép trình bày vụ án của mình càng đầy đủ càng tốt trong phạm vi luật định. Nếu các thẩm phán không còn dáng vẻ thực hiện nhiệm vụ một cách công bằng và trung lập thì họ sẽ đi ngược lại với những nguyên lý căn bản của pháp luật Mỹ và phán quyết của họ có nguy cơ bị tòa phúc thẩm bác bỏ.

Mặc dù các thẩm phán phần lớn đóng một vai trò như vậy, nhưng những nền tảng và giá trị của các nhà luật học cũng tác động đến phán quyết của họ trong những vụ không rõ ràng – tức là khi họ phải đưa ra phán quyết về một yêu cầu trong đó lý lẽ của hai bên đều có lý hoặc khi luật pháp có thể được giải thích theo nhiều cách khác nhau.

Vai trò của bồi thẩm đoàn trong quá trình xét xử

Vai trò của các thành viên bồi thẩm đoàn trong quá trình xét xử là rất thụ động. Công việc của họ là lắng nghe các vụ án do các bên luật sư đệ trình và sau đó đi đến phán quyết chỉ dựa trên bằng chứng được đưa ra. Thông thường, các thành viên bồi thẩm đoàn không được phép đặt những câu hỏi cho nhân chứng hay thẩm phán, và họ cũng không được phép ghi chép về vụ kiện. Đây không phải do những điều cấm theo hiến pháp hay luật định mà chủ yếu vì đây là tập quán truyền thống của các tòa án ở Mỹ.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều thẩm phán đã cho phép các thành viên bồi thẩm đoàn được tham gia nhiều hơn vào công việc xét xử. John F. Grady, Chánh án Tòa án hạt liên bang tại Chicago, trong hơn một thập kỷ đã cho phép các thành viên bồi thẩm đoàn ở phòng xử án của mình được ghi chép. Ít nhất bốn tòa phúc thẩm Mỹ đã ngầm chấp thuận việc thành viên bồi thẩm đoàn tham gia thẩm vấn nhân chứng chừng nào những thành viên này vẫn không được phép đặt câu hỏi giữa lúc xử án và các luật sư được trao cơ hội phản đối những câu hỏi cụ thể trước khi được đặt ra cho nhân chứng. Ở một số bang, có một số ít thẩm phán xử án đã cho phép các thành viên bồi thẩm đoàn đóng vai trò tương đối tích cực trong việc xét xử. Mặc dù vậy, ở cả cấp độ bang và liên bang, vai trò của bồi thẩm đoàn về cơ bản vẫn còn rất thụ động.

Chỉ dẫn cho bồi thẩm đoàn

Mặc dù công việc của bồi thẩm đoàn là xem xét và đánh giá các dữ kiện của vụ án, nhưng thẩm phán phải chỉ dẫn cho các thành viên bồi thẩm đoàn về ý nghĩa của luật pháp và luật pháp được áp dụng như thế nào. Do nhiều vụ án bị đảo ngược khi phúc thẩm do những chỉ dẫn sai cho bồi thẩm đoàn nên các thẩm phán có xu hướng rất chú trọng đến việc từ ngữ chuẩn mực về mặt chuyên môn và pháp lý.

Tất cả những chỉ dẫn cho bồi thẩm đoàn phải có một số yếu tố cơ bản. Một yếu tố trong số đó là định nghĩa cho các thành viên tội danh mà bị cáo bị buộc tội. Điều này có thể liên quan đến việc dành cho các thành viên bồi thẩm đoàn rất nhiều lựa chọn về loại phán quyết đưa ra. Chẳng hạn, nếu một người lấy đi mạng sống của người khác thì bang có thể xử bị cáo tội giết người cấp độ 1. Tuy nhiên, thẩm phán cần giúp bồi thẩm đoàn hiểu định nghĩa pháp lý của giết người cấp độ 2 hay ngộ sát nếu thẩm phán xác định rằng bị đơn là thủ phạm nhưng không hành động có chủ định trước một cách độc ác.

Thẩm phán cũng phải nhắc nhở bồi thẩm đoàn rằng gánh nặng bằng chứng là dành cho bang và rằng bị cáo được giả định là vô tội. Nếu sau khi xem xét tất cả bằng chứng mà bồi thẩm đoàn vẫn có sự nghi ngờ hợp lý đối với tội danh của bị cáo thì bồi thẩm đoàn phải đưa ra một phán quyết không có tội.

Cuối cùng, thẩm phán thường giúp các thành viên bồi thẩm đoàn hiểu rất nhiều vấn đề về thủ tục, làm thế nào để liên lạc với thẩm phán khi họ có câu hỏi, trật tự mà theo đó họ phải xem xét lời buộc tội nếu có nhiều hơn một lời buộc tội, ai phải ký những giấy tờ chính thức thể hiện phán quyết của bồi thẩm đoàn. Sau khi những chỉ dẫn được đọc cho bồi thẩm đoàn (và luật sư bào chữa cho mỗi bên đã được dành cơ hội đưa ra lời phản biện), các thành viên bồi thẩm đoàn rút vào phòng nghị án để quyết định số phận của bị cáo.

Phán quyết của bồi thẩm đoàn

Bồi thẩm đoàn bàn bạc hoàn toàn kín đáo; không một người ngoài nào được quan sát hay tham gia vào việc bàn bạc này. Trong quá trình bàn bạc, các thành viên bồi thẩm đoàn có thể yêu cầu làm rõ những câu hỏi pháp lý từ thẩm phán, và họ có thể xem từng bằng chứng hay những phần chọn lọc trong bản ghi vụ án, nhưng họ không được tham khảo thêm bất cứ một thứ gì khác – không từ điển luật, sách pháp luật, không ý kiến từ các chuyên gia. Khi đã đạt được một quyết định bằng việc bỏ phiếu của các thành viên, bồi thẩm đoàn quay lại phòng xử án để công bố phán quyết đó. Nếu đến chập tối mà không đạt được quyết định thì các thành viên bồi thẩm đoàn được đưa về nhà với những chỉ dẫn kiên quyết không được trao đổi vụ án với người khác hay đọc về vụ án trên báo. Trong những vụ án cực kỳ quan trọng hoặc tai tiếng, bồi thẩm đoàn có thể bị thẩm phán tách riêng ra, nghĩa là các thành viên của bồi thẩm đoàn sẽ ở một khách sạn địa phương suốt đêm để tránh sự soi mói của công chúng.

Nếu bồi thẩm đoàn bị bế tắc và không thể đi đến một phán quyết thì có thể báo cáo sự việc lên thẩm phán. Trong trường hợp như vậy, thẩm phán có thể yêu cầu bồi thẩm đoàn vẫn tiếp tục nỗ lực để đạt được phán quyết. Hoặc, nếu bị thuyết phục rằng bồi thẩm đoàn trên thực tế bị bế tắc một cách vô vọng, thì thẩm phán có thể giải tán bồi thẩm đoàn và triệu tập một phiên tòa xét xử mới.

Những tài liệu nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết bồi thẩm đoàn làm việc với những vụ án hình sự đều đưa ra phán quyết một cách tương đối nhanh chóng. Gần như tất cả bồi thẩm đoàn đều tiến hành bỏ phiếu ngay sau khi họ lui về phòng của mình để xem họ bỏ phiếu chia rẽ hay thống nhất thế nào. Trong 30% số vụ án bồi thẩm đoàn chỉ phải tiến hành bỏ phiếu một lần là đã đạt được một phán quyết đồng thuận. Trong 90% số vụ án còn lại, kết quả đa số phiếu trong cuộc bỏ phiếu kín đầu tiên sẽ trở thành phán quyết. Những bồi thẩm đoàn bị bế tắc – những bồi thẩm đoàn không đạt được một phán quyết nào – thường chỉ xảy ra khi có tỷ lệ thiểu số khá lớn trong cuộc bỏ phiếu kín đầu tiên.

Các học giả cũng nhận thấy các bồi thẩm đoàn thường đạt được phán quyết mà thẩm phán muốn có, nếu thẩm phán là người duy nhất chịu trách nhiệm về phán quyết đó. Một nghiên cứu lớn về bồi thẩm đoàn yêu cầu các thẩm phán trả lời về việc họ ra phán quyết cho các vụ án có bồi thẩm đoàn mà họ chủ trì như thế nào. Thẩm phán và bồi thẩm đoàn đồng ý trong 81% các vụ án hình sự (tỷ lệ tương tự đối với các vụ án dân sự). Thẩm phán và bồi thẩm đoàn không thống nhất trong 19% số vụ án hình sự, với việc thẩm phán thể hiện một xu thế rõ rệt là kết án những gì bồi thẩm đoàn xử trắng án.

Khi những thành viên của bồi thẩm đoàn cuối cùng cũng đi đến quyết định, họ quay trở lại phòng xử án và phán quyết của họ được công bố công khai, thường là do chủ tịch bồi thẩm đoàn công bố. Khi đó công tố hoặc luật sư bào chữa thường yêu cầu được thăm dò ý kiến – nghĩa là mỗi thành viên bồi thẩm đoàn được hỏi độc lập rằng phán quyết đó thực tế có phản ánh ý kiến của riêng họ hay không. Mục đích của việc làm này là để xác định liệu mỗi thành viên có ủng hộ phán quyết chung hay đơn giản là họ chịu sức ép của cả nhóm. Nếu thủ tục thăm dò ý kiến cho thấy bồi thẩm đoàn thực sự không thống nhất với nhau thì bồi thẩm đoàn sẽ được yêu cầu trở lại phòng hội thẩm để tiếp tục cân nhắc; ở một số khu vực tài phán, có thể có lời tuyên bố về việc xét xử sai. Nếu bị tuyên bố là xét xử sai thì vụ án có thể bị xét xử lại trước một bồi thẩm đoàn mới. Ở đây không có nguy cơ tái hình vì bồi thẩm đoàn ban đầu không thống nhất đối với phán quyết. Nếu phán quyết của bồi thẩm đoàn là vô tội thì bị cáo được tuyên bố tha tại chỗ và được tự do rời khỏi phòng xử án.

NHỮNG THỦ TỤC SAU MỘT PHIÊN TÒA HÌNH SỰ

Khi kết thúc phiên tòa hình sự, thông thường vẫn còn hai khâu đối với bị đơn nếu bị tuyên có tội: quyết định hình phạt và kháng án.

Quyết định hình phạt

Quyết định hình phạt là lời công bố chính thức của tòa án về việc xét xử bị đơn mà vào thời điểm đó sự trừng phạt hay hình phạt được đưa ra.

Ở cấp độ liên bang và ở hầu hết các bang, quyết định hình phạt chỉ do thẩm phán đưa ra. Tuy nhiên, ở một số bang bị đơn có thể lựa chọn được thẩm phán hoặc bồi thẩm đoàn quyết định hình phạt, và trong các vụ án tử hình các bang thường yêu cầu rằng không được áp dụng hình phạt tử hình nếu không có quyết định đồng thuận của 12 thành viên bồi thẩm đoàn. Tại một số bang, sau khi bồi thẩm đoàn xác minh và tuyên bố một ai đó là có tội thì bồi thẩm đoàn sẽ thảo luận kỹ lưỡng lần thứ hai để xác định bản án. Ở một vài bang, một bồi thẩm đoàn mới sẽ được đưa vào danh sách cốt để tuyên án. Khi đó những quy tắc về bằng chứng sẽ được nới lỏng hơn, và bồi thẩm đoàn có thể được phép nghe bằng chứng đã bị loại trừ trong thời gian xét xử thực tế (chẳng hạn, hồ sơ tội phạm trước đó của bị cáo).

Sau khi thẩm phán công bố bản án, theo tập quán sẽ có một vài tuần tính từ lúc bị đơn bị xác minh và tuyên bố là có tội đến khi hình phạt được đưa ra. Khoảng thời gian này cho phép thẩm phán nghe và xem xét những kiến nghị sau phiên tòa mà luật sư bào chữa có thể nêu ra (như kiến nghị một phiên tòa mới) và cho phép một người quản chế tiến hành điều tra trước khi kết án. Người quản chế này là một chuyên gia về tội phạm học, tâm lý học hay xã hội học – người sẽ gợi ý cho thẩm phán về độ dài thời gian áp đặt hình phạt. Người quản chế thông thường xem xét những yếu tố như lai lịch của tội phạm, mức độ nghiêm trọng của tội danh phạm phải, và khả năng tội phạm tiếp tục tham gia vào những hoạt động phi pháp. Các thẩm phán không buộc phải tuân theo khuyến nghị của người quản chế, nhưng khuyến nghị này vẫn là một yếu tố quan trọng trong đánh giá của thẩm phán về việc sẽ đưa ra bản án nào. Các thẩm phán được giới thiệu rất nhiều biện pháp thay thế và hàng loạt những bản án khi trừng phạt tội phạm. Nhiều biện pháp thay thế trong số này liên quan đến khái niệm cải tạo và đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của các chuyên gia trong các lĩnh vực tội phạm học và khoa học xã hội.

Hình phạt nhẹ nhất mà một thẩm phán có thể đưa ra là án treo. Đây thường là hình phạt mà tội phạm được coi là rất nhẹ hoặc nếu thẩm phán tin rằng người phạm tội sẽ không tiếp tục tham gia vào những hoạt động phi pháp. Nếu án treo được đưa ra thì người phạm tội có thể không phải ngồi tù một tí nào chừng nào những điều kiện của án treo vẫn được duy trì. Những điều kiện như vậy có thể gồm tránh xa những tên tội phạm đã bị kết án, không phạm những tội danh khác, hay thực hiện một số hoạt động cộng đồng một cách thường xuyên hơn. Nếu một người phạm tội trải qua thời gian án treo mà không có vi phạm gì thì hồ sơ tội phạm của người đó thường được xóa sạch và trong con mắt của pháp luật thì dường như người đó chưa hề phạm tội gì.

Nếu thẩm phán không mấy ngả về quyết định án treo và thấy rằng thời gian trong nhà lao là cần thiết thì thẩm phán có thể đưa ra một án tù trong phạm vi quy định của luật pháp. Lý do phải có một dãy số năm tù thay vì tự động áp dụng số năm tù là ở chỗ luật pháp nhận thấy không phải mọi tội danh và kẻ phạm tội là đồng nhất với nhau và trên nguyên tắc hình phạt phải phù hợp với tội danh.

Trong nỗ lực xóa bỏ những chênh lệch lớn trong việc kết án, chính quyền liên bang và nhiều bang đã cố gắng đưa ra những bộ hướng dẫn chuẩn mực để tạo sự nhất quán cao hơn giữa các thẩm phán. Ở cấp độ quốc gia, nỗ lực này được thể hiện bằng việc ban hành Đạo luật cải cách việc quyết định hình phạt năm 1987 – là đạo luật xây dựng những hướng dẫn cơ cấu thủ tục kết án.

Quốc hội quy định rằng các thẩm phán chỉ có thể đi trệch khỏi những hướng dẫn nếu họ tìm ra một tình tiết trầm trọng hơn hoặc giảm nhẹ đi mà tội danh phạm phải không được xem xét một cách thỏa đáng. Mặc dù những hướng dẫn của Quốc hội không chỉ ra cụ thể những loại yếu tố có thể cấu thành nên cơ sở cho việc đi trệch khỏi những hướng dẫn kết án, nhưng Quốc hội nêu rõ rằng những cơ sở như vậy không thể bao gồm chủng tộc, giới tính, xuất xứ, tín ngưỡng, tôn giáo, tình trạng kinh tế xã hội, sự lệ thuộc vào ma tuý, hay lạm dụng rượu.

Các bang cũng có rất nhiều chương trình để tránh những chênh lệch lớn trong bản án của thẩm phán. Đến năm 1995, 22 bang đã thành lập các ủy ban để xây dựng những hướng dẫn kết án cho các thẩm phán của mình, và đến cuối năm 1997, những hướng dẫn đó đã có hiệu lực ở 17 bang. Tương tự như vậy, gần như hầu hết các bang giờ đây đã ban hành những đạo luật kết án bắt buộc đòi hỏi sự kết án tự động, cụ thể đối với việc phạm phải một số tội danh – đặc biệt là những tội có bạo lực, những tội có sử dụng súng, hoặc những tội do tội phạm thường xuyên phạm phải.

Bất chấp việc có tác động to lớn đối với việc kết án, các thẩm phán không nhất thiết phải có tiếng nói cuối cùng về bản án. Bất cứ khi nào một thời hạn ngồi tù được thẩm phán đặt ra thì nó vẫn phục thuộc vào những luật tạm tha của chính quyền liên bang và của các bang. Do vậy các ủy ban về tạm tha (và đôi khi là tổng thống và các thống đốc, những người có quyền đưa ra lệnh tha hay những bản án giảm nhẹ) có tiếng nói cuối cùng về việc một người thực tế phải ngồi tù bao lâu.

Kháng án

Ở cả cấp độ bang và liên bang, mọi người đều có quyền ít nhất một lần kháng án đối với việc bị kết án phạm trọng tội, nhưng trên thực tế rất ít tội phạm hình sự sử dụng đặc quyền này. Việc kháng án dựa trên lý lẽ cho rằng đã có sai phạm về luật trong quá trình xử án. Một sai phạm như vậy phải là có thể đảo ngược chứ không phải là vô hại. Một sai phạm được coi là vô hại nếu việc xảy ra vi phạm không ảnh hưởng lên kết quả của việc xét xử. Tuy nhiên, một sai phạm có thể đảo ngược là một sai phạm nghiêm trọng mà có thể tác động lên phán quyết của thẩm phán hay bồi thẩm đoàn. Chẳng hạn, một sự kháng án thành công có thể dựa trên lập luận rằng bằng chứng được chấp nhận một cách không hợp lý tại phiên tòa, rằng chỉ dẫn của thẩm phán cho bồi thẩm đoàn bị bỏ sót, hoặc rằng lời bào chữa có tội không được thực hiện một cách tự nguyện. Tuy nhiên, việc kháng án phải dựa trên những câu hỏi về thủ tục và giải thích pháp lý, chứ không dựa trên những phán quyết căn cứ theo sự thực về sự phạm tội hay vô tội của bị đơn. Hơn nữa, trong hầu hết các trường hợp, một người không thể kháng cáo thời hạn bản án của mình ở Mỹ (chừng nào thời hạn đó vẫn nằm trong phạm vi quy định theo pháp luật).

Những bị đơn hình sự có mức độ thành công nhất định trong việc kháng án, khoảng 20%, nhưng điều đó không có nghĩa là bị cáo được thoát tội. Tập quán thông thường đối với tòa phúc thẩm là gửi trả vụ án (gửi lại vụ án xuống cấp dưới) cho tòa án cấp thấp hơn để xét xử lại. Khi đó công tố phải xác định liệu những sai phạm về thủ tục trong lần xét xử đầu tiên có vượt qua được lần xét xử thứ hai không và liệu có đáng mất thời gian và công sức để làm điều đó không. Một phiên tòa thứ hai không được coi là tái hình vì bị đơn đã chọn kháng cáo sự kết tội đầu tiên.

Truyền thông và các phương tiện thông tin khác liên quan đến luật pháp thường hướng sự chú ý của công chúng đến các tòa phúc thẩm mà dường như thả lỏng những tội phạm đã bị kết tội và đến những lời kết án được đảo ngược về tính chất chuyên môn. Chắc chắn là điều đó sẽ xảy ra, và ta có thể lập luận rằng điều này là không thể tránh khỏi trong một đất nước dân chủ có hệ thống pháp luật dựa trên nền tảng hành xử công bằng và giả định về sự vô tội của bị cáo. Tuy nhiên, khỏa ng 90% số bị đơn bào chữa có tội, và sự bào chữa này thực sự đã loại trừ khả năng kháng cáo. Trong số những bị đơn còn lại thì hai phần ba bị kết luận có tội tại phiên tòa xét xử và chỉ một phần rất nhỏ trong số họ kháng cáo. Trong số những người kháng cáo thì chỉ có 20% có được một mức độ thà nh công vừa phả i. Trong số những người mà lời kết án dành cho họ được đảo ngược, có nhiều người bị kết luận có tội tại phiên tòa tiếp theo. Do đó, số người bị kết án phạm tội mà sau đó được tha tội do những sai phạm có thể đảo ngược của tòa án chỉ dừng lại ở tỷ lệ nhỏ bé 1% mà thôi.

Chương 6: Thủ tục tại tòa án dân sự

Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, năm 2004

 

Những hành động dân sự là riêng biệt và tách rời khỏi việc tố tụng hình sự. Chương này tập trung vào các tòa án dân sự: luật dân sự khác với luật hình sự như thế nào, những hạng mục quan trọng nhất trong luật dân sự, những biện pháp thay thế cho việc xét xử, và từng bước một xem xét thủ tục xét xử dân sự.

NỘI DUNG VÀ BẢN CHẤT CỦA LUẬT DÂN SỰ

Hệ thống pháp luật Mỹ có những khác biệt quan trọng giữa luật hình sự và luật dân sự. Luật hình sự liên quan đến hành vi chướng tai gai mắt, mang tính xâm hại đối với toàn thể xã hội. Luật dân sự chủ yếu gắn với bổn phận, nghĩa vụ của từng công dân đơn lẻ với nhau. Trong các vụ án dân sự, tranh chấp thường là giữa những cá nhân đơn lẻ, mặc dù chính quyền đôi khi có thể là một bên trong một vụ kiện dân sự. Các vụ án hình sự luôn liên quan đến việc chính quyền khởi tố một cá nhân vì một tội danh đối với xã hội.

Trong một vụ án dân sự, tòa án cố gắng giải quyết một tranh chấp cụ thể giữa các bên bằng việc xác định những quyền theo luật pháp của họ. Tòa án khi đó lựa chọn một biện pháp khắc phục thỏa đáng như bồi thường thiệt hại bằng tiền cho bên bị thiệt hại hoặc đưa ra yêu cầu bắt buộc một bên thực hiện hoặc không thực hiện một hành động cụ thể. Trong một vụ án hình sự, tòa án phán quyết bị đơn là vô tội hay có tội. Một bị đơn có tội có thể bị trừng phạt bằng hình thức phạt tiền hay giam tù hoặc cả hai.

Trong một số trường hợp hành động như vậy có thể dẫn đến việc tố tụng hình sự và tranh kiện dân sự. Giả sử rằng “Joe” và “Pete”, hai nhà khoa học chính trị tham dự một hội nghị ở Atlanta, cùng đi một chuyến taxi từ sân bay về khách sạn trong thành phố. Trong lúc ngồi trên xe họ đã có một cuộc tranh luận sôi nổi về chính trị. Khi taxi dừng ở khách sạn, cuộc tranh luận căng thẳng đến mức họ đã có xung đột tay chân. Nếu Pete dùng vali của mình đánh vào mạng sườn Joe khi xuống xe thì Pete có thể bị buộc tội hành hung người khác. Ngoài ra, Joe có thể đâm đơn kiện dân sự đối với Pete để đòi tiền bồi thường cho chi phí y tế của anh ta.

Số vụ kiện dân sự lớn hơn rất nhiều so với số vụ kiện hình sự ở cả tòa án liên bang và bang, mặc dù nhìn chung chúng không thu hút được nhiều sự chú ý của các phương tiện truyền thông như các phiên tòa hình sự. Tuy vậy, chúng thường đặt ra những vấn đề chính sách quan trọng và bao hàm hàng loạt những bất đồng trong xã hội. Nhà nghiên cứu pháp luật Herbert Jacob tóm tắt khuôn khổ lĩnh vực luật dân sự trong cuốn Công lý ở Mỹ (Justice in America): “Mọi thỏa hiệp bị phá vỡ, mọi việc bán hàng không đáp ứng được khách hàng, mọi khoản nợ không thu hồi được, mọi tranh chấp với cơ quan chính phủ, mọi sự phỉ báng và bôi nhọ, mọi thiệt hại do tai nạn, mọi đỗ vỡ trong hôn nhân, và mọi cái chết đều có thể dẫn đến kiện tụng dân sự”.

Do vậy, thực sự là bất kỳ tranh chấp nào giữa hai người trở lên đều có thể tạo ra cơ sở cho một vụ kiện dân sự. Số vụ kiện là rất nhiều, nhưng phần lớn chúng rơi vào một trong năm hạng mục cơ bản.

NHỮNG PHÂN NHÓM CHÍNH CỦA LUẬT DÂN SỰ

Năm phân nhóm chính của luật dân sự là luật hợp đồng, luật bồi thường ngoài hợp đồng (tort law), luật sở hữu (property law), luật thừa kế và luật gia đình.

Luật hợp đồng

Luật hợp đồng chủ yếu liên quan đến những thỏa thuận tự nguyện giữa hai người trở lên. Một số ví dụ phổ biến là những thỏa thuận thực hiện một loại công việc nào đó, để mua hoặc bán hàng hóa, để xây dựng hay sửa chữa nhà hoặc cửa hàng. Cơ sở cho những thỏa thuận này là cam kết của một bên và cam kết đối lại của bên kia, thường là cam kết của một bên sẽ trả tiền cho hàng hóa và dịch vụ của bên kia. Chẳng hạn, giả sử là “ông Burns” và “bà Colder” đạt được một thỏa thuận theo đó bà Colder đồng ý trả cho ông Burns 125 bảng Anh nếu ông Burns chặt và mang một lượng gỗ sồi đến nhà bà Colder vào ngày 10 tháng Mười hai. Nếu ông Burns không giao gỗ vào ngày đó thì ông đã vi phạm hợp đồng và bà Colder có thể kiện ông về những thiệt hại phát sinh.

Mặc dù nhiều hợp đồng là tương đối đơn giản và dễ hiểu nhưng một số lĩnh vực phức tạp cũng xây dựng trên luật hợp đồng hay những ý tưởng hợp đồng. Một lĩnh vực như vậy là luật thương mại, chủ yếu tập trung vào việc bán hàng liên quan đến tín dụng hay kế hoạch trả góp. Luật thương mại cũng bao gồm những vấn đề về séc, kỳ phiếu và những công cụ tài chính có thể chuyển nhượng.

Một lĩnh vực liên quan chặt chẽ khác là phá sản và quyền của các chủ nợ. Những cá nhân hay doanh nghiệp bị phá sản có thể thông qua thủ tục phá sản để giũ bỏ căn bản vết đen này, và làm lại từ đầu. Thủ tục phá sản cũng được xây dựng để bảo đảm sự công bằng cho các chủ nợ. Luật phá sản là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lập pháp trong một vài năm, và rất nhiều thẩm phán cho những vụ phá sản đặc biệt hiện nay đã được biệt phái sang các tòa án hạt của Mỹ.

Lĩnh vực cuối cùng là hợp đồng bảo hiểm, là một lĩnh vực quan trọng do khả năng áp dụng của đó đối với rất nhiều người. Ngành bảo hiểm do các cơ quan chính phủ điều tiết và phụ thuộc những quy định riêng biệt của riêng ngành này.

Luật bồi thường ngoài hợp đồng

Luật bồi thường ngoài hợp đồng nhìn chung có thể được mô tả như luật về những sai phạm dân sự. Nó liên quan đến hành vi gây ra thiệt hại và không thể đo lường được theo một số tiêu chuẩn do xã hội đặt ra.

Những hành động để khiếu nại thiệt hại cá nhân hay thương tích cơ thể là trọng tâm của luật bồi thường ngoài hợp đồng, và những tai nạn ô tô vốn là nguyên nhân chính của các khiến nại thuộc loại này. Một trong những lĩnh vực phụ phát triển nhanh nhất trong luật bồi thường ngoài hợp đồng là trách nhiệm đối với sản phẩm. Hạng mục này đã trở thành một cách thức ngày càng hiệu quả để buộc các công ty phải có trách nhiệm đối với những thiệt hại do thức ăn hư hại, đồ chơi, thiết bị, ô tô, thuốc men và rất nhiều những sản phẩm có khuyết tật khác gây ra.

Có lẽ một lý do cho sự tăng lên của những vụ án về trách nhiệm đối với sản phẩm là sự thay đổi về chuẩn mực của chứng cứ. Theo truyền thống, sự cẩu thả (thường được định nghĩa là sự thiếu cẩn trọng hay không thể có được sự chú trọng bình thường, trong những hoàn cảnh cụ thể được nêu trong vụ kiện) phải được chứng minh trước khi một người có thể được bồi thường tổn thất do một ai đó gây ra. Tuy nhiên, một số người lập luận rằng trong nhiều năm việc dựa vào khái niệm sự cẩu thả đã giảm đi, nhất là trong các vụ án về trách nhiệm đối với sản phẩm. Với cương vị của mình, tòa án thường sử dụng một tiêu chuẩn trách nhiệm nghiêm ngặt, có nghĩa là nạn nhân có thể được bồi thường ngay cả khi không có sự thiếu cẩn trọng và kể cả nhà sản xuất rất cẩn thận.

Một lý do khác thường được nêu ra cho sự tăng lên của những vụ án về trách nhiệm đối với sản phẩm là mức đền bù mà bồi thẩm đoàn đưa ra trong phán quyết ủng hộ nguyên đơn. Hình thức đền bù mà bồi thẩm đoàn đề ra cho những thiệt hại gồm hai loại: mang tính bồi thường và mang tính trừng phạt. Những thiệt hại mang tính đền bù là để bù đắp cho tổn thất thực tế của nguyên đơn như chi phí sửa chữa, hóa đơn bác sĩ và những chi phí bệnh viện. Còn những thiệt hại mang tính trừng phạt (hay để làm gương) được đặt ra để trừng phạt bị đơn hoặc là lời cảnh báo cho hành động như vậy trong tương lai.

Do sự lo ngại về mức đền bù lớn của bồi thẩm đoàn và ngày càng có nhiều cái gọi là những vụ án nhỏ nhặt nên các quan chức chính phủ, các nhà điều hành doanh nghiệp, các nhóm lợi ích và các thành viên của cộng đồng luật pháp đã kêu gọi phải cải cách ngành luật bồi thường ngoài hợp đồng. Trong suốt những năm 1990, nhiều bang đã ban hành hàng loạt những biện pháp cải cách bồi thường ngoài hợp đồng. Hiệp hội cải cách bồi thường ngoài hợp đồng của Mỹ, hoạt động với tư cách là người ủng hộ cải cách bồi thường ngoài hợp đồng, báo cáo rằng các bang đã hạn chế mức đền bù cho những thiệt hại phi kinh tế, điều chỉnh các luật giám sát bồi thường mang tính trừ ng phạt, hoặc ban hành những đạo luật trừng phạt những nguyên đơn nộp hồ sơ cho những vụ kiện nhỏ nhặt.

Một lĩnh vực phụ của luật bồi thường ngoài hợp đồng đang phát triển nhanh chóng là sai sót chữa bệnh. Số vụ khiếu nại sai sót chữa bệnh đã tăng mạnh ngay cả khi ngành y đã có những bước tiến to lớn. Hai vấn đề đang diễn ra trong ngành y đương thời là rủi ro tăng lên do những phương pháp điều trị mới gây ra và đặc tính vô cảm của các chuyên gia và bệnh viện. Ngày nay, bệnh nhân kỳ vọng rất nhiều, và khi bác sĩ không thể đáp ứng được những kỳ vọng đó thì sự giận dữ sẽ khiến họ khiếu kiện về sai sót chữa bệnh.

Các tòa án nhìn chung thường sử dụng tiêu chuẩn truyền thống về sự cẩu thả hơn là học thuyết trách nhiệm nghiêm ngặt trong việc giải quyết những vụ kiện sai sót chữa bệnh. Điều này có nghĩa là pháp luật không giúp cho bác sĩ bảo đảm điều trị thà nh công, mà thay vào đó khiến cho bác sĩ phải có trách nhiệm nếu bệnh nhân có thể chứng minh rằng thầy thuốc đã không tiến hành chữa trị theo cách thức phù hợp với những phương pháp chữa bệnh được chấp nhận. Khái niệm phương pháp chữa bệnh có thể chấp nhận được thay đổi từ bang này sang bang khác, và những vấn đề như vậy phải được tòa án giải quyết trên cơ sở từng trường hợp. Tuy nhiên, thông thường một giả định được đưa ra rằng hành xử của các nhà chuyên môn, trong đó có các bác sĩ, là hợp lý về mặt bản chất. Điều đó có nghĩa là để thắng được bác sĩ tại tòa án thì bệnh nhân bị thiệt hại cần bằng chứng của ít nhất một nhân chứng chuyên môn trở lên thể hiện rằng hành xử của bác sĩ là không chấp nhận được.

Luật sở hữu (Luật tài sản)

Một nét khác biệt từ trước đến nay luôn được tạo ra giữa bất động sản (real property) và động sản, hay còn gọi là sở hữu cá nhân (personal property). Bất động sản thường bao gồm đất đai, nhà cửa, cao ốc – và còn bao gồm cả hoa màu trên đất. Hầu hết những thứ khác đều được coi là sở hữu cá nhân, gồm những thứ như tiền, đồ trang sức, ô tô, nội thất và tiền gửi ngân hàng.

Theo Lawrence M. Friedman, trong cuốn Luật pháp Mỹ (American Law), “Trong khuôn khổ luật pháp, từ tài sản chủ yếu có nghĩa là bất động sản; sở hữu cá nhân gần như không được nhắc đến”. Không một lĩnh vực đặc biệt nào của luật pháp là dành cho sở hữu cá nhân. Thay vào đó, sở hữu cá nhân thường được xem xét theo các ngành luật hợp đồng, luật thương mại và luật phá sản.

Các quyền tài sản luôn có vai trò quan trọng ở Mỹ, nhưng ngày nay các quyền tài sản phức tạp hơn là sự sở hữu đơn thuần một thứ gì đó. Khái niệm tài sản hiện nay bao gồm quyền được sử dụng tài sản đó và một số khía cạnh khác.

Ngày nay, một nhánh quan trọng của luật sở hữu giải quyết những vấn đề về kiểm soát việc sử dụng đất. Hình thức hạn chế sử dụng đất phổ biến nhất là khoanh vùng, một việc làm mà nhờ đó pháp luật địa phương phân chia một thành phố thành các quận được chỉ định cho những mục đích sử dụng khác nhau. Chẳng hạn, một phân khu có thể được chỉ định cho ý nghĩa cư trú, một khu vực khác cho ý nghĩa thương mại, và tương tự một khu vực khác cho ý nghĩa công nghiệp.

Những đạo luật ban đầu về khoanh vùng bị phản đối vì lý do rằng những hạn chế đối với sử dụng đất chung quy cũng là việc thành phố chiếm đoạt đất vi phạm quy định của Hiến phá p, nó i rằng “không một sở hữu [tài sản] tư nhân nào có thể bị chiếm dụng phục vụ mục đích công mà không có sự đền bù thỏa đáng”. Theo một mặt nào đó, những đạo luật về khoanh vùng lấy đi từ các chủ đất quyền sử dụng tài sản của họ theo bất cứ cách nào mà họ cho là hợp lý. Tuy nhiên, các tòa án nhìn chung quy định rằng những đạo luật về khoanh vùng không bị coi là hành vi chiếm đoạt vi phạm quy định của Hiến pháp. Ngày nay, khoanh vùng là một điều cần biết trong cuộc sống ở hầu hết những thành phố và thị trấn với mọi quy mô trên khắp nước Mỹ. Các nhà quy hoạch thành phố và những quan chức khác nhận thức rằng những sắc lệnh về khoanh vùng là rất quan trọng đối với sự phát triển được quy hoạch và theo trật tự của những khu vực đô thị.

Luật thừa kế

Luật thừa kế xem xét tài sản được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác như thế nào. Hệ thống pháp luật Mỹ công nhận quyền của một người được định đoạt tài sản của mình như mong muốn. Một cách phổ biến để làm điều này là thực hiện di chúc. Nếu một người để lại một di chúc hợp lệ thì tòa án sẽ cưỡng chế thực hiện di chúc đó. Tuy nhiên, nếu một người nào đó không để lại di chúc (hoặc lập di chúc không hợp lệ) thì người đó sẽ được coi là chết mà không để lại di chúc, và bang sẽ định đoạt tài sản.

Việc bang định đoạt tài sản được thực hiện theo các quy định trong luật bang. Theo luật pháp, tài sản của người chết không để lại di chúc được chuyển giao cho những người thừa kế của người đã chết – nghĩa là cho những người họ hàng gần nhất của người đó. Đôi khi một người khi chết không để lại di chúc nhưng cũng không có họ hàng còn sống. Trong trường hợp này, tài sản không có người thừa kế sẽ được sung công, hoặc chuyển giao cho bang nơi người chết cư trú. Các đạo luật của bang thường cấm những người họ hàng xa, như anh chị họ hay bố của cô chú được thừa kế.

Ngày nay, người dân Mỹ càng có xu hướng soạn sẵn di chúc để bảo đảm rằng tài sản của họ sẽ được chuyển giao theo mong muốn của họ chứ không phải theo những quy định của bang. Di chúc là một giấy tờ chính thức. Nó phải được soạn thảo cực kỳ cẩn thận, và ở hầu hết các bang nó phải có ít nhất hai người làm chứng.

Luật gia đình

Luật gia đình liên quan đến những vấn đề như kết hôn, ly hôn, chăm sóc con cái và những quyền của con cái. Rõ ràng là luật gia đình động chạm đến cuộc sống của rất nhiều người dân Mỹ hàng năm.

Những điều kiện cần để tham gia vào một cuộc hôn nhân được quy định trong luật bang. Những luật này theo truyền thống bao gồm tuổi tối thiểu của các bên, xét nghiệm máu hay xét nghiệm thể chất bắt buộc của các bên, những yêu cầu về giấy phép và lệ phí, và thời gian đợi.

Trước đây, hiếm khi có kết thúc hôn nhân. Vào đầu thế kỷ XIX, một số bang chỉ cho phép ly hôn thông qua một số đạo luật đặc biệt của cơ quan lập pháp; có một bang là Nam Carolina đơn giản còn không cho phép ly hôn. Ở những bang khác, việc ly hôn chỉ được chấp nhận khi một bên chứng minh được những lý do để ly hôn. Nói cách khác, việc ly hôn chỉ dành cho những bên vô tội khi vợ / chồng của họ phạm vào những tội như ngoại tình, ruồng bỏ, bạo hành.

Thế kỷ XX chứng kiến một thay đổi lớn lao trong những đạo luật về ly hôn. Sự thay đổi này diễn ra theo chiều hướng chuyển từ những đạo luật mang tính hạn chế sang ly hôn không có lỗi. Chiều hướng này là kết quả của hai yếu tố. Thứ nhất, trong nhiều năm qua nhu cầu ly hôn ngày càng tăng. Thứ hai, trước đây ly hôn là một vết nhơ thì nay hầu như không còn nữa.

Hệ thống ly hôn không có lỗi có nghĩa là các bên đơn giản chỉ giải thích rằng có những khác biệt không thể hòa giải giữa họ và rằng cuộc hôn nhân không còn giá trị nữa. Hệ thống ly hôn không có lỗi đã đặt dấu chấm hết cho bản chất đối địch của những vụ kiện ly hôn.

Một vài trong số những vấn đề do cuộc hôn nhân đã kết thúc gây ra không thể giải quyết một cách dễ dàng. Những tranh cãi về chăm sóc con cái, tranh chấp xung quanh việc hỗ trợ tiền nong cho con cái, và những bất đồng về quyền thăm nom đã xuất hiện ở tòa án một cách thường xuyên. Ngày nay, những tranh cãi về chăm sóc con cái có thể gặp nhiều hơn và dễ gây ra bất đồng hơn so với ly hôn không có lỗi trước kia. Nhu cầu của con trẻ được đặt lên hàng đầu, và tòa án không còn thừa nhận một cách tự động rằng điều đó có nghĩa là dành việc chăm sóc con cái cho người mẹ. Các ông bố ngày càng được giành được quyền chăm sóc con cái, và việc các tòa án đồng ý cho những ông bố bà mẹ đã ly hôn cùng chăm sóc con cái hiện nay cũng rất phổ biến.

TÒA ÁN VÀ NHỮNG TỔ CHỨC KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬT DÂN SỰ

Những bất đồng là rất phổ biến trong cuộc sống thường nhật của người dân Mỹ. Thông thường, những bất đồng này có thể được giải quyết bên ngoài hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, đôi khi chúng nghiêm trọng đến mức một trong các bên không tìm ra một biện pháp thay thế nào khác ngoài việc kiện ra pháp luật.

Quyết định có kiện ra tòa án hay không

Mỗi năm có hàng nghìn vụ án dân sự có thể xảy ra được giải quyết mà không có tòa án vì những người định kiện muốn giải quyết vấn đề của họ theo một cách khác hoặc vì nguyên đơn quyết định không đâm đơn kiện nữa. Khi đối diện với quyết định đưa vụ việc ra tòa, để cố gắng giải quyết những bất đồng, hoặc đơn giản là để quên đi vụ việc đó, nhiều người phải nhờ đến một phân tích chi phí – lợi ích giản đơn. Nghĩa là, họ tính toán các chi phí cho một phiên tòa so với những lợi ích mà họ có thể có được nếu thắng kiện.

Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp thay thế

Trên thực tế, rất ít người sử dụng toàn bộ thủ tục tố tụng. Thay vào đó, hầu hết các vụ án được giải quyết mà không phải nhờ đến một phiên tòa xét xử đầy đủ. Trong các vụ án dân sự, việc xét xử có thể rất chậm trễ và tốn kém. Trong nhiều lĩnh vực, tình trạng ứ đọng hồ sơ nhiều đến mức một vụ án có thể mất từ ba đến năm năm mới được đưa ra xét xử. Ngoài ra, những phiên tòa dân sự còn có thể quá phức tạp.

Thông thường, chi phí cho một phiên tòa đủ để làm nản lòng những nguyên đơn định kiện. Khả năng thua kiện luôn có thể xảy ra. Khả năng phải chờ đợi lâu cũng luôn tồn tại, ngay cả khi nguyên đơn thắng kiện, trước khi phán quyết được thực hiện – nghĩa là, ngay cả khi phán quyết được thực hiện đầy đủ. Nói cách khác, một phiên tòa đơn giản có thể tạo ra rất nhiều vấn đề mới cho các bên liên quan. Vì tất cả những lý do này, những biện pháp thay thế trong việc giải quyết tranh chấp ngày càng được bàn đến nhiều hơn.

Từ các doanh nghiệp lớn đến các luật sư rồi những cá nhân, sự ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp thay thế (viết tắt là ADR) ngày càng lớn. Doanh nghiệp Mỹ quan tâm đến việc tránh những tranh cãi tòa án kéo dài và tốn kém như là cách duy nhất để giải quyết những tranh chấp kinh doanh phức tạp. Ngoài ra, các luật sư cũng thường xuyên cân nhắc hơn những biện pháp thay thế như hòa giải và trọng tài, những biện pháp cần có sự giải quyết các vụ án một cách nhanh chóng hơn hoặc xử lý một số vấn đề một cách bí mật. Và cá nhân các công dân cũng ngày càng chuyển sang những dịch vụ hòa giải ở địa phương để hỗ trợ giải quyết xung đột gia đình, tranh cãi với hàng xóm và phàn nàn của khách hàng.

Các quá trình giải quyết tranh chấp bằng biện pháp thay thế được thực hiện theo nhiều mô hình khác nhau. Susan L. Keita viết trong cuốn Sổ tay điều hành và quản lý tòa án (Handbook of Court Administration and Management) rằng, những mô hình này thường được phân loại là “giải quyết riêng (private), dẫn chiếu tòa án (court – referred), phụ trợ tòa án (court – annexed), hai mô hình sau thường được gọi chung là nối kết với tòa án (court – connected)”. Nói cách khác, một số thủ tục ADR thỏa thuận riêng được thực hiện một cách độc lập với tòa án. Một thủ tục ADR dẫn chiếu tòa án là một thủ tục được thực hiện bên ngoài tòa án nhưng vẫn có một số liên hệ với tòa án. Tòa án quản lý thủ tục ADR trong một chương trình phụ trợ của tòa án. Theo Keita, tuỳ thuộc vào mô hình và vấn đề tranh chấp mà “các thủ tục ADR có thể là tự nguyện hoặc bắt buộc; chúng có thể ràng buộc hoặc cho phép kháng cáo từ những phán quyết được đưa ra; và chúng có thể đồng thuận (consensual), phán định (adjudicatory), hoặc kết hợp cả hai”. Một số thủ tục ADR thường được sử dụng là hòa giải, trọng tài, tìm hiểu tình hình thực tế một cách trung lập (neutral fact-finding), xử án thu hẹp (mini – trial), xét xử sơ khởi có bồi thẩm đoàn (summary jury trial), và xét xử riêng (private judging).

Hòa giải. Hòa giải là một thủ tục bí mật trong đó một người không thiên lệch giúp các bên tranh chấp nhận thức và hiểu rõ những vấn đề cần quan tâm và đạt được sự đồng thuận với nhau. Người hòa giải không hành động như một thẩm phán. Thay vào đó, bản thân các bên vẫn duy trì được sự kiểm soát của họ đối với quyết định cuối cùng.

Hòa giải đặc biệt thích hợp với những tình huống mà trong đó các bên tranh chấp có mối quan hệ đang diễn ra, ví dụ như tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình, giữa những người hàng xóm, giữa người chủ và người làm công, và giữa chủ nhà và người thuê nhà. Hòa giải cũng rất hữu dụng trong những vụ ly hôn vì nó làm thay đổi thủ tục từ tình trạng xung đột sang trạng thái hợp tác. Chăm sóc con cái và quyền thăm nom cũng thường được giải quyết thông qua hòa giải. Và trong nhiều lĩnh vực, những khiếu nại về thiệt hại và tài sản cá nhân liên quan đến các công ty bảo hiểm được giải quyết thông qua hòa giải.

Trọng tài. Thủ tục trọng tài cũng tương tự như đưa ra tòa án. Sau khi nghe cả hai bên trong một tranh chấp, một người không thiên lệch được gọi là trọng tài quyết định tranh chấp nên được giải quyết như thế nào. Ở đây không có thẩm phán hay bồi thẩm đoàn. Thay vào đó, trọng tài được các bên lựa chọn sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Các trọng tài được lựa chọn từ tất cả những trình độ chuyên môn khác nhau và thường tự nguyện dành thời gian của họ để giúp mọi người giải quyết các vấn đề phát sinh.

Các bên tranh chấp lựa chọn trọng tài vì hình thức này tiết kiệm thời gian và tiền bạc và ít mang tính nghi thức hơn so với một phiên tòa xử án. Hầu hết những phân xử bằng trọng tài được hoàn thành trong vòng bốn tháng trở xuống so với sáu tháng đến vài năm cho phán quyết của tòa án.

Trọng tài được sử dụng một cách riêng tư để giải quyết rất nhiều phàn nàn của khách hàng. Những ví dụ bao gồm tranh cãi về sửa chữa ô tô yếu kém, những vấn đề với việc trả lại hàng hóa hư hỏng, và tính phí quá cao cho cách dịch vụ. Trọng tà i cũng được sử dụng trong các thủ tục dẫn chiếu tòa án và phụ trợ tòa án để giải quyết một số loại tranh chấp, bao gồm những tranh chấp trong kinh doanh, thương mại và tuyển dụng.

Tìm hiểu tình hình thực tế một cách trung lập. Tìm hiểu tình hình thực tế một cách trung lập là một thủ tục không chính thức nhờ đó một bên trung lập theo thỏa thuận được yêu cầu điều tra một tranh chấp. Thông thường, tranh chấp liên quan đến những vấn đề phức tạp và mang tính kỹ thuật. Bên trung lập thứ ba phân tích những sự kiện gây tranh chấp và nêu kết quả điều tra của mình vào một báo cáo hay bản khuyến nghị không ràng buộc.

Thủ tục này có thể đặc biệt có ích trong việc giải quyết những luận điệu phân biệt chủng tộc và giới tính trong một công ty vì những vụ việc như vậy thường gây ra sự chia rẽ sâu sắc về tình cảm và trong nội bộ. Nếu cả hai bên là nhân viên của cùng một công ty thì những xung đột lợi ích có thể cản trở người giám sát hoặc người quản lý tiến hành một cuộc điều tra không thiên lệch về sự phân biệt đối xử. Để tránh tình trạng không công bằng, một công ty có thể chuyển sang một bên thứ ba trung lập với hy vọng đạt được cách giải quyết mà tất cả nhân viên đều tôn trọng.

Xử án thu hẹp. Trong một vụ xử án thu hẹp mỗi bên thể hiện quan điểm của mình theo cách giống như ở tòa án trước một nhóm bao gồm những đại diện được lựa chọn cho cả hai bên và các bên thứ ba trung lập. Mỗi nhóm có một cố vấn trung lập. Những vụ xử án thu hẹp được thiết kế để xác định những vấn đề và phá t triển cơ sở cho những đàm phán giải quyết trong thực tế. Đại diện của cả hai bên trình bày khái quát quan điểm và lý lẽ của họ trước nhóm. Do vậy, mỗi bên sẽ hiểu hơn về quan điểm của bên kia. Sau khi nghe trình bày của mỗi bên, nhóm đại diện, bao gồm cả cố vấn, họp lại để đưa ra một giải pháp thỏa hiệp. Cố vấn trung lập cũng có thể đưa ra ý kiến mang tính tư vấn liên quan đến tinh thần của vụ việc. ý kiến tư vấn này là không ràng buộc trừ phi các bên thống nhất bằng văn bản trước khi chịu ràng buộc bởi ý kiến đó.

Lợi ích chủ yếu của xử án thu hẹp là cả hai bên đều có cơ hội đưa ra những giải pháp. Nó cũng có nghĩa là mỗi bên được trình bày và tiếp cận với những thông tin chi tiết.

Xét xử sơ khởi có bồi thẩm đoàn. Xét xử sơ khởi có bồi thẩm đoàn liên quan đến một thủ tục do tòa án quản lý diễn ra sau khi vụ án được khởi kiện nhưng trước khi được xét xử. Trong xét xử sơ khởi có bồi thẩm đoàn, mỗi bên trình bày lý lẽ của mình cho một bồi thẩm đoàn (thông thường gồm sáu người). Một bản khái quát lý lẽ của mỗi bên cũng như những lập luận vắn tắt mở đầu và kết thúc được trình bày. Thông thường, các luật sư được dành một khoảng thời gian ngắn (từ 1 giờ trở xuống) để trình bày. Họ bị hạn chế trong việc chỉ trình bày những thông tin mà có thể được chấp nhận khi xét xử. Không có lời khai nào được lấy từ những nhân chứng đã tuyên thệ, và biên bản lưu thông thường không được lập. Do biên bản lưu là không ràng buộc nên những quy định về thủ tục và bằng chứng linh động hơn so với một phiên tòa thông thường.

Bồi thẩm đoàn đưa ra một quyết định mang tính cố vấn, không ràng buộc, trên cơ sở những lý lẽ được trình bày. Trong trường hợp này, lời tuyên án được xây dựng ra cho có thể giúp cho các luật sư và khách hàng của họ nắm bắt tường tận vụ án. Nó cũng có thể tạo ra một cơ sở để giải quyết tranh chấp. Nếu tranh chấp không được giải quyết trong hoặc ngay sau khi xét xử sơ khởi có bồi thẩm đoàn thì một cuộc họp trước khi xét xử sẽ được tổ chức trước khi tòa án thảo luận việc giải quyết tranh chấp.

Một trong những lợi thế quan trọng của việc xét xử sơ khởi có bồi thẩm đoàn là thời gian thực hiện. Một cuộc xét xử sơ khởi có bồi thẩm đoàn thường được tiến hành trong vòng chưa đến một ngày so với vài ngày hoặc vài tuần của những phiên tòa xét xử đầy đủ.

Xét xử riêng. Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng biện pháp thay thế này sử dụng những thẩm phán đã về hưu, những người làm việc để nhận phí. Những người ủng hộ khẳng định phương pháp này có một số lợi thế. Thứ nhất, các bên có thể chọn ra một người với những phẩm chất và kinh nghiệm thỏa đáng để giải quyết vụ việc. Thứ hai, các bên có thể được bảo đảm rằng vụ việc sẽ được giải quyết ngay sau khi lên kế hoạch và không bị kéo dài vì lịch làm việc của tòa án quá dầy đặc. Cuối cùng, chi phí cho phương pháp này có thể thấp hơn so với tranh kiện đầy đủ. Tuy nhiên, cũng có những lời phê bình phương pháp xét xử riêng, đó là mức phí cao do một số thẩm phán đã về hưu đặt ra. Chẳng hạn, một tòa phúc thẩm ở California đã lưu ý rằng một số thẩm phán đương nhiệm đang rời bỏ công việc của mình để kiếm thêm tiền với tư cách là những thẩm phán xét xử riêng.

Những tòa án chuyên biệt

Hệ thống tòa án bang thường được đặc trưng bở i rất nhiều tòa án chuyên biệt được thành lập để giải quyết những loại vụ án dân sự cụ thể. Những tòa án xét xử các mối quan hệ trong gia đình thường được thành lập để giải quyết những vấn đề như ly hôn, chăm sóc con cái và hỗ trợ con cái. Trong nhiều khu vực tài phán, những tòa án về thủ tục di chúc giải quyết việc phân xử di sản và tranh chấp di chúc.

Có lẽ loại tòa án chuyên biệt được biết đến nhiều nhất là những tòa án giải quyết khiếu kiện giá trị nhỏ. Những tòa án này có thẩm quyền pháp lý xét xử những vụ án mà số tiền khiếu kiện để đòi không vượt quá một con số nào đó. Trị giá tiền đòi thay đổi theo thẩm quyền pháp lý nhưng mức tối đa thường là 500 hoặc 1.000 USD. Những tòa án giải quyết khiếu kiện giá trị nhỏ giúp cho những vụ án ít phức tạp hơn được giải quyết một cách không chính thức hơn so với hầu hết những tòa án xét xử khác. Phí khởi kiện là thấp, và việc sử dụng luật sư thường không được khuyến khích, khiến cho người dân bình thường có thể đến được với những tòa án giải quyết khiếu kiện giá trị nhỏ.

Các cơ quan hành chính

Rất nhiều cơ quan chính phủ cũng đã thành lập các đơn vị hành chính với thẩm quyền bán tư pháp được phép giải quyết một số loại vụ án nhất định. Chẳng hạn ở cấp độ liên bang, các cơ quan như Ủy ban thương mại liên bang và Ủy ban thông tin liên tục liên bang tiến hành việc phân xử những vụ việc thuộc phạm vi thẩm quyền của họ. Kháng án về phán quyết của một trong những cơ quan này có thể được đưa lên xem xét ở tòa án phúc thẩm liên bang.

Ở cấp bang, ví dụ phổ biến về một cơ quan hành chính hỗ trợ việc giải quyết các khiếu kiện dân sự là Ủy ban bồi thường cho công nhân. Ủy ban nà y xác định liệu thương tích của một người làm công ăn lương có liên quan tới công việc hay không và do đó họ có được trả tiền bồi thường hay không. Rất nhiều phòng / ban quản lý phương tiện đi lại có gắn máy có các ủy ban điều trần để quyết định việc thu hồi giấy phép lái xe. Một hình thức khác của ủy ban hành chính cũng thường được bắt gặp trong những quy định của bang về các vấn đề quyền dân sự và các trường hợp bị cáo buộc là phân biệt đối xử.

TRÌNH TỰ TỐ TỤNG DÂN SỰ

Một số vụ tranh chấp được giải quyết bằng những phương pháp giải quyết tranh chấp khác nhau, trong một tòa án chuyên môn, hoặc thông qua một cơ quan hành chính. Tuy nhiên, hàng năm vẫn có rất nhiều vụ tranh chấp phải đưa ra trước tòa án dân sự để giải quyết.

Nhìn chung, thủ tục tranh tụng được sử dụng trong các phiên tòa hình sự cũng được sử dụng tại các tòa án dân sự, với một số khác biệt quan trọng. Thứ nhất, nguyên đơn phải có vị thế tranh chấp. Khái niệm này đơn giản có nghĩa là người khởi xướng vụ kiện phải có lợi ích cá nhân liên quan tới kết quả của vụ tranh cãi. Bằng không, sẽ không có tranh cãi thực sự giữa các bên và do vậy không có vụ việc thực tế để tòa phân xử.

Sự khác biệt lớn thứ hai là ở chỗ chuẩn mực về bằng chứng được sử dụng trong các vụ án dân sự là chứng cứ vượt trội của nguyên đơn để thuyết phục được tòa, chứ không phải tiêu chuẩn “nằm ngoài một sự nghi ngờ hợp lý” nghiêm ngặt thường được sử dụng trong các vụ án hình sự. Chứng cứ vượt trội của nguyên đơn thường có nghĩa là có đủ bằng chứng để vượt qua sự nghi ngờ hoặc suy đoán. Nó hiển nhiên có nghĩa là các vụ án dân sự thường cần ít bằng chứng hơn so với các vụ án hình sự.

Khác biệt lớn thứ ba là rất nhiều sự bảo đảm về quy trình tố tụng mở rộng mà bị đơn có được trong vụ án hình sự không được áp dụng trong tố tụng dân sự. Ví dụ, Hiến pháp không cho phép các bên được bàn bạc, thảo luận với nhau. Tu chính án Hiến pháp thứ bảy bảo đảm quyền có một bồi thẩm đoàn trong các vụ kiện “mà giá trị tranh chấp vượt quá 20 USD.” Mặc dù tu chính án này không được áp dụng đối với các bang, nhưng hầu hết các bang đều có những bảo đảm về hiến pháp tương tự.

Khởi lập một vụ kiện dân sự

Người khởi lập vụ kiện dân sự được gọi là nguyên đơn, còn người bị kiện là bị đơn hoặc bên bị. Một vụ kiện dân sự được gọi theo tên của nguyên đơn và bị đơn, ví dụ như Jones kiện Miller. Tên của nguyên đơn đứng trước. Trong một vụ kiện thông thường, luật sư của nguyên đơn trả một khoản phí và đệ trình một khiếu kiện hoặc kiến nghị tới ban thư ký của một tòa án phù hợp. Khiếu kiện nêu rõ những sự kiện làm cơ sở cho hành động, những thiệt hại xảy ra, và phán quyết hoặc đền bù mà nguyên đơn mong muốn.

Quyết định về việc tòa án nào sẽ thụ lý vụ việc liên quan tới các khái niệm về quyền hạn xét xử và nơi chốn: Quyền hạn xét xử liên quan tới thẩm quyền của tòa án để thực thi quyền lực pháp lý, còn nơi chốn có nghĩa là địa điểm mà thẩm quyền này có thể được thực thi.

Những yêu cầu về quyền hạn xét xử được thỏa mãn khi tòa án có thẩm quyền pháp lý đối với cả vấn đề tranh cãi và bản thân bị đơn. Điều này có nghĩa rằng một số tòa án có thể có quyền hạn xét xử đối với cùng một vụ việc. Ví dụ, giả sử rằng một người cư trú tại Dayton, Ohio, bị thương rất nặng trong một tai nạn ôtô tại Tennessee khi xe của anh ta đang lái bị tông vào phía sau bởi một chiếc xe khác do một người cư trú tại Kingsport, Tennessee, lái. Tổng thiệt hại đối với người lái xe ở Ohio và xe của anh ta là 80.000 USD. Một tòa xét xử cấp bang ở Ohio có thẩm quyền đối với đối tượng tranh tụng, và Ohio hoàn toàn có thể có quyền tài phán đối với bị đơn. Bên cạnh đó, các tòa án bang Tennessee cũng có thể có quyền tài phán. Các tòa án hạt liên bang ở cả Ohio và Tennessee cũng có quyền tài phán bởi vì vụ việc có liên quan tới công dân của các bang khác nhau và giá trị của vụ tranh chấp vượt quá 75.000 USD. Giả sử rằng quyền tài phán là yếu tố duy nhất cần quan tâm, nguyên đơn có thể kiện tại bất cứ tòa án nào trong số những tòa án kể trên.

Việc xác định nơi xét xử phù hợp có thể được quy định bởi luật trên cơ sở nhằm tránh những thiên kiến, hoặc đơn giản chỉ là để cho thuận tiện. Luật liên bang quy định rằng nơi xét xử phù hợp là tòa án hạt mà tại đó nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú, hoặc tại nơi vụ việc xảy ra. Các quy định về tòa xét xử của các bang có khác nhau đôi chút, song chúng thường quy định rằng khi vụ việc có liên quan đến đất đai, thì tòa xét xử sẽ là tòa án hạt nơi có khu đất đó. Trong hầu hết các trường hợp khác, tòa xét xử sẽ là tòa án hạt nơi bị đơn cư trú.

Các vấn đề về nơi xét xử cũng có thể liên quan tới thiên kiến được nhận thấy hoặc được e ngại sẽ xảy ra của thẩm phán hoặc bồi thẩm đoàn tương lai. Đôi khi, các luật sư phản đối các phiên tòa được tổ chức tại một khu vực cụ thể vì lý do này và có thể đề nghị chuyển vụ tố tụng cho tòa án tại nơi khác. Mặc dù hình thức phản đối này có lẽ thường xuất hiện nhiều hơn ở các phiên tòa hình sự được công khai rộng rãi, song nó cũng không phải là không có tại các phiên tòa dân sự.

Khi tòa án phù hợp đã được xác định và đơn khiếu tố đã được gửi đi, viên lục sự tòa sẽ đính kèm bản sao đơn khiếu tố này với trát đòi của tòa gửi tới bị đơn sau đó. Trát đòi có thể được tống đạt bởi nhân viên của văn phòng quận trưởng, văn phòng cảnh sát trưởng hoặc một cơ quan dịch vụ tố tụng tư nhân.

Trát đòi yêu cầu bị đơn phải đệ trình một lời phúc đáp, được biết đến như lời biện hộ, trong một khoảng thời gian xác định (thường là 30 ngày). Nếu bị đơn không làm như vậy, ông ta / bà ta có thể sẽ phải chịu sự xét xử vắng mặt.

Những hành động đơn giản này của nguyên đơn, thư ký tòa án và người tống đạt theo thủ tục sẽ khởi đầu quá trình của một phiên tòa dân sự. Những gì xảy ra tiếp theo là hàng loạt hoạt động nhộn nhịp diễn ra trước phiên tòa thực sự và có thể kéo dài vài tháng. Khoảng 75% các vụ việc đã được giải quyết mà không cần đến tòa án trong thời gian này.

Những hoạt động diễn ra trước phiên tòa

Kiến nghị. Khi trát đòi đã được tống đạt tới bị đơn, luật sư của bị đơn có thể đưa ra một số kiến nghị. Một kiến nghị hủy bỏ thường yêu cầu rằng tòa án tuyên bố trát đòi không có hiệu lực trên cơ sở nó không được tống đạt đúng cách. Ví dụ, bị đơn có thể khiếu nại rằng trát đòi đã không được chuyển cho đích thân bị đơn theo như yêu cầu của luật pháp bang.

Có hai loại kiến nghị nhằm làm rõ hoặc phản đối khiếu kiện của nguyên đơn. Một kiến nghị phản đối yêu cầu tòa án cắt bỏ hoặc xóa bớt một số phần nhất định trong đơn khiếu tố bởi vì chúng không đúng, không thích hợp, hoặc không liên quan. Một kiến nghị làm rõ thường đề nghị tòa án yêu cầu nguyên đơn phải nêu cụ thể hơn những lời khiếu kiện.

Hình thức kiến nghị thứ tư thường được đưa ra trong một vụ án dân sự là kiến nghị bác bỏ. Kiến nghị này có thể lập luận rằng tòa án không đủ thẩm quyền tài phán, hoặc có thể cho rằng nguyên đơn không đưa ra được cơ sở pháp lý thuyết phục cho hành động chống lại bị đơn, cho dù những lời cáo buộc là đúng.

Trả lời. Nếu đơn khiếu tố vẫn được duy trì sau phán quyết của thẩm phán đối với các kiến nghị, bị đơn lúc đó sẽ phải đệ trình một bản trả lời cho đơn khiếu tố. Bản trả lời này có thể bao gồm lý lẽ thừa nhận, phủ nhận, biện hộ và phản tố. Khi trong bản trả lời có sự thừa nhận, sẽ không cần phải chứng minh sự việc trong phiên tòa. Tuy nhiên, một sự phủ nhận sẽ dẫn tới việc phải chứng minh sự việc trong quá trình diễn ra phiên tòa. Lời biện hộ nói rằng một số sự việc được nêu trong bản trả lời có thể khiến cho nguyên đơn không thể yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Bị đơn có thể tiến hành một hành động riêng biệt được gọi là phản tố. Nếu bị đơn nghĩ rằng có cơ sở cho hành động chống lại nguyên đơn phát sinh từ chính những sự kiện trên, ông ta / bà ta phải đệ trình khiếu kiện lên tòa án để đáp lại khiếu kiện của nguyên đơn. Nguyên đơn sẽ phải gửi một bản phúc đáp cho bản trả lời của bị đơn. Trong bản phúc đáp này, nguyên đơn có thể thừa nhận, phủ nhận hoặc biện hộ chống lại những lời cáo buộc hoặc sự việc được nêu ra trong lời phản tố.

Tiết lộ các tài liệu. Hệ thống pháp lý Hoa Kỳ quy định thủ tục tiết lộ các tài liệu; có nghĩa là mỗi bên đều có quyền được biết các thông tin thuộc sở hữu của bên kia. Có một số hình thức tiết lộ tài liệu như sau:

  • Bằng chứng cung cấp thêm là bản khai của một nhân chứng đã được tuyên thệ bên ngoài phiên tòa. Bản khai này được viết dưới hình thức các câu hỏi và trả lời giống như trong phiên tòa. Tất cả các bên có liên quan tới vụ việc đều phải được thông báo về việc khai báo này của nhân chứng để luật sư của họ có thể có mặt để đối chất nhân chứng.
  • Các câu thẩm vấn là những câu hỏi viết phải được trả lời sau khi đã tuyên thệ. Các câu thẩm vấn có thể chỉ được đưa cho các bên trong vụ kiện, chứ không đưa cho nhân chứng. Chúng được sử dụng nhằm mô tả bằng chứng mà bên đối lập đưa ra trong vụ kiện.
  • Một bên trong vụ kiện có thể yêu cầu được xem các tài liệu nếu họ muốn thẩm tra các tài liệu, văn bản, bản vẽ, biểu đồ, sơ đồ, bản đồ, ảnh hoặc những thứ khác mà bên kia đang nắm giữ.
  • Nếu có các câu hỏi về tình trạng thể chất hoặc tinh thần của một trong hai bên, tòa án có thể yêu cầu người đó đệ trình một giấy khám sức khỏe do bác sĩ cấp.

Hội ý trước phiên tòa. Trước khi tòa xét xử, thẩm phán có thể đề nghị một cuộc hội ý trước phiên tòa để thảo luận các vấn đề không chính thức với luật sư của các bên. Thông lệ chung chỉ cho phép thẩm phán và các luật sư tham gia hội ý, và cuộc hội ý này thường diễn ra tại phòng của thẩm phán.

Tại cuộc họp này, thẩm phán và các luật sư cố gắng đi đến thỏa thuận về những vấn đề thực tế không thể tranh cãi được, thường được gọi là các quy tắc thỏa thuận. Mục tiêu của các quy tắc thỏa thuận này là nhằm làm cho phiên tòa thực tế diễn ra hiệu quả hơn bằng việc giảm bớt những vấn đề phải tranh cãi trong phiên tòa. Các luật sư cũng cho bên kia xem danh sách các nhân chứng và tài liệu vốn là một phần của vụ kiện.

Các luật sư và thẩm phán cũng có thể sử dụng cuộc hội ý trước phiên tòa để cố gắng giải quyết vụ kiện. Một số thẩm phán rất tích cực làm việc để đạt được thỏa thuận giữa hai bên, và do vậy không phải đưa vụ kiện ra xét xử trước tòa.

Phiên tòa dân sự

Lựa chọn bồi thẩm đoàn. Tu chính án Hiến pháp thứ bảy bảo đảm quyền được xét xử bởi bồi thẩm đoàn trong một vụ kiện dân sự tại một tòa án liên bang. Các hiến pháp của bang cũng quy định quyền này. Quyền được xét xử bởi bồi thẩm đoàn có thể bị khước từ, và trong trường hợp đó thẩm phán sẽ quyết định vụ kiện. Mặc dù theo truyền thống, bồi thẩm đoàn thường gồm 12 người, song hiện nay con số này rất khác biệt giữa các nơi. Hầu hết các tòa án hạt thuộc liên bang ngày nay đều sử dụng bồi thẩm đoàn ít hơn 12 người trong các vụ kiện dân sự. Phần lớn các bang cũng ủy quyền cho các bồi thẩm đoàn với quy mô nhỏ hơn trong một số hoặc tất cả các phiên tòa dân sự.

Giống như trong các phiên tòa hình sự, các thành viên của bồi thẩm đoàn phải được lựa chọn một cách ngẫu nhiên từ một bộ phận tương đối tiêu biểu của cộng đồng. Một nhóm thành viên bồi thẩm đoàn đông hơn được triệu tập tới trụ sở tòa án, và khi một vụ kiện được chỉ định cho tòa dân sự, một nhóm nhỏ hơn các thành viên bồi thẩm đoàn sẽ được đưa đến một phòng xử án cụ thể.

Sau khi tiến hành thẩm tra sơ khởi – việc thẩm tra này có thể bao gồm cả sự phản đối của các luật sư đối với một số thành viên nào đó – một ban bồi thẩm sẽ ngồi tại tòa để nghe xét vụ việc cụ thể. Các luật sư có thể phản đối có lý do đối với một thành viên bồi thẩm đoàn; trong trường hợp này thẩm phán sẽ phải quyết định liệu người bị phản đối có thiên kiến hay không. Mỗi bên có thể đưa ra một số nhất định những phản đối suy đoán – phản đối một thành viên bồi thẩm đoàn mà không cần phải nêu bất kỳ một lý do nào. Tuy nhiên, Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã phán quyết rằng sự bảo đảm về quyền bình đẳng của Tu chính án Hiến pháp thứ mười bốn cấm việc sử dụng những phản đối này để tuyên bố các thành viên bồi thẩm đoàn là không đủ tư cách vì lý do chủng tộc hay giới tính của họ. Các phản đối suy đoán được quy định số lượng bởi luật pháp hoặc phán quyết tòa án và thường dao động từ hai tới sáu.

Các tuyên bố mở màn. Sau khi chọn xong bồi thẩm đoàn, các luật sư trình bày tuyên bố mở màn của mình. Luật sư của bên nguyên bắt đầu trước. Ông / bà ta sẽ giải thích cho bồi thẩm đoàn về vụ việc và về những gì mà bên nguyên muốn chứng minh. Luật sư của bên bị thường có thể lựa chọn việc trình bày tuyên bố mở màn của mình ngay sau khi luật sư bên nguyên kết thúc tuyên bố mở màn, hoặc đợi cho tới khi bên nguyên trình bày xong toàn bộ vụ việc. Nếu luật sư của bên bị chờ đợi, ông / bà ta sẽ trình bày toàn bộ vụ việc về phía bị đơn một cách liên tục, từ tuyên bố mở màn cho tới những nội dung tiếp theo. Các tuyên bố mở màn là rất có giá trị, bởi vì chúng khái quát vụ việc và giúp bồi thẩm đoàn dễ dàng hiểu được các bằng chứng khi chúng được đưa ra.

Trình bày lý lẽ của bên nguyên. Trong một phiên tòa dân sự thông thường, bên nguyên trình bày và cố gắng chứng minh vụ việc của mình với bồi thẩm đoàn trước, đồng thời là bên cuối cùng đưa ra các lập luận kết thúc. Khi trình bày vụ việc, luật sư của bên nguyên thường cho gọi các nhân chứng để làm chứng và đưa ra các tài liệu hoặc các vật chứng khác.

Khi một nhân chứng được cho gọi, ông / bà ta sẽ bị thẩm vấn trực tiếp bởi luật sư bên nguyên. Tiếp đó luật sư bên bị sẽ có cơ hội hỏi các câu hỏi hoặc đối chất với nhân chứng. Tòa án tối cao bang Arizona gần đây đã tiến hành một số bước để giúp thành viên bồi thẩm đoàn có thể ra những quyết định đúng đắn hơn trong các phiên tòa dân sự. Bên cạnh những quy định khác, tòa án cấp cao nhất này của bang đã thông qua việc cho phép thành viên bồi thẩm đoàn được chuyển các câu hỏi viết cho nhân chứng thông qua thẩm phán. Các bang khác đang xem xét việc thực hiện thông lệ mới của Arizona. Sau khi đối chất, luật sư của bên nguyên có thể tiếp tục hỏi trực tiếp nhân chứng, và tiếp đó luật sư bên bị tiếp tục đối chất với nhân chứng.

Nhìn chung, các nhân chứng có thể chỉ làm chứng về những vấn đề mà họ đã trực tiếp nhìn thấy; họ thường không trình bày ý kiến của mình. Tuy nhiên, có một ngoại lệ rất quan trọng cho quy định chung này là các nhân chứng có trình độ chuyên môn có thể được triệu tập cụ thể để đưa ra ý kiến về những vấn đề thuộc phạm vi chuyên môn của họ.

Để được coi là một nhân chứng có trình độ chuyên môn, người đó phải có kiến thức thực tế về một lĩnh vực cụ thể. Hơn nữa, kiến thức này thường phải được xác minh trong quá trình tranh luận tại tòa. Cả hai bên thường giới thiệu những chuyên gia mà ý kiến của họ mâu thuẫn nhau. Khi điều này xảy ra, bồi thẩm đoàn sẽ là người cuối cùng quyết định ý kiến nào là đúng.

Khi bên nguyên đã trình bày xong toàn bộ chứng cớ, luật sư tuyên bố kết thúc phần trình bày về vụ việc (quay về vị trí của mình).

Kiến nghị phán quyết bác bỏ. Sau khi bên nguyên đã kết thúc phần trình bày về vụ kiện, bị đơn thường đưa ra kiến nghị về một phán quyết bác bỏ vụ kiện. Khi đưa ra kiến nghị này, có nghĩa là bị đơn cho rằng nguyên đơn không chứng minh được vụ việc của mình và phải bị xử thua. Lúc này, thẩm phán sẽ quyết định liệu bên nguyên có thể thắng được tại điểm này nếu vụ kiện bị ngừng lại. Nếu như thẩm phán quyết định rằng các chứng cứ của bên nguyên không đủ thuyết phục, ông / bà ta sẽ chấp nhận kiến nghị và đưa ra phán quyết bác bỏ cho bị đơn. Như vậy, nguyên đơn sẽ thua kiện. Kiến nghị phán quyết bác bỏ này cũng tương tự như kiến nghị bác bỏ trước khi diễn ra phiên tòa.

Phần trình bày lý lẽ của bên bị. Nếu như kiến nghị về phán quyết bác bỏ bị bác, bị đơn sẽ phải trình bày các chứng cứ. Phần trình bày lý lẽ của bị đơn sẽ giống như phần trình bày của nguyên đơn. Có nghĩa là, sẽ có sự thẩm tra trực tiếp các nhân chứng, đệ trình các tài liệu và các vật chứng khác. Bên nguyên có quyền đối chất với nhân chứng. Sau đó sẽ là việc thẩm tra lại và đối chất lại.

Bác bỏ của bên nguyên. Sau phần trình bày của bị đơn, nguyên đơn có thể đưa ra những bằng chứng bác bỏ, nhằm mục đích bác bỏ các bằng chứng của bị đơn.

Phản bác đối với sự bác bỏ của bên nguyên. Luật sư của bên bị có thể trình bày những bằng chứng để phản bác lại những bằng chứng bác bỏ của bên nguyên. Hình thức “bác bỏ và phản bác” này có thể được tiếp tục cho tới tận khi không còn bằng chứng nào cả.

Các lập luận kết thúc. Sau khi tất cả các bằng chứng đã được trình lên, các luật sư sẽ đưa ra những lập luận kết thúc, hoặc phần tổng kết, cho bồi thẩm đoàn. Luật sư của bên nguyên sẽ nói cả trước và sau. Điều đó có nghĩa là ông / bà ta sẽ vừa mở đầu vừa kết thúc phần lập luận, còn luật sư của bên bị sẽ tranh luận chen ngang. Trong giai đoạn này của phiên xét xử, mỗi luật sư sẽ công kích bằng chứng của bên kia là không đáng tin cậy và cũng có thể cố gắng làm mất tín nhiệm đối với nhân chứng của đối phương. Trong việc này, các luật sư thường sử dụng tài hùng biện hoặc đưa ra những yêu cầu khẩn thiết đầy xúc động đối với bồi thẩm đoàn. Tuy nhiên, các lập luận nhất thiết phải dựa trên các sự việc thực tế được chứng minh bởi bằng chứng và được trình lên trong phiên tòa.

Hướng dẫn cho bồi thẩm đoàn. Giả thiết rằng một phiên tòa được xét xử bởi bồi thẩm đoàn không bị khước từ, các hướng dẫn dành cho bồi thẩm đoàn sẽ được đưa ra sau khi chấm dứt phần lập luận kết thúc. Thẩm phán thông báo cho bồi thẩm đoàn rằng bồi thẩm đoàn phải phán quyết dựa trên các bằng chứng được đưa ra trước tòa. Các hướng dẫn của thẩm phán cũng thông báo cho thành viên bồi thẩm đoàn biết về những quy định, nguyên tắc và tiêu chuẩn của khái niệm pháp lý cụ thể có liên quan. Trong các phiên tòa dân sự, một kết luận dành cho nguyên đơn phải được dựa trên cơ sở sự vượt trội về bằng chứng. Điều đó có nghĩa là các thành viên bồi thẩm đoàn phải cân nhắc các bằng chứng được trình bày trong phiên tòa và quyết định trong đầu xem các bằng chứng có sức thuyết phục hơn, xét về cả tình tiết và giá trị, có lợi cho nguyên đơn hay không.

Phán quyết. Bồi thẩm đoàn sẽ lui vào phòng bồi thẩm đoàn để hội ý riêng với nhau về quyết định của mình. Các thành viên phải đưa ra một phán quyết mà không có sự liên hệ với bên ngoài. Trong một số trường hợp, cuộc thảo luận có thể kéo dài và chi tiết tới mức các bồi thẩm đoàn phải được cung cấp đồ ăn và chỗ ngủ cho tới tận khi họ đưa ra được phán quyết. Lúc đó, phán quyết sẽ là sự nhất trí của tất cả các thành viên bồi thẩm đoàn sau khi đã thảo luận và phân tích chi tiết các bằng chứng. Đôi khi, bồi thẩm đoàn đã cân nhắc và thảo luận hết sức kỹ lưỡng với tất cả thiện ý, song vẫn không đi tới được phán quyết. Khi trường hợp này xảy ra, thẩm phán sẽ tuyên bố hủy bỏ phiên tòa để thay thế bằng một bồi thẩm đoàn khác. Điều đó có nghĩa là sẽ phải tiến hành một phiên xét xử mới.

Sau khi đã đưa ra được phán quyết, bồi thẩm đoàn sẽ quay trở lại phòng xử án, và tại đó họ sẽ chuyển phán quyết cho thẩm phán. Các bên được thông báo về phán quyết. Theo thông lệ, lúc đó bồi thẩm đoàn sẽ được xin ý kiến về phán quyết – thẩm phán sẽ hỏi từng thành viên bồi thẩm đoàn xem họ có đồng tình với phán quyết hay không.

Các kiến nghị sau phiên xét xử. Khi phán quyết đã được công bố, bên không hài lòng với phán quyết có thể tiếp tục tiến hành rất nhiều chiến thuật. Bên thua kiện có thể đệ trình một kiến nghị về bản án bất chấp phán quyết đã đưa ra. Hình thức kiến nghị này được cho phép khi thẩm phán quyết định rằng phán quyết mà bồi thẩm đoàn đã đưa ra là không hợp lý.

Bên thua kiện cũng có thể đệ trình kiến nghị về việc mở một phiên tòa mới. Thông thường, cơ sở đề xuất kiến nghị này là phán quyết đưa ra đã đi ngược lại với sức nặng về bằng chứng. Thẩm phán sẽ chấp thuận kiến nghị trên cơ sở đó nếu ông / bà ta đồng tình rằng các bằng chứng được đưa ra đơn giản là không hỗ trợ cho phán quyết mà bồi thẩm đoàn đã tuyên bố. Một phiên tòa mới cũng có thể được chấp nhận vì một số lý do, ví dụ như: thiệt hại quá mức, thiệt hại hoàn toàn không tương xứng, việc phát hiện ra các bằng chứng mới, và sai sót khi đưa ra bằng chứng, v.v..

Trong một số trường hợp, bên thua kiện cũng có thể đệ trình một kiến nghị miễn giảm bản án. Loại kiến nghị này có thể được chấp nhận nếu thẩm phán phát hiện sai sót khi ghi chép bản án, khám phá thêm một số bằng chứng mới, hoặc xác định rằng bản án đã bị làm sai lệch theo cách gian lận.

Án văn và thi hành. Một phán quyết có lợi cho bị đơn sẽ kết thúc phiên xét xử, nhưng phán quyết có lợi cho nguyên đơn đòi hỏi phải có thêm một giai đoạn nữa trong trình tự tố tụng. Trong các phiên tòa dân sự thường không có bản án, nhưng phải xác định phương thức bồi thường hoặc các thiệt hại được ước tính. Sự xác định này được gọi là án văn.

Trong trường hợp án văn là về thiệt hại về tiền bạc và bị đơn không tự nguyện trả số tiền đã được nêu, bên nguyên có thể đề nghị viên lục sự tòa đưa ra một lệnh thi hành án. Lệnh thi hành sẽ được chuyển đến văn phòng cảnh sát trưởng, yêu cầu cảnh sát trưởng tịch biên tài sản của bên bị và bán đấu giá chúng để trả cho nguyên đơn theo án đã tuyên. Có một cách khác là ban hành một lệnh cầm cố – đây là một quyền pháp lý cho phép giữ tài sản có thể được sử dụng để trả cho nguyên đơn theo án văn.

Kháng án. Nếu một bên cảm thấy có sự sai sót về luật pháp trong quá trình xét xử, và nếu thẩm phán không chấp nhận kiến nghị sau phiên xử về việc mở một phiên xét xử mới, bên không hài lòng có thể kháng án lên một tòa án cấp cao hơn. Có lẽ những lý lẽ phổ biến nhất cho việc kháng án này là vì thẩm phán đã chấp nhận những bằng chứng mà lẽ ra phải bị loại trừ, từ chối chấp nhận những bằng chứng lẽ ra phải được đưa vào, hoặc không đưa ra những chỉ dẫn phù hợp cho bồi thẩm đoàn.

Một luật sư đưa ra cơ sở cho việc kháng án bằng cách phản đối những sai sót mà ông ta cho rằng đã xuất hiện trong quá trình xét xử. Sự phản đối này sẽ được ghi trong hồ sơ xét xử và trở thành một phần của biên bản phiên tòa; những chi tiết này sau này sẽ được xem xét bởi tòa phúc thẩm. Quyết định của tòa phúc thẩm có thể là giữ nguyên bản án của tòa cấp thấp hơn hoặc mở một phiên xét xử mới.

Chương 7: Các thẩm phán liên bang

Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, năm 2004

Các nhân vật chính của hệ thống pháp lý liên bang là những người đảm nhiệm chức vụ thẩm phán và chánh án. Những người này có đặc điểm gì để phân biệt họ với toàn thể các công dân còn lại? Có những phẩm chất nào – cả chính thức và không chính thức – để những người này được bổ nhiệm vào đội ngũ đó? Các thẩm phán được lựa chọn như thế nào và ai là người tham gia trong quá trình này? Các thẩm phán phải học tập như thế nào để trở thành thẩm phán? Các thẩm phán được rèn luyện như thế nào và khi nào họ sẽ bị bãi miễn?

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ HOÀN CẢNH XUẤT THÂN CỦA CÁC THẨM PHÁN LIÊN BANG

Người dân Mỹ gắn bó với ý niệm rằng một người sinh ra trong hoàn cảnh tầm thường nhất (như Abraham Lincohn) một ngày nào đó cũng có thể trở thành tổng thống của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, hoặc ít nhất là thẩm phán của Tòa án tối cao. Cũng như hầu hết các truyền thuyết, truyền thuyết này cũng có một phần sự thật trong đó. Về nguyên tắc, mọi người đều có thể trở thành một quan chức chính phủ xuất chúng, và có một số ví dụ rất nổi tiếng về những người có xuất thân thấp kém song đã đạt tới đỉnh cao quyền lực. Tuy nhiên, các thẩm phán liên bang Mỹ, cũng giống như các quan chức chính phủ khác và những người đứng đầu các ngành thương mại và công nghiệp, thường xuất thân từ tầng lớp trung lưu và thượng lưu của đất nước này.

Các thẩm phán hạt

Dữ liệu về hoàn cảnh xuất thân của tất cả các thẩm phán hạt của liên bang trong 210 năm qua không được thu thập, song đã có một số lượng khá lớn dữ liệ u về các thẩm phán phục vụ trong những thập niên gần đây.

Trước khi được bổ nhiệm vào chức vụ thẩm phán tòa án liên bang, đa số các thẩm phán đều đã là thẩm phán của các tòa án bang hoặc địa phương. Nhóm chiếm đa số tiếp sau đó là những người đã làm việc trong các lĩnh vực chính trị hoặc chính quyền hoặc – khiêm tốn hơn – trong các hãng luật có quy mô lớn. Những người làm việc trong các hãng luật nhỏ hoặc các giáo sư giảng dạy môn luật chỉ chiếm số lượng nhỏ.

Quá trình học tập của các thẩm phán cho chúng ta thấy đôi điều về phẩm chất ưu tú của họ. Tất cả đều tốt nghiệp đại học/cao đẳng; có khoảng một nửa trong số họ đã theo học tại các trường đại học nổi tiếng ở miền Đông Bắc nước Mỹ với học phí rất đắt đỏ hoặc các trường đại học tư khác để lấy bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng chuyên khoa luật. Các thẩm phán cũng khác với toàn bộ công chúng nói chung ở chỗ họ có một xu hướng mạnh mẽ về “tính kế nghiệp” – có nghĩa là các thẩm phán thường xuất thân từ những gia đình có truyền thống làm việc trong lĩnh vực tư pháp hoặc dịch vụ công.

Mặc dù 51% dân số Mỹ là phụ nữ, song các thẩm phán hầu như hoàn toàn là nam giới. Cho tới tận nhiệm kỳ tổng thống của Jimmy Carter (1977-1982), mới chỉ có chưa đầy 2% các thẩm phán hạt là phụ nữ, và ngay cả với những nỗ lực có chủ ý nhằm thay đổi tình trạng này, chỉ có 14,4% trong số những người được Jimmy Carter bổ nhiệm vào vị trí thẩm phán hạt là phụ nữ. Các nhóm chủng tộc thiểu số cũng chỉ chiếm một tỷ lệ đại diện rất ít ỏi trong số các thẩm phán, không chỉ về con số tuyệt đối mà còn cả tỷ lệ so sánh trên số dân. Cho tới tận thời điểm hiện nay, chỉ có Jimmy Carter đã bổ nhiệm một số lượng đáng kể những người không thuộc chủng tộc Anglo vào nhánh tư pháp – trên 21%. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Bill Clinton (1993 – 2001), đã diễn ra một sự thay đổi lớn. Trong sáu năm đầu cầm quyền, 49% số người ông bổ nhiệm giữ các chức vụ trong ngành tư pháp là phụ nữ hoặc thuộc nhóm thiểu số.

Có khoảng chín phần mười các thẩm phán hạt thuộc cùng một đảng phái chính trị với tổng thống bổ nhiệm họ, và xét về mặt lịch sử thì có khoảng 60% trong số họ đã tham gia hoạt động đảng phái rất tích cực.

Trung bình, một thẩm phán thường ở vào độ tuổi 49 khi được bổ nhiệm. Sự khác biệt về độ tuổi bổ nhiệ m hầu như không đáng kể giữ a các nhiệm kỳ tổng thống khác nhau, và không có xu hướng sai lệch theo thời gian giữa các chính quyền khác nhau.

Các thẩm phán tòa phúc thẩm / thượng thẩm

Các thẩm phán tòa phúc thẩm/ thượng thẩm thường có nhiều kinh nghiệm hơn trong ngành tư pháp trước khi được bổ nhiệm so với các thẩm phán tại tòa sơ thẩm, và họ cũng thườ ng, nếu không nói là nhiều khả năng hơn, theo học tại những trường danh tiếng vùng Đông Bắc và các trường đại học tư nổi tiếng khác.

Xét về khía cạnh đảng phái chính trị, hầu như không có sự khác biệt giữa việc bổ nhiệm thẩm phán tại các tòa sơ thẩm với thẩm phán tòa phúc thẩm/thượng thẩm. Tuy nhiên, các thẩm phán tòa phúc thẩm/thượng thẩm thường có xu hướng hoạt động đảng phái tích cực hơn so với các đồng sự của họ tại tòa sơ thẩm.

Sáng kiến của Clinton nhằm làm cho ngành tư pháp phản ánh chính xác hơn thành phần chủng tộc và giới của nước Mỹ cũng được thể hiện rõ rệt trong việc bổ nhiệm các thẩm phán tòa phúc thẩm/thượng thẩm. Một phần ba trong số những người được ông bổ nhiệm giữ chức vụ này là phụ nữ, và Clinton đã bổ nhiệm nhiều người Mỹ gốc Phi, Á và Tây Ban Nha – Bồ Đào Nha vào chức vụ này hơn bất cứ tổng thống nào khác.

Đến lượt mình, Tổng thống George W. Bush (con) cũng thể hiện sự cam kết đối với tính đa dạng về chủng tộc và giới của nước Mỹ. Một ví dụ là gần một phần ba số thẩm phán tòa án hạt do ông bổ nhiệm thuộc nhóm “phi truyền thống” – tức phụ nữ và nhóm thiểu số.

Các thẩm phán Tòa án tối cao

Từ năm 1789, đã có 106 nam giới và hai phụ nữ ngồi vào ghế thẩm phán tại tòa án tư pháp cấp cao nhất của Hoa Kỳ. Mặc dù có lẽ khoảng 10% trong số họ thực sự xuất thân từ tầng lớp dưới, song phần lớn các thẩm phán này đều xuất thân từ những gia đình có hoạt động đảng phái rất tích cực, và khoảng một phần ba trong số họ có quan hệ với các luật gia và có liên hệ chặt chẽ với các gia đình có truyền thống phục vụ trong ngành tư pháp.

Cho tới tận thập niên 1960, Tòa án tối cao vẫn chỉ bao gồm các thành viên nam giới và da trắng, nhưng vào năm 1967, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã bổ nhiệm Thurgood Marshall làm thành viên người Mỹ gốc Phi đầu tiên của Tòa án. Khi Marshall nghỉ hưu vào năm 1991, Tổng thống George H. W. Bush (cha), cha của Tổng thống George W. Bush (con), đã thay thế ông bằng một người Mỹ gốc Phi khác, ông Clarence Thomas. Năm 1981, rào cản về giới đã bị phá vỡ khi Tổng thống Ronald Reagan bổ nhiệm Sandra Day O’ Connor vào một chức vụ tại Tòa, và 13 năm sau có thêm một phụ nữ nữ a được bổ nhiệm là Ruth Bader Ginsburg.

Về những nghề nghiệp phi chính trị của các thẩm phán Tòa án tối cao, tất cả 108 người này đều họ c luật và đã hành nghề luật ở một số giai đoạn trong sự nghiệp của họ. Chỉ có 22% đang làm việc tại các tòa án bang hoặc liên bang ngay trước khi được bổ nhiệm, mặc dù có hơn một nửa đã từng làm thẩm phán tại một thời điểm nào đó trước khi được bổ nhiệm vào Tòa án tối cao. Cũng giống như những đồng sự của mình tại các tòa án liên bang cấp thấp hơn, các thẩm phán Tòa án tối cao thường tham gia hoạt động chính trị tích cực hơn so với người dân Mỹ bình thường, và hầu hết trong số họ đều có cùng các định hướng về chính trị và lý tưởng với tổng thống bổ nhiệm họ.

PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA CÁC THẨM PHÁN LIÊN BANG

Mặc dù không có một tiêu chuẩn chính thức nào về phẩm chất và năng lực của vị trí thẩm phán liên bang, song có một số yêu cầu không chính thức được xác định rất rõ ràng.

Các tiêu chuẩn chính thức về phẩm chất và năng lực

Hiến pháp cũng như luật pháp không hề quy định về các phẩm chất và năng lực cần thiết để một người có thể làm việc tại Tòa án tối cao hoặc các tòa án liên bang cấp thấp hơn. Hiến pháp chỉ nêu rõ rằng “quyền lực về tư pháp của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ cần phải được trao cho một Tòa án tối cao” cũng như các tòa án liên bang cấp thấp hơn khác mà Quốc hội có thể lập ra (Điều III, Mục 1) và rằng tổng thống, “do và cùng với sự tư vấn và đồng thuận của Thượng viện, sẽ bổ nhiệm… các thẩm phán của Tòa án tối cao” (Điều II, Mục 2). Quốc hội đã áp dụng quy trình lựa chọn tương tự đối với tòa sơ thẩm và phúc thẩm. Không hề có một kỳ thi nào được đặt ra để người được bổ nhiệm phải vượt qua, không có quy định về độ tuổi tối thiểu, không có quy định về việc các thẩm phán phải là công dân bản xứ hoặc công dân thường trú hợp pháp, và cũng không có yêu cầu nào về việc các thẩm phán phải có một bằng tốt nghiệp ngành luật.

Các yêu cầu không chính thức

Có ít nhất bốn yếu tố không chính thức song hết sức thiết yếu để xác định ai sẽ có thể đảm nhiệm chức vụ thẩm phán tại các tòa án Mỹ: năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, sự khẳng định mong muốn, và yếu tố may mắn.

Năng lực chuyên môn: Mặc dù ứng cử viên cho những chức vụ trong ngành tư pháp Hoa Kỳ không nhất thiết phải là các luật sư, song có một thông lệ về việc bổ nhiệm các luật sư – những người nổi bật về khả năng chuyên môn. Mặc dù các quy định chính trị có thể cho phép một tổng thống thưởng cho một đồng minh kỳ cựu của mình vị trí thẩm phán tại một tòa án, song theo truyền thống, người ta thường kỳ vọng rằng vị thẩm phán tương lai phải có danh tiếng nhất định về năng lực chuyên môn, và danh tiếng này càng phải cao đối với vị trí thẩm phán tại Tòa án tối cao và các tòa phúc thẩm so với tòa sơ thẩm.

Phẩm chất chính trị: Hầu hết những ứng cử viên cho vị trí thẩm phán đều phải có thành tích nhất định về hoạt động chính trị vì hai lý do. Thứ nhất, ở một mức độ nào đó, vị trí thẩm phán vẫn được coi là một phần của hệ thống chính trị bảo trợ; những người đã phục vụ trong đảng phái thường có nhiều khả năng được bổ nhiệm làm thẩm phán liên bang hơn so với những người không thuộc đảng phái. Thứ hai, một số hoạt động chính trị của vị thẩm phán tương lai thường là cần thiết, bởi vì nếu không như vậy thì ứng cử viên đơn giản là không được biết đến bởi tổng thống, các thượng nghị sĩ hoặc lãnh đạo đảng phái tại địa phương – những người sẽ gửi cho tổng thống tên của ứng cử viên vào vị trí thẩm phán.

Sự khẳng định mong muốn: Mặc dù rất nhiều người coi việc ai đó công khai bày tỏ mong muốn được trở thành thẩm phán liên bang là không đúng đắn và thiếu sự điềm đạm của một quan tòa, song một số thẩm phán tương lai đã tự mình tiến hành những chiến dịch vận động kín đáo hoặc ít nhất cũng phát tín hiệu rằng họ đã sẵn sàng để phục vụ tại tòa án. Sẽ chỉ có rất ít người thừa nhận đang tích cực tìm kiếm sự bổ nhiệm, nhưng các giai thoại cho thấy rằng các luật sư thường đặt mình vào những vị trí sao cho tên của họ sẽ được xem xét đến khi có một ghế trống cần bổ nhiệm.

Yếu tố may mắn: Một sự ngẫu nhiên may mắn luôn tồn tại trong hầu như tất cả các trường hợp bổ nhiệm thẩm phán. Là thành viên của một đảng thích hợp tại thời điểm phù hợp hoặc được những nhà môi giới quyền lực chú ý tới tại đúng thời điểm cần thiết thường góp phần đáng kể để giúp một người trở thành thẩm phán, cũng đáng kể như những yếu tố về năng lực chuyên môn của người đó.

QUY TRÌNH TUYỂN CHỌN CỦA LIÊN BANG VÀ NHỮNG NGƯỜI THAM GIA

Khung tuyển chọn thẩm phán là như nhau đối với tất cả các thẩm phán liên bang, mặc dù vai trò của những người tham dự rất khác nhau tùy theo cấp độ của các tòa án Hoa Kỳ. Tất cả đều được bổ nhiệm bởi tổng thống sau khi tham khảo ý kiến theo đúng quy trình với đội ngũ nhân viên Nhà Trắng, văn phòng chưởng lý, một số thượng nghị sĩ và các nhà hoạt động chính trị khác. Cục điều tra liên bang (FBI), một bộ phận của Bộ Tư pháp, thường tiến hành một cuộc kiểm tra an ninh theo thủ tục. Sau khi việc bổ nhiệm được công bố công khai, các nhóm lợi ích khác nhau – những người tin rằng họ có lợi ích liên quan đối với sự bổ nhiệm này – có thể vận động để ủng hộ hoặc chống lại ứng cử viên. Tương tự, các phẩm chất và năng lực của ứng cử viên sẽ được một ủy ban của Hiệp hội luật sư Hoa Kỳ đánh giá. Tên của ứng cử viên sẽ được gửi lên ủy ban tư pháp của Thượng viện, và ủy ban này sẽ tiến hành một cuộc điều tra để xem xét xem ứng cử viên có phù hợp với vị trí này hay không. Nếu kết quả của ứng cử viên là thuận lợi, việc bổ nhiệm sẽ được đưa ra thảo luận tại cuộc họp của Thượng viện; tại đó nó sẽ được thông qua hoặc phản đối bởi một đa số đơn thuần.

Tổng thống

Về mặt kỹ thuật, tổng thống đề cử tất cả các ứng cử viên vào chức vụ thẩm phán, tuy nhiên, về mặt lịch sử, người đứng đầu ngành hành pháp thường liên quan mật thiết tới việc bổ nhiệm các thẩm phán Tòa án tối cao hơn là tại các tòa án cấp thấp hơn. Sở dĩ có tình trạng này là do hai nguyên nhân chủ yếu sau.

Thứ nhất, việc bổ nhiệm thẩm phán tại Tòa án tối cao được tổng thống – và công chúng nói chung – xem là quan trọng hơn và có ý nghĩa về mặt chính trị hơn so với việc bổ nhiệm thẩm phán tại các tòa án cấp thấp hơn. Các tổng thống thường nắm lấy những cơ hội ít ỏi của mình trong việc bổ nhiệm tại Tòa án tối cao để đưa ra một tuyên bố chính trị hoặc nêu lên tinh thần chung của chính quyền của mình. Ví dụ, trong thời kỳ nước Mỹ tập trung vào vấn đề tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ hai, Tổng thống của Đảng Dân chủ Franklin D. Roosevelt đã bổ nhiệm Harlan Fiske Stone thuộc Đảng Cộng hòa làm Chánh án Tòa án tối cao – một biểu hiện của sự đoàn kết trong nước. Năm 1969, Tổng thống Richard Nixon đã bổ nhiệm Warren Burger, một người bảo thủ, để hoàn tất cam kết trong chiến dịch vận động tranh cử của ông về việc khôi phục “luật pháp và trật tự”. Và Tổng thống Ronald Reagan vào năm 1981 đã hy vọng giũ bỏ hình ảnh của mình như một người không đồng cảm với phong trào đòi quyền của phụ nữ bằng việc trở thành vị tổng thống đầu tiên bổ nhiệm một phụ nữ vào vị trí thẩm phán tại Tòa án tối cao.

Lý do thứ hai giải thích việc tại sao các tổng thống thường dành nhiều sự quan tâm hơn cho việc bổ nhiệm thẩm phán Tòa án tối cao và ít chú trọng hơn tới các tòa án cấp thấp chính là vì, theo truyền thống, cá nhân các thượng nghị sĩ và lãnh đạo đảng phái địa phương có thể ảnh hưởng, và thường là chi phối, việc bổ nhiệm thẩm phán tòa án cấp thấp hơn. Thông lệ được biết đến dưới cái tên “sự tham khảo ý kiến thượng nghị sĩ” là một phần của quy trình bổ nhiệm các thẩm phán hạt. Theo thông lệ này, các thượng nghị sĩ cùng thuộc một đảng chính trị với tổng thống đến từ bang của ứng cử viên sẽ được ủy ban tư pháp của Thượng viện hỏi ý kiến về ứng cử viên đó. Bằng việc trình bày quan điểm của mình về một ứng cử viên cụ thể, các thượng nghị sĩ này trên thực tế ở vào một vị trí có thể phủ quyết việc đề cử. Quy trình tham khảo ý kiến thượng nghị sĩ không được áp dụng cho việc bổ nhiệm thẩm phán tại các tòa phúc thẩm, mặc dù thông thường các tổ ng thống sẽ chiều theo ý kiến của thượng nghị sĩ đảng mình đến từ những bang có tòa phúc thẩm.

Bộ Tư pháp

Hỗ trợ cho tổng thống và đội ngũ nhân viên Nhà Trắng trong quy trình tuyển lựa thẩm phán là hai vị trí then chốt do tổng thống bổ nhiệm trong Bộ Tư pháp – chưởng lý của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và phó chưởng lý. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là tìm kiếm các ứng cử viên phù hợp với những tiêu chuẩn chung do tổng thống đặt ra để bổ nhiệm vào vị trí thẩm phán liên bang. Khi đã tìm được một số người, nhân viên của Bộ Tư pháp sẽ tiến hành thẩm tra kỹ lưỡng từng ứng cử viên một. Họ có thể đề nghị FBI tiến hành một cuộc điều tra về đặc điểm, tính cách và xuất thân của ứng cử viên; họ thường đọc các bản sao của mọi bài báo hoặc bài phát biểu mà ứng cử viên đã viết hoặc đánh giá về các ý kiến được nêu ra của một thẩm phán đương nhiệm; họ có thể kiểm tra với lãnh đạo đảng chính trị ở địa phương để xác định rằng ứng cử viên là một người trung thành với đảng và có xu hướng ủng hộ những quan điểm chính sách công chủ yếu của tổng thống.

Trong trường hợp bổ nhiệm các thẩm phán tòa án hạt, khi tên của các ứng cử viên thường được thượng nghị sĩ cùng bang đưa lên, chức năng của Bộ Tư pháp thường chỉ là thẩm tra lại chứ không phải là người đề xướng. Bất kể ai là người đưa danh sách đó ra, chức năng chủ yếu của Bộ Tư pháp chỉ là đánh giá ứng cử viên về mặt tư cách cá nhân, trình độ chuyên môn, và phẩm chất và năng lực chính trị. Trong khi thực thi vai trò này, Bộ Tư pháp có thể làm việc chặt chẽ cùng với nhân viên Nhà Trắng, với các thượng nghị sĩ tham gia đề cử, và với các lãnh đạo đảng muốn tham gia góp ý cho việc lựa chọn ứng cử viên.

Các lãnh đạo đảng cấp bang và địa phương

Các lãnh đạo đảng phái khu vực hầu như không có ảnh hưởng gì trong việc bổ nhiệm thẩm phán của Tòa án tối cao, quy trình mà trong đó tổng thống có quyền chi phối, và vai trò của họ trong việc lựa chọn các thẩm phán của tòa phúc thẩm cũng hết sức khiêm tốn. Tuy nhiên, trong việc lựa chọn các chánh án tòa sơ thẩm của Hoa Kỳ, ảnh hưởng của họ là rất lớn, đặc biệt khi việc bổ nhiệm được tiến hành tại các bang mà thượng nghị sĩ của bang không thuộc cùng một đảng chính trị với tổng thống. Trong những trường hợp như vậy, tổng thống thường có xu hướng tham khảo ý kiến các lãnh đạo của đảng mình tại bang đó, chứ không tham khảo ý kiến thượng nghị sĩ của bang.

Các nhóm lợi ích

Một số nhóm gây áp lực tại Hoa Kỳ, đại diện cho toàn bộ đời sống chính trị từ tả sang hữu, thường vận động để ủng hộ hoặc chống lại việc đề cử các thẩm phán. Những nhà lãnh đạo của các nhóm này – những nhóm đòi quyền tự do công dân, doanh nghiệp, các tổ chức lao động, các nhóm dân quyền – đều không ngần ngại thúc giục tổng thống rút lại việc đề cử một người mà các giá trị về mặt chính trị và xã hội của ông / bà ta khác với họ, hoặc vận động Thượng viện ủng hộ việc đề cử người mà họ ưa thích. Các nhóm lợi ích thường vận động hành lang để ủng hộ hoặc chống lại các ứng cử viên vào chức thẩm phán tại mọi cấp tòa án của liên bang.

Hiệp hội luật sư Hoa Kỳ (ABA)

Trong hơn năm thập kỷ, ủy ban tư pháp liên bang thuộc Hiệp hội luật sư Hoa Kỳ đã đóng một vai trò thiết yếu trong việc đánh giá năng lực chuyên môn của các ứng cử viên tương lai cho chức vụ thẩm phán liên bang. Ủy ban này, với 15 thành viên đại diện cho tất cả các hạt, đánh giá ứng cử viên dựa trên ba tiêu chuẩn: khí chất của một thẩm phán, năng lực chuyên môn và tính liêm chính. Một ứng cử viên được ủy ban phê chuẩn sẽ được xếp loại là “đủ điều kiện” hoặc “rất có khả năng”, trong khi những người không được chấp nhận sẽ được phê là “không đủ điều kiện”.

Ủy ban tư pháp của Thượng viện

Theo quy định của Thượng viện, ủy ban Tư pháp của Thượng viện phải xem xét tất cả những vị trí đề cử vào chức vụ thẩm phán liên bang và đưa ra khuyến nghị cuối cùng trước toàn thể Thượng viện. Như vậy, vai trò của ủy ban này là thẩm tra các cá nhân được đề cử vào chức vụ thẩm phán, chứ không phải là nêu tên của những ứng cử viên tiềm năng. Ủy ban tổ chức các buổi điều trần về tất cả những vị trí đề cử, trong đó việc nghe các nhân chứng trình bày và thảo luận đều được tiến hành không công khai. Các buổi điều trần về việc bổ nhiệm thẩm phán hạt thường chỉ mang tính hình thức, bởi vì với mọi ý định và mục đích, quy trình tham khảo ý kiến thượng nghị sĩ đã quyết định liệu ứng cử viên có được Thượng viện chấp nhận hay không. Tuy nhiên, đối với việc đề cử các thẩm phán tòa phúc thẩm – và tất nhiên cả việc bổ nhiệm thẩm phán Tòa án tối cao – việc điều trần của ủy ban thực sự là một quy trình nghiêm túc.

Thượng viện

Bước cuối cùng trong quy trình bổ nhiệm các thẩm phán liên bang là việc có được đa số phiếu của Thượng viện. Về mặt lịch sử, có hai quan điểm chung phổ biến về vai trò được quy định của Thượng viện. Các tổng thống từ thời George Washington và một số học giả kiên trì quan điểm cho rằng Thượng viện nên lặng lẽ tán thành những sự lựa chọn của tổng thống trừ phi có những lý do mạnh mẽ khiến đa số nhất trí phản đối lại quyết định đó. Các học giả khác và đa số thượng nghị sĩ thì cho rằng Thượng viện có quyền và nghĩa vụ phải đưa ra quyết định của riêng mình liên quan tới những người được bổ nhiệm. Trên thực tế, vai trò của Thượng viện trong quy trình chấp thuận việc bổ nhiệm thẩm phán là rất khác nhau, tùy thuộc vào việc thẩm phán liên bang đang được xem xét được bổ nhiệm vào cấp tòa án nào.

Đối với các thẩm phán tòa án hạt, tiêu chuẩn về việc tham khảo ý kiến thượng nghị sĩ có vai trò quyết định. Điều đó có nghĩa là nếu ứng cử viên mà tổng thống nêu ra được thượng nghị sĩ cùng đảng phái với tổng thống đến từ bang mà ứng cử viên sẽ được bổ nhiệm làm thẩm phán chấp nhận, thì Thượng viện thường đồng tình với việc bổ nhiệm ứng cử viên đó. Đối với việc bổ nhiệm các thẩm phán tòa phúc thẩm, quy trình tham khảo ý kiến thượng nghị sĩ không được áp dụng, bởi vì vị trí cần bổ nhiệm thường liên quan tới nhiều hơn một bang có một hoặc hai thượng nghị sĩ (và do đó cần nhiều hơn một hoặc thậm chí là hai thượng nghị sĩ). Nhưng các thượng nghị sĩ đến từ mỗi bang trong hạt cần đề cử thẩm phán thường đưa ra tên của những ứng cử viên có khả năng cho tổng thống. Có một quy tắc bất thành văn là mỗi bang trong hạt có thể có ít nhất một thẩm phán trong tòa phúc thẩm của hạt. Nếu quy tắc này được tuân thủ và ứng cử viên của tổng thống có đầy đủ phẩm chất và năng lực, Thượng viện nói chung thường nhất trí với những đề cử của người đứng đầu ngành hành pháp.

Thượng viện có xu hướng tranh chấp với tổng thống nếu bất đồng ý kiến về sự phù hợp của một ứng cử viên đối với chức vụ thẩm phán tại Tòa án tối cao. Từ năm 1789, các tổng thống đã gửi cho Thượng viện tên của 144 ứng cử viên đề cử vào Tòa án tối cao để Thượng viện xem xét và tán thành. Trong số này, có 30 người đã bị Thượng viện phản đối hoặc “trì hoãn vô thời hạn”, hoặc tên của họ đã bị tổng thống rút lại. Như vậy, các tổng thống chỉ thành công trong 79% các trường hợp, và tỷ lệ thành công của họ có vẻ tăng lên khi xem xét thực tế rằng đã có một phần ba số ứng cử viên bị Thượng viện phản đối trong thế kỷ XIX. Các tài liệu ghi chép cho thấy rằng tổng thống thường thành công nhất trong việc thuyết phục Thượng viện chấp thuận việc bổ nhiệm thẩm phán Tòa án tối cao khi các ứng cử viên có lai lịch, phẩm chất không gây tranh cãi và thiên hướng chính trị ôn hòa, và khi đảng của tổng thống đồng thời kiểm soát Thượng viện, hoặc ít nhất đa số trong Thượng viên có cùng những quan điểm và giá trị cơ bản với tổng thống.

QUÁ TRÌNH HÒA NHẬP VÀO BỘ MÁY TƯ PHÁP

Tại các trường cao đẳng và trường luật, các thẩm phán tương lai được học những kỹ năng phân tích và giao tiếp quan trọng, bên cạnh kiến thức cơ bản về luật pháp. Sau một hoặc hai chục năm hành nghề luật, vị thẩm phán tương lai đã có được một hiểu biết khá tốt về cách thức hoạt động trên thực tế của các tòa án và luật pháp, và có chuyên môn sâu về một vài lĩnh vực luật. Mặc dù có tất cả những sự chuẩn bị này, đôi khi được gọi là “quá trình hòa nhập trước”, phần lớn các thẩm phán mới của Mỹ vẫn có rất nhiều điều phải học để làm một thẩm phán.

Hoa Kỳ không chỉ thiếu những quy trình đào tạo chính thức đối với nghề thẩm phán, mà người Mỹ còn cho rằng việc hành nghề luật sư trong một thập kỷ hoặc hơn là tất cả những gì cần thiết để có thể trở thành một thẩm phán. Ngược lại, việc trở thành một thẩm phán ở Mỹ đòi hỏi phải có sự hòa nhập tương đối nhiều của người mới vào nghề (học tập ngắn hạn và điều chỉnh cho phù hợp với vai trò mới) và sự hòa nhập về mặt nghề nghiệp (đào tạo tại chức trong khoảng thời gian một vài năm).

Thông thường, những người mới được bổ nhiệm vào các tòa án sơ thẩm có thể là các luật sư hạng nhất và các chuyên gia trong một vài lĩnh vực luật mà họ có kiến thức chuyên ngành. Tuy nhiên, với vai trò là một thẩm phán, họ được yêu cầu phải là chuyên gia trong mọi lĩnh vực pháp lý, phải tham gia vào những nhiệm vụ tư pháp mà thường không có liên quan gì tới những công việc họ đã tiến hành khi làm luật sư (ví dụ như kết án), và được giao cho rất nhiều nhiệm vụ mà họ không có kinh nghiệm gì trước đó (ví dụ như học cách vào sổ ghi án một cách hiệu quả hàng trăm vụ án khác nhau).

Tại các tòa phúc phẩm, cũng có một quá trình hòa nhập những người mới được bổ nhiệm – mặc dù các thẩm phán hạt thường đã có kinh nghiệm làm thẩm phán từ trước – và các cựu thẩm phán tòa sơ thẩm dường như chuyển đổi dễ dàng hơn. Trong suốt thời gian chuyển đổi, các thẩm phán hạt có xu hướng phát biểu tại tòa ít hơn so với các đồng sự giàu kinh nghiệm hơn của mình. Họ thường mất nhiều thời gian hơn để ghi chép các ý kiến, tham khảo nhiều hơn các đồng nghiệp có thâm niên cao, hoặc trải qua một thời kỳ do dự và thiếu quyết đoán.

Quá trình học tập đối với các thẩm phán mới của Tòa án tối cao còn vất vả hơn nữa. Giống như các thẩm phán mới của tòa phúc thẩm, các thẩm phán mới được bổ nhiệm của Tòa án tối cao cũng có xu hướng tham khảo ý kiến các đồng sự nhiều kinh nghiệm, đưa ra ít hơn những ý kiến đa số hoặc quan điểm bất đồng, và thể hiện một mức độ không chắc chắn. Các thẩm phán mới của Tòa án tối cao có thể có nhiều kinh nghiệm thẩm phán hơn các đồng sự của họ tại những tòa án cấp thấp hơn, nhưng thực tế là Tòa án tối cao tham gia vào một phạm vi rộng các quyết sách tư pháp – trái ngược với việc sửa chữa những sai sót của các tòa phúc thẩm và việc thực thi luật pháp của tòa sơ thẩm – có thể giải thích cho sự thiếu quyết đoán ban đầu của họ.

Khi xem xét nhu cầu của tất cả các thẩm phán mới của liên bang đối với việc hòa nhập về mặt nghề nghiệp cũng như trên khía cạnh một người mới vào nghề, họ sẽ có được sự chỉ dẫn ở đâu? Đối với các thẩm phán tòa phúc thẩm và sơ thẩm, họ học được những điều này chủ yếu là từ các đồng sự có thâm niên cao hơn và giàu kinh nghiệm hơn – đặc biệt là chánh án của hạt hoặc của khu vực lưu động. Cũng tương tự ở Tòa án tối cao, các đồng sự lớn tuổi hơn, và đặc biệt là chánh án, đóng vai trò chủ yếu trong việc truyền lại cho các thẩm phán mới những phép tắc và giá trị thiết yếu của Tòa.

Các buổi hội thảo đào tạo do Trung tâm tư pháp liên bang tiến hành dành cho những thẩm phán mới được bổ nhiệm cũng có một vai trò quan trọng trong việc đào tạo và giúp các thẩm phán mới hòa nhập với công việc. Mặc dù một số buổi hội thảo được tiến hành bởi các chuyên gia ngoài ngành – các chuyên gia về từng lĩnh vực luật pháp trong trường luật – song các giảng viên chủ yếu thường là những thẩm phán giàu kinh nghiệm – những người mà kinh nghiệm thực tiễn của họ trên ghế thẩm phán thường khiến cho các thành viên mới của hệ thống tòa án liên bang phải kính phục.

Tầm quan trọng của quá trình hòa nhập này đối với hoạt động của hệ thống tòa án – luật pháp Hoa Kỳ là gì? Thứ nhất, những tác nhân giúp hòa nhập được chuẩn bị sẵn sàng cho các thẩm phán mới sẽ cho phép hệ thống vận hành trôi chảy hơn, với thời gian gián đoạn tối thiểu. Nếu các thẩm phán mới bị tách biệt khỏi các đồng sự lớn tuổi và giàu kinh nghiệm hơn của họ, về phương diện địa lý hoặc bởi các yếu tố khác, họ sẽ cần nhiều thời gian hơn để học được những điểm cần thiết trong nghề nghiệp của mình và có thể sẽ có nhiều sai sót hơn trong việc giải quyết các tranh chấp.

Thứ hai, thực tế rằng hệ thống này tự bản thân nó có thể giúp cho việc hòa nhập -có nghĩa là các thẩm phán lớn tuổi hơn và giàu kinh nghiệm hơn giúp đào tạo những người mới vào nghề – có tác dụng như một chất keo dính kết hệ thống với nhau. Nó cho phép các giá trị, những thông lệ và định hướng của tòa án được truyền từ thế hệ thẩm phán này sang thế hệ thẩm phán khác. Nó mang lại sự liên tục và cảm giác về sự vĩnh viễn cho một hệ thống vận hành trong một thế giới mà sự hỗn loạn và các hành vi tùy tiện luôn phổ biến.

VIỆC NGHỈ HƯU VÀ TỪ NHIỆM CỦA CÁC THẨM PHÁN

Các thẩm phán ngừng thực hiện những nhiệm vụ xét xử của mình khi nghỉ hưu theo nguyện vọng hoặc do tình trạng sức khỏe yếu kém hay qua đời, hoặc khi họ phải chịu sự kỷ luật của những người khác.

Hành động kỷ luật đối với các thẩm phán liên bang

Tất cả các thẩm phán liên bang được bổ nhiệm theo quy định trong Điều III của Hiến pháp đều được giữ chức vụ đó “trong thời gian có hành vi chính đáng”, có nghĩa là họ sẽ được giữ chức vụ đó suốt đời hoặc cho đến khi họ muốn ngừng lại. Cách thức duy nhất khiến họ phải từ nhiệm là thông qua việc luận tội (cáo buộc bởi Hạ viện) và kết tội bởi Thượng viện. Theo quy định của Hiến pháp (đối với các thẩm phán Tòa án tối cao) và các tiêu chuẩn lập pháp (đối với thẩm phán tòa phúc thẩm và sơ thẩm), việc luận tội có thể được tiến hành đối với những tội danh “phản quốc, nhận hối lộ hoặc những tội mức độ cao và nghiêm trọng khác”. Thẩm phán bị luận tội sẽ có thể bị xét xử tại Thượng viện, nơi sẽ kết án họ bằng hai phần ba số phiếu thuận của các thành viên có mặt.

Từ năm 1789, Hạ viện chỉ khởi xướng thủ tục luận tội đối với 13 thẩm phán – mặc dù có một số lượng tương tự các thẩm phán đã từ chức trước khi có hành động chính thức chống lại họ. Trong số 13 trường hợp này, chỉ có 7 trường hợp bị kết tội, và những người bị kết tội đã bị cách chức.

Mặc dù chỉ có rất ít các hành động phạm tội công khai của các thẩm phán, song có một “vùng đệm” các hành vi sai trái có thể đặt các thẩm phán vi phạm ở những mức độ nào đó giữa những hành vi có thể chấp nhận được và hành vi có thể bị luận tội. Cần phải làm gì với những thẩm phán liên bang xét xử một vụ kiện bất chấp sự xung đột rõ ràng về lợi ích, một thẩm phán thường thể hiện sự thiên vị trong phòng xử án, một thẩm phán mà những thói quen cá nhân thường gây tác động tiêu cực tới việc xét xử của ông / bà ta tại tòa án? Về mặt lịch sử, hầu như không có hành động nào khác được tiến hành đối với những trường hợp như vậy ngoài việc các đồng sự của họ đưa ra một lời khiển trách. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, đã có những biện pháp kỷ luật đối với các thẩm phán.

Vào ngày 1 tháng Mười 1980, một quy định mới của Quốc hội đã có hiệu lực. Với tên gọi “Đạo luật về cải cách các hội đồng thẩm phán và về hành vi và sự không đủ tư cách của thẩm phán”, luật này có hai phần riêng biệt. Phần thứ nhất ủy quyền cho Hội đồng thẩm phán tại mỗi hạt, bao gồm các thẩm phán của tòa phúc thẩm và sơ thẩm do chánh án của hạt đứng đầu, được “đưa ra những quy định phù hợp và cần thiết để bảo đảm việc thực thi luật pháp hiệu quả và nhanh chóng trong hạ t của mình”. Phần thứ hai của đạo luật quy định một trình tự khiếu kiện về mặt pháp lý chống lại các thẩm phán. Nói một cách ngắn gọn, nó cho phép một bên không đồng tình trong vụ kiện được đệ đơn khiếu nại lên viên lục sự của tòa phúc thẩm. Chánh án sau đó sẽ xem xét lời cáo buộc và có thể bác bỏ nếu nó tỏ ra không đúng đắn hoặc vì rất nhiều lý do khác. Nếu lời khiếu nại tỏ ra có cơ sở, chánh án sẽ phải chỉ định một ủy ban điều tra bao gồm bản thân ông / bà ta và một số lượng bằng nhau các thẩm phán tòa sơ thẩm và tòa phúc thẩm. Sau khi điều tra, ủy ban này sẽ báo cáo cho hội đồng, và hội đồng sẽ có một số lựa chọn: thẩm phán có thể được miễn tội; nếu người vi phạm là một thẩm phán hoặc chánh án của bang, ông / bà ta có thể bị cách chức; và một thẩm phán được bổ nhiệm theo Điều III của Hiến pháp có thể phải chịu sự khiển trách hoặc phê bình riêng tư hoặc công khai, tuyên bố không đủ tư cách, hoặc cấm xét xử trong các vụ việc khác. Tuy nhiên, không được phép cách chức thẩm phán được bổ nhiệm theo Điều III của Hiến pháp; việc luận tội vẫn là cách thức duy nhất. Nếu hội đồng quyết định rằng hành vi vi phạm có thể tạo ra cơ sở cho việc luận tội, hội đồng sẽ thông báo cho Hội nghị tư pháp, và Hội nghị này sẽ chuyển vụ việc cho Hạ viện Hoa Kỳ để xem xét.

Tình trạng không đủ tư cách pháp lý của các thẩm phán liên bang

Có lẽ việc thuyết phục những người đã quá già và không còn đủ sự quyết đoán để thực thi chức trách thẩm phán một cách hiệu quả rời bỏ chức vụ của họ còn phức tạp hơn cả việc cách chức các thẩm phán vì những hành vi sai phạm. Quốc hội đã cố gắng – với đôi chút thành công – khuyến khích nhiều thẩm phán cao tuổi nghỉ hưu bằng việc dành cho họ những lợi ích vật chất hấp dẫn khi nghỉ hưu. Từ năm 1984, các thẩm phán liên bang được phép nghỉ hưu mà vẫn được hưởng nguyên lương và phúc lợi theo cái gọi là quy tắc 80; có nghĩa là khi tổng số tuổi và số năm hành nghề thẩm phán của họ là 80. Quốc hội cũng cho phép các thẩm phán chuyển sang ngạch chuyên viên cao cấp thay vì nghỉ hưu hoàn toàn. Để đổi lấy việc giảm khối lượng các vụ xét xử, họ được phép giữ lại văn phòng và các nhân viên và – quan trọng không kém – duy trì uy tín và lòng tự hào về việc vẫn là một thẩm phán đương nhiệm.

Các thẩm phán thường chọn thời điểm để từ chức khi đảng của họ kiểm soát được tổng thống, và như vậy họ sẽ được thay thế bởi một thẩm phán có định hướng tương tự về pháp luật và chính trị. Một nghiên cứu tiến hành năm 1990 đã phát hiện thấy rằng, đặc biệt từ năm 1954, “tỷ lệ các thẩm phán nghỉ hưu / từ chức bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những cân nhắc về mặt chính trị / ý thức hệ, và liên hệ chặt chẽ với tính đảng phái”, và do vậy đã chỉ ra rằng rất nhiều thẩm phán coi bản thân họ như một phần của sự liên kết chính sách giữa nhân dân, quy trình bổ nhiệm thẩm phán, và các quyết định tiếp theo của các thẩm phán và chánh án.

PHẨM CHẤT VÀ NỀN TẢNG XUẤT THÂN CỦA CÁC THẨM PHÁN BANG

Phần lớn luật lệ và hiến pháp bang hầu như không quy định những điều kiện khắt khe đối với thẩm phán bang. Đa số các bang không quy định thẩm phán hòa giải hoặc tiểu hình của họ phải có bằng tốt nghiệp trường luật, nhưng những bằng cấp này hầu hết đều được yêu cầu (chính thức hoặc trên thực tế) đối với các thẩm phán tòa sơ thẩm và phúc thẩm.

Mặc dù phụ nữ chiếm một tỷ lệ lớn hơn trong dân số Mỹ và dù đã có sự tăng lên mạnh mẽ về số lượng phụ nữ làm việc trong ngành luật trong những thập kỷ gần đây, phụ nữ vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ đại diện ít ỏi và không tương xứng trong nghề thẩm phán. Những phụ nữ đã từng đảm nhiệm chức vụ thẩm phán bang thường có nhiều khả năng trở thành thẩm phán ở các tòa cấp thấp hơn so với khả năng được phục vụ tại các tòa án tối cao, mặc dù điều này là rất khác nhau giữa các bang. Cho tới giữa những năm 1990, chỉ có khoảng 14% các thẩm phán bang là phụ nữ và 6% thuộc nhóm người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Tây Ban Nha – Bồ Đào Nha hoặc người Mỹ gốc Á.

Các thẩm phán bang, giống như những đồng sự cấp liên bang của mình, thường ở lại nơi mà họ đã trưởng thành và được học hành. Có khoảng ba phần tư số thẩm phán bang được sinh ra tại bang mà họ hiện đang công tác, và chỉ có chưa đầy một phần ba đi khỏi bang để theo học đại học hoặc lấy bằng luật. Thiên hướng đối với chủ nghĩa địa phương cũng được phản ánh trong mẫu hình kinh nghiệm công tác mà các thẩm phán bang mang theo tới chức vụ thẩm phán của mình. Ví dụ, trong số các thẩm phán của tòa án tối cao của bang, chỉ có 13% đã từng là các thẩm phán liên bang, trong khi 93% có ít nhiều kinh nghiệm với tư cách là thẩm phán bang.

Các thẩm phán thường ở vào độ tuổi trung niên khi họ đảm nhiệm chức vụ thẩm phán. Các thẩm phán tòa sơ thẩm của bang thường ở độ tuổi 46 khi họ trở thành thẩm phán, gần tương ứng với độ tuổi 49 của các thẩm phán sơ thẩm liên bang. Các thẩm phán tòa phúc thẩm của bang lớn tuổi hơn một chút so với các thẩm phán tòa sơ thẩm – thường ở độ tuổi 53 khi trở thành thẩm phán, cũng gần bằng với các thẩm phán tòa phúc thẩm của liên bang.

Có hơn một nửa các thẩm phán tòa sơ thẩm bang đảm nhiệm chức vụ thẩm phán khi đang hành nghề luật trong khu vực tư nhân, và khoảng một phần tư thăng tiến từ chức vụ thẩm phán cấp thấp hơn tại tòa, ví dụ như vị trí thẩm phán tiểu hình. Trong số những người hành nghề luật, hầu hết đều là về các vấn đề luật pháp chung chứ không chuyên sâu. Có khoảng một phần năm được tuyển chọn từ đội ngũ các luật sư của hạt, và chỉ 3% đếm từ lĩnh vực luật hình sự tư nhân. Trong số những người được bổ nhiệm làm thẩm phán tòa án tối cao của bang, gần hai phần ba đã đảm nhiệm chức vụ thẩm phán tòa phúc thẩm trung gian hoặc các tòa sơ thẩm của bang.

QUY TRÌNH TUYỂN CHỌN CÁC THẨM PHÁN BANG

Tại cấp bang, có rất nhiều phương pháp được sử dụng để lựa chọn thẩm phán, và mỗi phương pháp trong số này đều có rất nhiều sự hoán vị. Về cơ bản, có năm con đường đến với chức vụ thẩm phán tại bất kỳ bang nào trong số 50 bang của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ: tuyển cử theo đảng phái, tuyển cử không qua đảng phái, tuyển chọn theo công trạng, bổ nhiệm của thống đốc và bổ nhiệm bởi cơ quan lập pháp bang.

Việc tuyển cử các thẩm phán

Việc tuyển cử các thẩm phán, trên cơ sở bỏ phiếu theo đảng phái hoặc phi đảng phái, là một quy phạm của các bang. Phương pháp này trở nên phổ biến trong thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Andrew Jackson (1829-1837), một kỷ nguyên trong đó người Mỹ tìm cách dân chủ hóa quy trình chính trị. Tuy nhiên, trên thực tế, các lãnh đạo đảng phái chính trị thường coi việc tuyển cử các thẩm phán là một hình thức bảo trợ gián tiếp để thưởng công cho những người trung thành với đảng phái. Tương tự, những thẩm phán phải tham gia vận động cho cuộc tuyển cử thường buộc phải tìm kiếm những khoản quyên góp cho chiến dịch vận động của mình từ những luật sư và hãng luật mà sau đó sẽ xuất hiện trước mặt họ tại tòa án – nguồn gốc gây ra xung đột lợi ích tiềm tàng. Cuối cùng, số lượng người đi bầu trong các cuộc tuyển cử thẩm phán thường vô cùng thấp. Các cử tri có thể biết được ai là người họ ưa thích trong các cuộc bầu cử tổng thống, thành viên Quốc hội hoặc thượng nghị sĩ bang, nhưng họ thường không biết về những người ra ứng cử cho chức vụ thẩm phán bang.

Như là một phần của trào lưu Tiến bộ trong những năm đầu thế kỷ XX, các nhà cải cách đã cố gắng tách tính đảng phái ra khỏi các cuộc tuyển cử thẩm phán bằng việc cho phép các thẩm phán ra ứng cử trên cơ sở phi đảng phái. Về nguyên tắc, họ có thể ra tranh cử dựa trên cơ sở những tư tưởng và năng lực phẩm chất của mình, chứ không dựa trên việc họ là thành viên của đảng nào. Nhưng ngay cả ở những bang tiến hành tuyển cử trên cơ sở phi đảng phái này, các đảng chính trị cũng thường ủng hộ những ứng cử viên thẩm phán độc lập và đóng góp vào chiến dịch vận động của họ, bởi vậy các ứng cử viên cũng được nhận biết là gắn với một đảng chính trị này hoặc một đảng chính trị khác.

Tuyển lựa theo công trạng

Việc tuyển lựa theo công trạng được sử dụng từ đầu những năm 1900 như một biện pháp ưa thích để lựa chọn các thẩm phán. Bang đầu tiên áp dụng triệt để phương pháp này là Missouri vào năm 1940, và từ đó trở đi, các cơ chế tuyển lựa như vậy đã được biết đến như là những biến thể đồng biến của “Kế hoạch Missouri”.

Các bang áp dụng những cơ chế theo kiểu của Missouri sử dụng kết hợp các hình thức tuyển cử và bổ nhiệm. Thống đốc bổ nhiệm một thẩm phán từ rất nhiều ứng cử viên được khuyến nghị bởi một ủy ban đề cử gồm năm người hoặc hơn, thường bao gồm các luật sư (được lựa chọn bởi hiệp hội luật sư địa phương), những người không phải luật sư do thống đốc chỉ định, và đôi khi có cả một thẩm phán lâu năm ở địa phương. Theo luật hoặc theo thỏa thuận ngầm, thống đốc sẽ bổ nhiệm một người từ danh sách khuyến nghị. Sau khi phục vụ trong một thời gian ngắn, thường là một năm, vị thẩm phán mới được bổ nhiệm sẽ phải trải qua một cuộc tuyển cử đặc biệt, trên thực tế tại thời điểm đó ông / bà ta sẽ vận động tuyển cử dựa trên thành tích làm việc của mình. (Câu hỏi đưa ra cho các cử tri là: “Thẩm phán X có nên được duy trì chức trách của mình hay không?”) Nếu các cử tri ủng hộ việc thẩm phán tiếp tục đảm nhiệm chức trách của mình – một điều thường xảy ra trên thực tế – thì thẩm phán sẽ duy trì chức vụ của mình trong một nhiệm kỳ bình thường tương đối dài.

Bổ nhiệm bởi thống đốc và bởi cơ quan lập pháp

Ngày nay, chỉ còn một số bang áp dụng chế độ bổ nhiệm thẩm phán bởi thống đốc hoặc bởi cơ quan lập pháp bang. Khi các thẩm phán được bổ nhiệm bởi thống đốc, yếu tố chính trị thường đóng vai trò chủ đạo. Các thống đốc thường có xu hướng tuyển chọn những cá nhân tham gia tích cực vào đời sống chính trị của bang và hoạt động của họ mang lại lợi ích cho thống đốc hoặc cho đảng chính trị hay các đồng minh của thống đốc. Thông qua việc bổ nhiệm thẩm phán, thống đốc cũng thường mặc cả với các lãnh đạo đảng chính trị ở địa phương hoặc các nhà lập pháp mà ông ta cần sự ủng hộ. Thống đốc cũng có thể dùng chức vụ thẩm phán để thưởng công cho một nhà lập pháp hoặc nhà hoạt động chính trị địa phương đã ủng hộ ông một cách trung thành về mặt chính trị trong quá khứ.

Chỉ còn một số rất ít bang vẫn cho phép cơ quan lập pháp bổ nhiệm thẩm phán bang. Mặc dù có rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau được sử dụng trong khi lựa chọn thành viên của tòa án tối cao của bang, nhưng đối với các thẩm phán tòa sơ thẩm của bang, các nhà lập pháp bang thường có xu hướng bổ nhiệm những cựu thành viên của cơ quan lập pháp bang.

VIỆC NGHỈ HƯU VÀ TỪ NHIỆM CỦA CÁC THẨM PHÁN

Các thẩm phán đã quá già hoặc không còn thích hợp để đảm nhiệm chức vụ thẩm phán của bang thường không tạo thành vấn đề phức tạp như các thẩm phán liên bang. Một số bang đã xây dựng các kế hoạch hưu trí bắt buộc. Độ tuổi tối đa để thẩm phán nghỉ hưu dao động từ 65 tới 75, và phổ biến nhất là ở tuổi 70. Một số bang có những kế hoạch giảm phúc lợi hưu trí đối với các thẩm phán đã phục vụ vượt quá nhiệm kỳ mong muốn; có nghĩa là các thẩm phán càng giữ chức vụ của mình lâu thì phúc lợi hưu trí của họ càng giảm.

Các kế hoạch hưu trí, cho dù có hiệu quả thế nào trong việc khuyến khích các thẩm phán cao tuổi từ nhiệm, hầu như không được sử dụng trong trường hợp các thẩm phán chưa đến tuổi song không đủ năng lực, có hành vi tham nhũng hoặc phi đạo đức. Trong suốt lịch sử nước Mỹ, các bang đã sử dụng những thủ tục như luận tội, bỏ phiếu bất tín nhiệm và các nghị quyết đồng thời của cơ quan lập pháp để bãi nhiệm thẩm phán. Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ có hiệu quả rất khiêm tốn, bởi vì việc áp dụng chúng trên thực tế là quá khó xét về mặt chính trị, hoặc bởi vì chúng tốn quá nhiều thời gian và rất phức tạp.

Gần đây, các bang đã bắt đầu thiết lập những ủy ban đặc biệt, thường bao gồm các thẩm phán, để giám sát và trừng phạt các thành viên của chúng. Tuy nhiên, những ủy ban này không phải lúc nào cũng hoạt động hiệu quả, bởi vì các thẩm phán thường rất miễn cưỡng trong việc khiển trách và kỷ luật công khai các đồng nghiệp của mình.

Chương 8: Việc thực thi và tác động của các chính sách tòa án

Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, năm 2004

 

Sau khi tòa án đưa ra phán quyết, rất nhiều cá nhân – các thẩm phán khác, các quan chức công, thậm chí cả các công dân bình thường – có thể được triệu tập để thực thi phán quyết. Chương nà y xem xét rất nhiều tác nhân khác nhau tham gia vào quá trình thực thi phán quyết, sự phản ứng lại của họ trước các chính sách của tòa án và những biện pháp mà họ có thể sử dụng để phản ứng lại một phán quyết của tòa.

Tùy thuộc vào tính chất của phán quyết tòa án, chính sách của tòa có thể tác động trong phạm vi rất rộng hoặc rất hẹp. Một vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại trong một vụ tai nạn ôtô sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới những người tham gia vào vụ kiện mà còn có thể cả gia đình của họ. Nhưng phán quyết của vụ kiện nổi tiếng Gideon kiện Wainwright(1963) đã có tác động trực tiếp tới hàng triệu người theo cách nà y hay cách khác. Trong vụ Gideon, Tòa án tối cao đã phán quyết rằng các bang phải cung cấp luật sư cho các bị cáo không có điều kiện thuê luật sư trong các phiên tòa xét xử những tội danh nghiêm trọng. Có rất nhiều người – các bị cáo, thẩm phá n, luật sư và người dân Mỹ – đã cảm nhận được tác động của chính sách tòa án này.

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC PHÁN QUYẾT CỦA TÒA ÁN CẤP CAO ĐỐI VỚI CÁC TÒA ÁN CẤP DƯỚI

Các tòa phúc thẩm, đặc biệt là Tòa án tối cao Hoa Kỳ, thường được coi là tòa có khả năng nhất trong việc tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, trong khi các tòa sơ thẩm nhìn chung chỉ được xem là cơ quan cưỡng chế luật pháp. Tuy nhiên, các thẩm phán tòa cấp dưới có mức độ độc lập rất lớn đối với các tòa phúc thẩm, và theo một nghiên cứu, họ có thể được xem là “những tác nhân độc lập… những người sẽ không tuân theo sự chỉ đạo của các tòa cấp cao trừ phi có các điều kiện thuận lợi để họ làm như vậy.”

Phạm vi quyền của các tòa cấp dưới

Tại sao các thẩm phán tòa cấp dưới lại có nhiều sự tùy quyền như vậy trong việc thực thi các chính sách của một tòa cấp cao? Câu trả lời một phần được tìm thấy trong cơ cấu của hệ thống tòa án Hoa Kỳ. Hệ thống tòa án luôn được đặc trưng bởi sự độc lập, phi tập trung hóa và tính cá nhân. Ví dụ, các thẩm phán liên bang được bảo vệ bởi nhiệm kỳ suốt đời và xét theo truyền thống có thể điều hành tòa án của mình nếu họ thấy thích hợp. Các biện pháp kỷ luật không phải lúc nào cũng phổ biến, và các thẩm phán liên bang trong lịch sử hầu như không sợ thủ tục luận tội. Để duy trì vị trí của mình, các thẩm phán tòa sơ thẩm bang thường chỉ cần bảo đảm rằng giới cử tri hài lòng về họ.

Sự tùy quyền của một thẩm phán tòa cấp dưới cũng có thể là sản phẩm của bản thân quyết định của tòa cấp cao. Ví dụ, sau vụ kiện nổi tiếng về xóa bỏ tình trạng phân biệt chủng tộc ở trường học, vụ Brown kiện ủy ban giáo dục Topeka (1954), Tòa án Tối cao đã tuyên bố với các thẩm phán hạt liên bang, những người có trách nhiệm thực thi phán quyết, rằng các trường học công phải bắt đầu một cách nhanh chóng và phù hợp và sau đó tiếp tục với một tiến độ thận trọng để thực hiện việc xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc. Như thế nào được coi là “bắt đầu một cách nhanh chó ng và phù hợp”? Một phân khu trường học thuộc hạt phải tiếp tục với tốc độ như thế nào để được coi là “với một tiến độ thận trọng”? Tòa án tối cao không đưa ra câu trả lời cụ thể cho những câu hỏi này.

Mặc dù không phải tất cả các phán quyết của tòa án cấp cao đều mang tính mở như vậy trong việc diễn giải, song có một số lượng không nhỏ các phán quyết ở trong tình trạng như vậy. Một phán quyết của tòa án có thể không rõ ràng vì một số lý do. Đôi khi vấn đề hoặc chủ đề của vụ việc có thể quá phức tạp tới mức khó có thể đưa ra được một chính sách rõ ràng. Trong các vụ việc về khiêu dâm, chẳng hạn Tòa án tối cao hầu như không gặp khó khăn gì trong việc phán quyết rằng các tài liệu khiêu dâm không được hưởng sự bảo vệ của quyền tự do ngôn luận theo Tu chính án Hiến pháp thứ nhất. Tuy nhiên, việc định nghĩa thế nào là khiêu dâm lại là một vấn đề phức tạp. Các cụm từ như “khơi dậy sự thèm khát nhục dục”, “có tính khiêu khích rõ ràng”, “các tiêu chuẩn của cộng đồng đương thời”, và “không phù hợp với giá trị xã hội” đã trở thành công thức nhàm chán trong các quan điểm về khiêu dâm, nhưng các thuật ngữ này tạo ra một phạm vi rộng cho sự diễn giải chủ quan.

Các chính sách được đưa ra bởi những tòa án cấp cao thường rất mập mờ, bởi vì các ý kiến giải thích cho phán quyết được đa số thông qua (ý kiến đa số) luôn được viết sao cho thỏa mãn một số thẩm phán. Ý kiến đa số cũng thường được kèm theo một số ý kiến đồng thời, là những ý kiến đồng tình với ý kiến đa số song dựa trên những lý do khác. Khi điều này xảy ra, các thẩm phán tòa án cấp thấp thường bị bỏ mặc trong việc thi hành mà không có một tiền lệ rõ ràng để tuân theo. Ví dụ, trong vụFurman kiện Georgia (1972), Tòa án tối cao đã tuyên bố bãi bỏ án tử hình ở một số bang, nhưng những lý do đưa ra là rất khác nhau. Một số thẩm phán phản đối án tử hình là do bản chất của nó, dựa trên lập luận rằng đây là một cách trừng phạt tàn bạo và bất bình thường, vi phạm Tu chính án Hiến pháp thứ tám. Những người khác đồng tình với việc bãi bỏ các luật lệ này của bang bởi vì chúng được áp dụng theo cách thức mang tính phân biệt đối xử. Sự không chắc chắn được tạo ra do phán quyết năm 1972 không những ảnh hưởng tới các thẩm phán tòa cấp dưới mà còn tác động tới cả các nhà lập pháp bang. Các bang đã thông qua một loạt các quy chế về án tử hình rất khác nhau, và do vậy đã tạo ra một số lượng tương đối các vụ kiện cáo mới.

Phạm vi tùy quyền của thẩm phán tòa cấp dưới trong quá trình thực thi cũng có thể bị tác động bởi cách thức truyền đạt một chính sách của tòa cấp cao. Hiển nhiên là tòa xét xử những vụ kiện mà sau đó được đưa lên tòa phúc thẩm sẽ phải được thông báo về phán quyết của tòa cấp cao. Tuy nhiên, sẽ không có những nỗ lực chính thức và có hệ thống để thông báo cho các tòa án khác về phán quyết này hoặc để xác nhận rằng các thẩm phán tòa cấp dưới đã có được bản sao của ý kiến phán quyết. Những phán quyết chứa đựng các chính sách mới của tòa án được công bố cho công chúng dưới dạng các văn bản in hoặc thông qua mạng Internet, và các thẩm phán được trông đợi sẽ đọc chúng khi họ có thời gian và ý định.

Các ý kiến của Tòa án tối cao, các tòa án liên bang cấp thấp hơn, và các tòa phúc thẩm của bang luôn có sẵn tại rất nhiều trụ sở tòa á n, trường luật và thư viện của trường đại học. Chúng cũng được đăng tải ngày càng nhiều trên mạng Internet. Tuy nhiên, tình trạng có sẵn phổ biến của các tài liệu này không bảo đảm rằng mọi người sẽ đọc chúng và hiểu rõ chúng. Có rất nhiều thẩm phán các tòa cấp dưới của bang, ví dụ như thẩm phán hòa giải và thẩm phán tòa vị thành niên, không phải là các luật sư và hầu như không có hứng thú hay kỹ năng để có thể đọc và hiểu được những phán quyết phức tạ p của tòa án. Cuối cù ng, ngay cả các thẩm phán quan tâm tới những phán quyết của tòa án cấp cao và có khả năng hiểu chúng cũng không có đủ thời gian để cập nhật tất cả các quyết định mới.

Xét tới những vấn đề này, làm thế nào mà các thẩm phán có thể biết được về các phán quyết của tòa cấp cao? Có một cách là nghe nói về chúng thông qua quá trình các luật sư trình bày những vụ việc tại các tòa cấp dưới. Nhìn chung, người ta thường cho rằng các luật sư đối lập nhau sẽ trình bày những tiền lệ có liên quan khi biện hộ trước tòa. Các thẩm phán nghe vụ kiện có những thư ký về luật mà họ có thể dựa vào để tìm ra các phán quyết gần đây từ những tòa án cấp cao.

Như vậy, một số chính sách của tòa án cấp cao không được thực thi nhanh chóng và nghiêm ngặt đơn giản chỉ bởi vì các thẩm phán tòa cấp dưới không được biết về chúng. Ngay cả những chính sách mà các thẩm phán tòa cấp dưới đã biết có thể cũng không dễ hiểu đối với họ. Các lý do này đã góp phần vào sự tùy quyền của các thẩm phán tòa cấp dưới, những người được đặt vào vị trí phải thi hành các chính sách của tòa án.

Diễn giải chính sách ở các tòa án cấp dưới

Một nghiên cứu đã lưu ý rằng “các tuyên bố quan trọng về chính sách hầu như luôn đòi hỏi phải được diễn đạt bởi một người khác ngoài nhà hoạch định chính sách”. Điều này hiển nhiên đúng trong trường hợp các chính sách của tòa án được tạo ra bởi các tòa phúc thẩm. Hành động tùy quyền đầu tiên của một thẩm phán tòa cấp dưới có thể là việc diễn đạt ý nghĩa của các phán quyết của tòa cấp cao.

Cách thức một thẩm phán tòa cấp dưới diễn giải một chính sách do tòa cấp cao đưa ra phụ thuộc vào một số yếu tố. Có rất nhiều chính sách không được tuyên bố rõ ràng. Do vậy, những người có suy xét có thể bất đồng xung quanh việc diễn giải chính sách sao cho thích hợp. Tuy nhiên, ngay cả những tuyên bố chính sách rõ ràng và rành mạch đôi khi cũng bị các thẩm phán khác nhau diễn giải khác nhau.

Sự ưu tiên cá nhân của một thẩm phán đối với chính sách cũng có tác động tới việc diễn giải một chính sách của tòa cấp cao của ông ta. Các thẩm phán được đề bạt làm việc tại tòa án với những đặc điểm về xuất thân và phẩm chất nhất định. Một số là đảng viên Đảng Cộng hòa, những người khác là đảng viên Đảng Dân chủ; thẩm phán này có thể khoan dung, người khác có thể rất nghiêm khắc. Họ đến từ nhiều vùng khác nhau của đất nước. Một số là ủy viên công tố; số khác chủ yếu là luật sư biện hộ hoặc luật sư của các hãng. Nói tóm lại, đặc điểm cá nhân của các thẩm phán có thể ảnh hưởng tới những ưu tiên chính sách cụ thể của riêng họ. Do vậy, các thẩm phán tòa cấp dưới có thể diễn giải một chính sách của tòa cấp trên theo ý kiến riêng của họ. Kết quả là một chính sách có thể được nồng nhiệt chào đón bởi một số thẩm phán này lại bị phản đối hoàn toàn bởi những thẩm phán khác.

Các chiến lược thực hiện bởi tòa cấp dưới

Các thẩm phán ủng hộ và chấp thuận một chính sách của tòa cấp cao tất nhiên sẽ cố gắng thực thi nó và thậm chí còn mở rộng việc thực thi dựa trên đó. Một số thẩm phán thậm chí có nguy cơ bị xã hội tẩy chay và bị quấy rầy bằng đủ mọi hình thức khi họ thực thi những chính sách mà họ tin tưởng song không được cộng đồng đồng tình.

Các thẩm phán không thích một quyết định chính sách của tòa cấp cao có thể thực hiện nó một cách cầm chừng hoặc hoàn toàn miễn cưỡng. Các thẩm phán mà về cơ bản bất đồng với một chính sách do tòa cấp cao đưa ra có thể thực hiện một số chiến lược. Một chiến lược ít được sử dụng là không tuân theo, theo đó thẩm phán chỉ đơn giản là không áp dụng chính sách của tòa cấp cao trong một vụ việc được xét xử ở tòa cấp thấp.

Sự phản kháng công khai này rất ít khi được sử dụng. Các chiến lược khác thì không đến nỗi cực đoan như vậy. Các thẩm phán có thể chỉ đơn giản tránh áp dụng chính sách đó. Một vụ việc có thể được lược bỏ những cơ sở về mặt kỹ thuật hoặc thủ tụ c để thẩm phán không phải đưa ra phán quyết dựa trên những sự kiện thực tế của vụ việc. Ví dụ, người ta có thể quyết định rằng nguyên đơn không cần phải kiện hoặc vụ kiện đã được thu xếp xong bởi vì vấn đề đã được giải quyết trước khi phiên tòa bắt đầu. Các thẩm phán tòa cấp dưới đôi khi tránh chấp nhận một chính sách bằng cách tuyên bố một phần trong phán quyết của tòa cấp cao là “dicta” (tiếng Latinh có nghĩa là tuyên bố chính thức). Tuyên bố chính thức ám chỉ rằng một phần của ý kiến giải thích không góp phần vào lôgích trung tâm của phán quyế t. Nó có thể hữu ích với vai trò hướng dẫn thực hiện, song không mang tính ràng buộ c. Những ý kiến được xem là “dicta” thường có rất nhiều cách diễn giải khác nhau.

Một chiến lược khác được sử dụng bở i những thẩm phán bất đồng với một chính sách của tòa án là thực thi nó ở phạm vi hẹp nhất có thể. Một biện pháp là các thẩm phán tòa cấp dưới phán quyết rằng một tiền lệ không được áp dụng bởi có sự khác biệt về thực tế giữa vụ kiện của tòa cấp cao và vụ kiện của tòa cấp thấp. Có nghĩa là, bởi vì hai vụ kiện là khác biệt, nên tiền lệ không được áp dụng.

Những ảnh hưởng đối với các thẩm phán tòa cấp dưới

Đôi khi, các tòa cấp dưới phải quyết định những vụ kiện mà trước đó không hề có tiêu chuẩn chính xác nào của tòa cấp cao đưa ra liên quan tới chúng. Khi điều này xảy ra, các thẩm phán tòa cấp dưới phải hướng tới những nguồn khác để tìm ra định hướng cho việc giải quyết vụ việc này. Một nghiên cứu đã lưu ý rằng các thẩm phán tòa cấp dưới ở vào tình huống này “có thể có được sự gợi ý về việc quyết định ra sao đối với một vụ kiện cụ thể từ rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm mối liên hệ đảng phái của họ, hệ tư tưởng, hoặc các quy phạm tại nơi họ ở.”

ẢNH HƯỞNG CỦA QUỐC HỘI ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH THỰC THI

Khi một phán quyết của tòa án liên bang đã được đưa ra, Quốc hội có thể đưa ra rất nhiều phản ứng: Quốc hội có thể hỗ trợ hoặc cản trợ việc thực thi một phán quyết. Bên cạnh đó, nó có thể thay đổi cách diễn giải của tòa án về một đạo luật. Cuối cùng, Quốc hội có thể tiến hành công kích chống lại một thẩm phán cụ thể.

Trong quá trình quyết định các vụ kiện, các tòa án thường được yêu cầu phải diễn giải các quy chế của liên bang. Đôi khi, sự diễn giải của tòa án có thể khác với những gì mà đa số trong Quốc hội dự định. Khi tình hình này xảy ra, Quốc hội có thể thay đổi quy chế bằng một đạo luật mới mà trên thực tế là bác bỏ sự diễn giải ban đầu của tòa án. Tuy nhiên, đa số vượt trội trong các phán quyết về quy chế của tòa án liên bang không bị thay đổi bởi Quốc hội.

Bên cạnh việc phán quyết về các quy chế, các tòa liên bang còn diễn giải Hiến pháp. Quốc hội có hai phương pháp để đảo ngược hoặc thay đổi tác động của một sự diễn giải Hiến pháp mà Quốc hội không thích. Thứ nhất, Quốc hội có thể phản ứng bằng một quy chế khác, được đưa ra nhằm tránh các vấn đề thuộc về Hiến pháp. Thứ hai, một quyết định hợp hiến có thể bị bác bỏ trực tiếp bởi một điều khoản sửa đổi Hiến pháp Hoa Kỳ (tu chính án). Mặc dù rất nhiều tu chính án như vậy đã được đưa ra trong nhiều năm, song không dễ dàng gì có thể đạt được hai phần ba số phiếu cần thiết tại mỗi viện của Quốc hội để đề xuất một tu chính án và sau đó được ba phần tư các bang của Hoa Kỳ phê chuẩn. Trong lịch sử tòa án, chỉ có bốn phán quyết của Tòa án tối cao đã bị bác bỏ bởi các tu chính án của Hiến pháp.

Một biện pháp khác để phản ứng lại các phán quyết của tòa án là Quốc hội tiến hành việc công kích các tòa án liên bang nói chung và một số thẩm phán nhất định nói riêng. Những cuộc công kích này có thể dưới hình thức các tuyên bố miệng của một thành viên Quốc hội, đe dọa luận tội thẩm phán đương nhiệm, hoặc tiến hành thẩm tra toàn diện hơn về các triết lý hành xử tại tòa án của các ứng cử viên tiềm năng cho chức vụ thẩm phán liên bang.

Tuy nhiên, Quốc hội và các tòa án liên bang về bản chất là không đối địch. Các cuộc công kích trả đũa đối với các tòa án liên bang là rất hiếm hoi, và hai ngành thường làm việc hòa hợp với nhau để hướng tới những mục tiêu chính sách giống nhau. Một ví dụ là Quốc hội đóng vai trò then chốt trong việc thực thi chính sách xóa bỏ nạn phân biệt đối xử tại trường học của Tòa án tối cao bằng việc ban hành Đạo luật nhân quyền năm 1964, trao quyền cho Bộ Tư pháp khởi xướng những vụ kiện đối với các phân khu trường học không tuân thủ phán quyết của vụ Brown kiện ủy ban giáo dục. Tiêu mục VI của Đạo luật này cũng cung cấp một vũ khí rất hiệu quả cho cuộc đấ u tranh chống nạn phân biệt chủng tộc bằng việc đe dọa cắt bỏ ngân quỹ của liên bang đối với những trường vi phạm. Năm 1965, Quốc hội đã củng cố thêm sự ủng hộ của mình đối với chính sách xóa bỏ nạn phân biệt đối xử giữa các trường học công bằng việc thông qua Đạo luật giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Đạo luật này dành cho chính phủ liên bang một vai trò lớn hơn nhiều trong việc tài trợ cho giáo dục công, do vậy khiến sự đe dọa cắt bỏ ngân sách liên bang trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với rất nhiều phân khu trường học vẫn tồn tại sự phân biệt đối xử. Sự ủng hộ này của Quốc hội là rất có ý nghĩa, bởi vì khả năng tuân thủ một chính sách sẽ tăng lên khi có sự nhất trí giữa các ngành quyền lực trong chính quyền.

ẢNH HƯỞNG CỦA NGÀNH HÀNH PHÁP ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH THỰC THI

Đôi khi, tổng thống có thể được triệu tập trực tiếp để thực thi một phán quyết của tòa án. Một ví dụ là vụ Hoa Kỳ kiện Nixon (1974). Một cuộc điều tra do ủy ban của Thượng viện tiến hành về chi tiết vụ đột nhập vào trụ sở của Đảng Dân chủ tại Khách sạn Watergate tại Washington, D.C., đã viện dẫn trực tiếp tới các quan chức cao cấp của chính phủ làm việc gần gũi với tổng thống. Cuộc điều tra cũng đã phát hiện thấy rằng Tổng thống Richard Nixon đã cho lắp đặt một hệ thống ghi âm tự động trong Văn phòng tổng thống. Leon Jaworski, người đã được chỉ định làm ủy viên công tố đặc biệt để điều tra vụ Watergate, đã yêu cầu phải đưa ra trước tòa một số cuốn băng mà ông cảm thấy có thể là bằng chứng cần thiết cho việc khởi tố các quan chức cao cấp. Nixon từ chối giao các cuộn băng này dựa trên cơ sở đặc quyền hành pháp và yêu cầu bảo mật đối với các cuộc thảo luận dẫn tới những quyết định của tổng thống. Phán quyết của Tòa án tối cao đã chỉ thị cho Tổng thống phải giao những cuốn băng đó cho Thẩm phán John J. Sirica, người đang điều khiển các phiên tòa xét xử các quan chức chính phủ. Nixon đã tuân thủ chỉ thị của Tòa án tối cao và như vậy đã thực thi một phán quyết mà nhanh chóng dẫn đến sự sụp đổ của ông. Trong vòng hai tuần, ông đã từ chức tổng thống, vào tháng Tám 1974.

Ngay cả khi không trực tiếp tham gia vào việc thực thi một chính sách của tòa án, tổng thống cũng có thể ảnh hưởng tới tác động của nó. Do vị thế và sự nổi bật của chức vụ này, một tổng thống có thể khuyến khích sự ủng hộ hoặc sự chống đối một chính sách mới của tòa án chỉ đơn giản bằng lời nói và hành động của mình.

Tổng thống có thể đề xuất một đạo luật trực tiếp tác động tới các tòa án. Một ví dụ là Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã không thành công trong việc thúc đẩy Quốc hội mở rộng quy mô của Tòa án tối cao để ông có thể đưa vào đó những thẩm phán ủng hộ chương trình lập pháp của chính quyền của ông.

Quyền bổ nhiệm thẩm phán cũng mang lại cho tổng thống một cơ hội để ảnh hưởng tới các chính sách của tòa án liên bang, do tổng thống có thể chỉ định tất cả các thẩm phán liên bang, với sự tư vấn và chấp thuận của Thượng viện.

Tổng thống có thể ảnh hưởng tới quá trình ra quyết sách của tòa án thông qua các hoạt động của Bộ Tư pháp, một bộ phận của ngành hành pháp. Viên chưởng lý và các nhân viên dưới quyền có thể nhấn mạnh vào những vấn đề cụ thể theo các mục tiêu chính sách chung của tổng thống. Tuy nhiên, mặt trái của việc này là Bộ Tư pháp có thể tùy tiện giảm bớt tầm quan trọng của một số chính sách cụ thể bằng cách không nỗ lực theo đuổi chúng trước tòa.

Một quan chức chính quyền khác có thể ảnh hưởng tới quá trình ra quyết sách của tòa án là đại diện của chính phủ tại Tòa án tối cao. Về mặt lịch sử, quan chức này được xem như có trách nhiệm kép đối với cả ngành hành pháp và tư pháp. Do mối quan hệ gần gũi giữa quan chức này với Tòa án tối cao, nên đôi khi người này còn được nhắc tới như là “thẩm phán thứ mười”. Đại diện của chính phủ tại Tòa án tối cao cũng được coi như một cố vấn về pháp lý, người chuyên đưa ra những ý kiến tư vấn cho Tòa án tối cao về ý nghĩa của các quy chế liên bang và của Hiến pháp. Quan chức này cũng quyết định những vấn đề gì trong các vụ kiện mà chính phủ liên bang là một bên có thể được kháng án lên Tòa án tối cao. Hơn nữa, ông / bà ta có thể khởi kiện dưới danh nghĩa “luật sư cố vấn của tòa án” để hối thúc tòa án cho phép hoặc từ chối đơn đề nghị tòa án cấp trên xem xét lại một vụ kiện của một nguyên đơn khác, hoặc ủng hộ hay phản đối một chính sách cụ thể được đưa ra để Tòa án tối cao thông qua.

Có rất nhiều quyết định của tòa án trên thực tế được thực thi bởi nhiều ngành, cơ quan, văn phòng và các ủy ban hành pháp. Ví dụ, phán quyết của Tòa án tối cao trong vụ Frontiero kiện Richardson (1973) đã đòi hỏi Không quân Hoa Kỳ đóng vai trò chủ đạo trong việc thực thi. Vụ Frontierođã đặt câu hỏi đối với quy định của Quốc hội về việc cấp các khoản phúc lợi cho những nhân viên nam đã kết hôn trong lực lượng không quân, song lại không cung cấp những phúc lợi tương tự cho nhân viên nữ đã kết hôn phục vụ trong lực lượng nà y. Trung úy Sharon Frontiero đã khởi kiện chính sách này dựa trên lý lẽ rằng chính sách này tạo ra sự phân biệt đối xử về giới. Một tòa án hạt của liên bang ở Alabama đã đưa ra một phán quyết ủng hộ chính sách của Không quân Hoa Kỳ. Trung úy Frontiero đã đệ đơn phúc thẩm lên Tòa án tối cao, nơi đã bác bỏ phán quyết của tòa cấp dưới và yêu cầu Không quân Hoa Kỳ phải đưa ra một chính sách mới.

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG THI HÀNH KHÁC

Việc thực thi các chính sách của tòa án thường được tiến hành bởi các quan chức bang cũng như liên bang. Rất nhiều phán quyết của tòa án về trình tự đúng đắn của các vụ xét xử hình sự do Tòa án tối cao đưa ra, ví dụ như phán quyết trong các vụ Gideon kiện Wainwright và Miranda kiện Arizona (1966), đã được thực thi bởi các thẩm phán tòa án bang và các quan chức khác của bang. Một ví dụ là các nhân viên cảnh sát địa phương và bang đóng vai trò chủ yếu trong việc thực thi quy địnhMiranda, quy định này yêu cầu những người bị tình nghi là tội phạm phải được thông báo về các quyền của họ khi bị bắt. Phán quyết Gideon quy định các bị cáo trong những vụ án nghiêm trọng không có đủ tiền thuê luật sư sẽ được phép có luật sư biện hộ với phí tổn do bang trả được thi hành bởi các luật sư bào chữa của chính quyền, các hiệp hội luật sư địa phương và cá nhân các luật sư do tòa án chỉ định.

Các nhà lập pháp và hành pháp của bang cũng thường được lôi kéo vào quy trình thực thi. Một thẩm phán, người quyết định rằng đã có một sai phạm xảy ra, có thể lựa chọn giữa rất nhiều phương án khắc phục sai phạm. Trong số những phương án phổ biến có các biện pháp khắc phục về thủ tục, các tiêu chuẩn thực hiện, và các hành động bồi thường cụ thể. Các biện pháp khắc phục về thủ tục cung cấp những ủy ban tư vấn, các tổ chức với sự tham gia của công dân, các chương trình giáo dục, các ủy ban đánh giá, các quy trình giải quyết tranh chấp và những người có thẩm quyền và năng lực cụ thể để giải quyết một vấn đề và tìm ra giải pháp. Các biện pháp khắc phục không nêu cụ thể một hình thức hoạt động nhất định. Các tiêu chuẩn thực hiện đòi hỏi những biện pháp khắc phục cụ thể – ví dụ, một số lượng nhất định các tổ chức phát triển nhà ở hoặc các trường học, hay một số lượng nhất định nhân viên làm việc tại trại giam hoặc các cơ sở điều trị tâm thần. Các phương tiện cụ thể để đạt được những mục tiêu này hoàn toàn do các quan chức được nêu tên trong vụ kiện quyết định. Những ví dụ về các hành động khắc phục cụ thể là việc đưa học sinh tới trường bằng ôtô buýt, trộn lẫn các khu vực đăng ký học sinh, và những thay đổi về quy mô và điều kiện sinh hoạt trong các nhà giam hoặc phòng bệnh viện. Hình thức khắc phục này không dành cho bị đơn sự linh hoạt liên quan tới biện pháp khắc phục cụ thể hoặc phương tiện để đạt được điều đó.

Việc thực thi những sắc lệnh khắc phục này thường được giao, ít nhất là một phần, cho các cơ quan lập pháp bang. Một sắc lệnh yêu cầu số lượng phòng cụ thể trong trại giam hoặc số lượng nhân viên canh gác cụ thể trong hệ thống nhà tù có thể đòi hỏi các khoản chi tiêu mới của bang mà cơ quan lập pháp phải tài trợ. Tương tự, một sắc lệnh yêu cầu xây dựng thêm nhiều cơ sở y tế điều trị tâm thần hiện đại hơn hoặc cung cấp nhiều trang thiết bị hiện đại hơn cũng đồng nghĩa với việc gia tăng chi tiêu của bang. Các thống đốc cũng có thể liên quan tới việc thực thi những sắc lệnh khắc phục này bởi vì họ thường tham gia rất nhiều vào quá trình lập ngân sách bang. Hơn nữa, họ có thể ký thông qua hoặc phủ quyết các đạo luật.

Đôi khi các thẩm phán chỉ định những cá nhân cụ thể để hỗ trợ việc thực thi các sắc lệnh khắc phục. Những người có chức trách đặc biệt này thường được trao cho một số thẩm quyền ra quyết định. Các nhà quản lý do tòa chỉ định cũng được sử dụng trong một số trường hợp, nhưng họ không đảm nhiệm hoàn toàn trách nhiệm ra quyết định của thẩm phán. Trên thực tế, nhà quản lý là người thu thập thông tin, báo cáo về diễn tiến của bị đơn trong việc tuân thủ sắc lệnh khắc phục. Khi các sắc lệnh không được tuân thủ hoặc khi các rào cản dưới dạng này hay dạng khác cản trở tiến độ của việc đưa ra một biện pháp khắc phục, một thẩm phán có thể chỉ định một người làm người quản lý đại diện và trao quyền cho ông / bà ta để gạt bỏ những rào cản về mặt tổ chức thông thường nhằm khiến cho công việc được tiến hành trôi chảy.

Có một nhóm các cá nhân tham gia rất sâu vào việc thực hiện các chính sách của tòa án: hàng nghìn nam giới và phụ nữ là ủy viên của các hội đồng trường học trên khắp đất nước. Có hai lĩnh vực chính sách lớn nổi bật lên do đã dẫn các ủy viên hội đồng trường học tới một cuộc tranh cãi tương đối gay gắt khi họ phải đối mặt với nhiệm vụ cố gắng thực thi chính sách của Tòa án tối cao.

Thứ nhất, vào năm 1954, khi Tòa án tối cao phán quyết rằng không được phép phân biệt đối xử tại các trường học công, các hội đồng trường học và các nhà quản lý trường học, cùng với các thẩm phán hạt của liên bang, đã phải chịu đựng gánh nặng của việc thực thi quyết định đó. Vai trò của họ trong quá trình này đã ảnh hưởng tới đời sống của hàng triệu học sinh, phụ huynh học sinh và các công dân trên khắp nước Mỹ.

Lĩnh vực chính sách thứ hai liên quan tới các hội đồng trường học là các chính sách của Tòa án tối cao về tôn giáo trong trường học công. Trong vụ Engel kiện Vitale (1962), Tòa án tối cao đã phán quyết rằng yêu cầu của New York về việc học sinh các trường học công hàng ngày phải đọc một bài cầu nguyện do bang soạn thảo là không hợp hiến. Một số phân khu trường học đã phản ứng lại phán quyết này bằng việc yêu cầu đọc một đoạn thơ trong Kinh thánh hoặc Lời cầu nguyện Chúa trời thay cho việc đọc bài cầu nguyện nói trên. Lý lẽ họ đưa ra là do các bang không viết ra Lời cầu nguyện Chúa trời hoặc Kinh thánh nên họ không vi phạm phán quyết của Tòa án tối cao. Một năm sau, Tòa án tối cao đã bác bỏ những thông lệ này, chỉ ra rằng sự vi phạm hiến pháp nằm trong việc ủng hộ các hoạt động tôn giáo và rằng phán quyết của Tòa không phụ thuộc vào việc các bang có viết ra lời cầu nguyện hay không.

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH CỦA TÒA ÁN

Tầm quan trọng bậc nhất của các phán quyết của Tòa án tối cao phụ thuộc chủ yếu vào tác động của chúng đối với toàn thể xã hội Mỹ. Một số chính sách có ảnh hưởng quan trọng thuộc về những lĩnh vực bình đẳng chủng tộc, quy trình đúng trong tố tụng hình sự, và nạo phá thai.

Bình đẳng chủng tộc

Rất nhiều người coi phán quyết của Tòa án tối cao trong vụ Brown kiện ủy ban giáo dục là động lực thúc đẩy quá trình hướ ng tới bình đẳng chủng tộc ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Quốc hội và nhánh hành pháp cũng tham gia vào việc bảo đảm thực thi chính sách xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc của phán quyết này. Từ đó, các tòa án đã bắt đầu theo đuổi một chính sách quốc gia về bình đẳng chủng tộc với phán quyết của vụ Brown.

Lúc đầu, các quyết định của tòa án thường rất mập mờ, dẫn tới việc lẩn tránh chính sách mới. Tuy nhiên, các thẩm phán Tòa án tối cao và rất nhiều thẩm phán tòa án cấp dưới của liên bang đã rất kiên trì và giữ cho chính sách bình đẳng chủng tộc trở thành một vấn đề trong chương trình nghị sự quốc gia. Sự kiên trì của họ đã được đền bù bằng việc thông qua Đạo luật nhân quyền năm 1964, 10 năm sau khi có phán quyết Brown. Hành động này, được sự ủng hộ mạnh mẽ của các tổng thống John F. Kennedy (1961-1963) và Lyndon B. Johnson (1963-1969), đã ghi nhận trực tiếp vai trò của Quốc hội và tổng thống như những người ủng hộ chính sách bình đẳng chủng tộc ở nước Mỹ.

Một khía cạnh khác thể hiện tầm quan trọng của các phán quyết tòa án liên bang trong quá trình hoạch định chính sách được minh họa bởi phán quyết Brown và các vụ kiện tiếp theo sau phán quyết này. Mặc dù các tòa án đã phải đơn độc trong cuộc đấu tranh đòi bình đẳng chủng tộc trong vài năm, song những phán quyết của họ không phải không được chú ý. Charles A. Johnson và Bradley C. Canon đã lập luận trong cuốnCác chính sách của tòa án: Việc thực thi và tác động (Judicial Policies: Implementation and Impact) rằng phán quyết Brown “là một phán quyết rất nổi bật của Tòa án tối cao, một nỗ lực của tòa án nhằm tạo ra một trong những cải cách xã hội vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Và chắc chắn rằng, trong những năm tiếp theo, những người Mỹ gố c Phi cùng những người ủng hộ họ sẽ tạo ra áp lực đáng kể đối với các cơ quan chính quyền khác để xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc trong các trường học. Trên thực tế, những áp lực này đã nhanh chóng vượt ra khỏi phạm vi các trường học để đòi hỏi sự hòa nhập trong tất cả các khía cạnh của đời sống của người dân Mỹ.”

Quy trình đúng trong tố tụng hình sự

Chính sách của tòa án đưa ra trong lĩnh vực quy trình tố tụng hình sự đúng có liên quan chặt chẽ nhất tới nhiệm kỳ Chánh án Tòa án tối cao của Earl Warren (1953-1969). Khi nói về kỷ nguyên này, Archibald Cox, một luật sư đại diện của chính phủ tại Tòa án tối cao, đã phát biểu rằng “Chưa từng có một cuộc cải cách toàn diện nào về quy trình tố tụng hình sự trong một thời gian ngắn như vậy”. Các phán quyết của Tòa án tối cao dưới thời của Warren chủ yếu nhằm mục đích thay đổi những thủ tục mà các bang tiến hành trong quan hệ với các bị cáo hình sự. Tới thời điểm Warren rời Tòa án tối cao, nhiều chính sách mới đã được tạo ra liên quan tới một phạm vi rộng các hoạt động; trong số những chính sách có ảnh hưởng rộng rãi nhất có phán quyết của các vụ Mapp kiện Ohio(1961), Gideon kiện Wainwright, và Miranda kiện Arizona.

Phán quyết Mapp đã mở rộng quy tắc loại trừ, đã được áp dụng cho chính phủ liên bang trong một vài năm, để áp dụng tại các bang. Quy tắc này yêu cầu các tòa án bang phải loại trừ những chứng cứ trước tòa mà cảnh sát có được một cách bất hợp pháp. Mặc dù một số sở cảnh sát, đặc biệt trong những đô thị lớn, đã cố gắng đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho các nhân viên của mình để tuân thủ những quy định trong việc thu thập chứng cứ, song những nỗ lực này không phải được tiến hành ở mọi nơi. Do sự đa dạng trong công việc của cảnh sát và sự diễn giải khác nhau của các tòa cấp dưới về những gì được coi là quá trình tìm kiếm và thu thập chứng cứ hợp lệ, nên việc thi hành phán quyết Mapp là không nhất quán trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.

Có lẽ yếu tố quan trọng hơn góp phần vào việc làm giảm tác động mong muốn của phán quyết Mapp là do thiếu sự ủng hộ vững chắc đối với quy tắc loại trừ trong số các thẩm phán Tòa án tối cao. Phán quyết này ngay từ đầu đã không phải là một quyết định được tất cả nhất trí, và trong vài năm một số thẩm phán đã công khai chỉ trích quy tắc loại trừ. Hơn nữa, các phán quyết tiếp sau của Tòa án tối cao đã mở rộng phạm vi của việc thu thập chứng cứ hợp lệ, từ đó hạn chế khả năng áp dụng quy tắc này.

Phán quyết của vụ Gideon kiện Wainwright tuyên bố rằng các bị cáo nghèo không có khả năng thuê luật sư phải có luật sư bào chữa khi họ bị xét xử trong một vụ án hình sự nghiêm trọng tại các tòa án bang. Có rất nhiều bang đã thường xuyên cung cấp luật sư trong những phiên xét xử kiểu này thậm chí trước cả khi có phán quyết của Tòa án tối cao. Các bang khác bắt đầu tuân thủ theo rất nhiều cách. Những chương trình cung cấp luật sư bào chữa của chính quyền đã được xây dựng ở nhiều nơi. Tại các vùng khác, các hiệp hội luật sư địa phương đã hợp tác với các thẩm phán để thực thi một số biện pháp nhằm tuân thủ chính sách mới của Tòa án tối cao.

Tác động của phán quyết Gideon là rõ ràng hơn và nhất quán hơn so với tác động của phán quyết Mapp. Một nguyên nhân không thể phủ nhận là do nhiều bang đã thực hiện chính sách của phán quyết Gideon trước cả khi nó được đưa ra. Chính sách này đơn giản là được chấp nhận rộng rãi hơn so với quy tắc được tạo ra bởi phán quyết Mapp. Mặc dù Tòa án tối cao không quy định cụ thể phải cung cấp cho bị cáo một luật sư bào chữa của chính quyền hay một luật sư do tòa chỉ định, song điều rõ ràng là bị cáo phải có được sự giúp đỡ của một luật sư bào chữa. Bên cạnh đó, Tòa án tối cao dưới nhiệm kỳ của Chánh án kế tiếp, Warren Burger (1969- 1986), đã không rút lại chính sách cung cấp luật sư cho các bị cáo nghèo được đưa ra dưới thời của Earl Warren như nó đã làm đối với quy định liên quan tới việc tìm kiếm và thu thập chứng cứ được đưa ra bởi phán quyết Mapp.

Trong vụ Miranda kiện Arizona, Tòa án tối cao đã tiến một bước xa hơn, phán quyết rằng các nhân viên cảnh sát, khi bắt giữ người bị tình nghi, phải thông báo với họ về quyền hợp hiến của họ, một trong số đó là quyền có luật sư đại diện trong quá trình thẩm vấn. Những người bị tình nghi cũng phải được thông báo rằng họ có quyền giữ im lặng và rằng bất cứ lời nào họ nói ra có thể được sử dụng để chống lại họ trước tòa; rằng nếu họ không thể thuê được luật sư, họ sẽ được cung cấp một luật sư với phí tổn do bang chi trả; và rằng họ có quyền ngừng trả lời thẩm vấn tại bất kỳ thời điểm nào. Những yêu cầu này được nêu lên rõ ràng đến mức các sở cảnh sát đã viết chúng vào thẻ dành cho các nhân viên cảnh sát để họ mang theo bên người. Và sau đó, mỗi khi bắt giữ người bị tình nghi, các nhân viên cảnh sát chỉ việc lấy thẻ ra và đọc cho người bị tình nghi nghe các quyền của họ.

Về việc các nhân viên cảnh sát đọc các quyền theo phán quyết Mirandacho những người mà họ bắt giữ, có một mức độ tuân thủ rất cao của cảnh sát đối với chính sách của Tòa án tối cao. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi về tác động của phán quyết Miranda do cách thức theo đó những người bị tình nghi có thể được thông báo về quyền của họ. Đọc cho một người nghe các quyền của họ từ một tấm thẻ là một việc; song giải thích cho họ yêu cầu của Tòa án tối cao có nghĩa là gì và sau đó cố gắng làm cho người bị tình nghi hiểu được chúng lại là một việc khác. Nếu xem xét vấn đề theo khía cạnh này, tác động của chính sách được đưa ra trong phán quyết Miranda không hẳn là rõ rệt.

Tòa án tối cao dưới thời của Burger không tỏ rõ khuynh hướng ủng hộ mạnh mẽ chính sách được đưa ra bởi phán quyết Miranda của Tòa án tối cao dưới thời Warren. Mặc dù phán quyết Miranda không bị bác bỏ, song tác động của nó đã bị hạn chế phần nào. Một ví dụ là trong phán quyết của vụ Harris kiện New York (1971), Tòa án tối cao của Burger đã phán quyết rằng những lời khai được đưa ra bởi một cá nhân chưa được thông báo về các quyền của họ theo luật Miranda có thể được sử dụng để kiểm tra mức độ tin cậy của những lời khai của người đó trước tòa. Sau đó, Tòa án tối cao, dưới sự lãnh đạo của Chánh án William Rehnquist (1986- ), đã phán quyết trong vụ Davis kiện Hoa Kỳ (1994) rằng cảnh sát không bắt buộc phải dừng thẩm vấn một người bị tình nghi, người đưa ra yêu cầu không rõ ràng về việc có một luật sư đại diện.

Quốc hội đã phản ứng lại với phán quyết Miranda, hai năm sau khi phán quyết này được đưa ra, bằng việc thông qua một quy chế mà trên thực tế đã khiến cho việc chấp nhận lời khai của một người bị tình nghi chỉ có thể bị thay đổi dựa trên cơ sở chúng có được đưa ra một cách tự nguyện hay không. Quy chế này hầu như không được chú ý đến cho tới năm 1999, khi Tòa phúc thẩm lưu động khu vực, trong một vụ án liên quan tới một người bị buộc tội cướp nhà băng – người này đã phủ nhận một lời khai của ông ta với FBI dựa trên lập luận rằng ông ta đã không nhận được “lời cảnh báo Miranda” trước khi bị thẩm vấn – đã phán quyết rằng quy chế này là phù hợp, bởi lời khai của ông ta là tự nguyện. Quyết định của tòa phúc thẩm đã đặt ra một câu hỏi, rằng nên tuân theo quy chế của Quốc hội hay phán quyết Miranda của Tòa án tối cao? Vào ngày 2 tháng Sáu 2000, Tòa án tối cao Hoa Kỳ tuyên bố rằng phán quyếtMiranda, với tư cách là một quyết định hợp hiến của Tòa án tối cao, không thể bị bác bỏ trên thực tế bởi một đạo luật của Quốc hội. Nói cách khác, phán quyết Miranda vẫn chi phối việc chấp nhận các lời khai được đưa ra trong quá trình thẩm vấn can phạm tại các tòa án bang và liên bang.

Nói tóm lại, tác động của các chính sách tư pháp trong lĩnh vực hình sự do Tòa án tối cao đưa ra là lẫn lộn, vì một vài lý do. Trong một số trường hợp, tính mập mờ, không rõ ràng của chúng là một nguyên nhân. Trong những trường hợp khác, nguyên nhân là do thiếu sự ủng hộ vững chắc của các thẩm phán hoặc sự ủng hộ bị giảm đi khi những người mới lên nắm quyền ở Tòa án tối cao. Tất cả những thay đổi này đã dẫn tới một phạm vi tùy quyền lớn hơn cho những người thực thi.

Nạo phá thai

Trong vụ Roe kiện Wade (1973), Tòa án tối cao đã phán quyết rằng một phụ nữ có quyền tuyệt đối trong việc nạo phá thai trong ba tháng đầu tiên mang thai; rằng một bang có thể điều tiết các thủ tục nạo phá thai trong thời kỳ ba tháng mang thai tiếp theo để bảo đảm sức khỏe cho người mẹ; và rằng, trong ba tháng thai nghén cuối cùng, bang có thể quy định hạn chế hoặc cấm việc nạo phá thai, trừ phi tính mạng hoặc sức khỏe của người mẹ bị đe dọa.

Phản ứng đối với phán quyết này là tức thời, và chủ yếu là tiêu cực. Nó được thể hiện dưới hình thức các lá thư gửi tới cá nhân các thẩm phán, các bài phát biểu công khai, việc đưa ra các nghị quyết tại Quốc hội, và phong trào tuyên truyền vận động cho các tu chính án về “quyền được sống” tại Quốc hội. Xét tới bản chất gây tranh cãi trong phán quyết này của Tòa án, các bệnh viện đã không tận lực ủng hộ cho phán quyết này bằng việc thay đổi chính sách nạo phá thai của họ.

Phản ứng đối với chính sách về nạo phá thai của Tòa án tối cao không chỉ vẫn tiếp tục mà còn mở rộng tới những phạm vi mới. Những cuộc bầu cử tổng thống gần đây đã chứng kiến các diễn đàn và ứng cử viên của hai đảng chủ chốt đưa ra những quan điểm trái ngược nhau về vấn đề nạo phá thai. Diễn đàn và ứng cử viên của Đảng Dân chủ nhìn chung đồng tình với phán quyết của vụ Roe kiện Wade, trong khi diễn đàn và các đối thủ Đảng Cộng hòa lại cho thấy sự phản đối trước quyết định của Tòa án tối cao.

Quốc hội cũng là một lò lửa của những hoạt động phản ứng lại trước phán quyết của Tòa án tối cao về nạo phá thai. Không thể bảo đảm việc thông qua một tu chính án Hiến pháp để bác bỏ phán quyết Roe kiện Wade, những lực lượng chống việc nạo phá thai – cũng được biết đến dưới cái tên “những lực lượng ủng hộ quyền sống” – đã thành công trong việc vận động thông qua những điều khoản sửa đổi đối với các dự luật chuẩn chi để ngăn cản việc chi tiêu cho quỹ của liên bang dành cho việc nạo phá thai theo mong muốn. Năm 1980, Tòa án tối cao đã phán quyết rằng sự ngăn cản này là không hợp hiến, với tỷ lệ 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống.

Phần lớn các đạo luật ra đời do tác động của phán quyết Roe đều là ở cấp bang. Theo một nghiên cứu cho thấy, trong vòng hai năm sau khi phán quyết Roe ra đời, 32 bang đã thông qua 62 đạo luật liên quan tới việc nạo phá thai, phần lớn đều nhằm hạn chế tiếp cận đối với việc nạo phá thai, điều tiết các thủ tục nạo phá thai, hoặc cấm nạo phá thai trong những điều kiện nhất định.

Các nhóm lợi ích đã tăng cường hoạt động hết sức mạnh mẽ sau khi có phán quyết Roe. Các nhóm phản đối quyết định này thường tổ chức những cuộc biểu tình công khai chống lại phán quyết và sau đó bắt đầu đứng chặn tại các cơ sở y tế. Các nhóm lợi ích ủng hộ phán quyết này thường tập trung nỗ lực của họ nhiều hơn vào các tòa án.

Trong khi các trận chiến xung quanh vấn đề nạo phá thai đang diễn ra tại các phiên tòa, các chiến dịch vận động chính trị và các cơ quan lập pháp, những người khác thích một cách tiếp cận trực tiếp hơn đã biểu tình trước các trung tâm nạo phá thai và phong tỏa những trung tâm này. Tuy nhiên, Tòa án tối cao đã phán quyết rằng có thể sẽ phải đặt ra những giới hạn phù hợp về mặt thời gian, địa điểm và cách thức đối với các cuộc biểu tình này. Quan điểm này đã được tái khẳng định vào ngày 28 tháng Sáu 2000, khi Tòa án tối cao bác bỏ một quy định của bang Colorado, tuyên bố rằng hành động của một người tiếp cận một cách có chủ ý một người khác mà không được họ đồng tình để phát tờ rơi, trưng bày một biểu ngữ, hoặc phản đối miệng trong vòng 100 feet (khoảng 30m) xung quanh một cơ sở y tế là bất hợp pháp.

Kết luận

Một số chính sách của tòa án có tác động lớn hơn tới xã hội so với những chính sách khác. Trong việc xây dựng các chính sách của đất nước, hệ thống tư pháp đóng một vai trò quan trọng hơn so với những gì mà những người xây dựng khuôn khổ của Hiến pháp hình dung. Tuy nhiên, “các tòa án Mỹ không phải là những thể chế có quyền lực tuyệt đối”, Gerald N. Rosenberg đã viết như vậy trong tác phẩm nhan đề Hy vọng hão huyền: Các tòa án có thể mang lại sự thay đổi xã hội hay không? Hollow Hope: Can Courts Bring About Social Change? “Chúng được thiết kế với những hạn chế nghiêm ngặt và được đặt trong một hệ thống phân chia quyền lực. Đòi hỏi chúng tạo ra những cải cách xã hội có ý nghĩa đồng nghĩa với việc phải quên đi lịch sử của chúng và bỏ qua những hạn chế của chúng”.

Bên trong khuôn khổ phức tạp của các đòi hỏi và kỳ vọng về chính trị và xã hội cạnh tranh nhau này là vai trò hoạch định chính sách của tòa án. Bởi vì hai ngành khác trong chính quyền đôi khi không dễ tiếp nhận những đòi hỏi của một số tầng lớp nhất định trong xã hội, nên lựa chọn duy nhất của các cá nhân hoặc nhóm này là hướng tới tòa án. Một ví dụ là các tổ chức nhân quyền đã không có được tiến triển thực sự cho tới khi họ phát hiện ra rằng Tòa án tối cao là một diễn đàn ủng hộ cho những nỗ lực của họ nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử tại trường học.

Do các nhóm hoạt động nhân quyền đã đạt được một số thành công tại các tòa án liên bang, các nhóm khác cũng được khuyến khích tiến hành việc kiện tụng như một chiến lược. Ví dụ, các nhóm ủng hộ quyền của phụ nữ đã bắt chước mô hình được đưa ra bởi các nhóm thiểu số khi họ bắt đầu đệ trình những khiếu kiện và bất bình của mình lên trước tòa. Như vậy, quá trình mở đầu bằng việc theo đuổi ở phạm vi hẹp quyền bình đẳng chủng tộc đã được mở rộng ra thành một cuộc tìm kiếm sự bình đẳng chung cho các nhóm bị thiệt thòi khác trong xã hội.

Khi đó, các tòa án rõ ràng có thể tuyên bố những quyết sách thu hút được sự quan tâm của cả quốc gia và có lẽ nhấn mạnh thực tế rằng các nhà hoạch định chính sách khác đã thất bại trong công việc của mình. Theo cách thức này, hệ thống tư pháp có thể yêu cầu các ngành còn lại thực thi quyền lực hoạch định chính sách của mình. Các quyết định tiếp theo sau cho thấy quyết tâm của ngành tư pháp trong việc theo đuổi một chính sách cụ thể và giúp duy trì lời yêu cầu các nhà hoạch định chính sách khác cùng tham gia vào nỗ lực này.

Tóm lại, có thể thấy rằng các tòa án dường như thích hợp nhất trong vai trò xây dựng và thực thi các chính sách hẹp mà về bản chất ít gây tranh cãi. Chính sách được đưa ra trong phán quyết Gideon là một ví dụ điển hình. Quyết định về việc các bị cáo nghèo bị xét xử tại các phiên tòa hình sự của bang phải được cung cấp một luật sư biện hộ không gặp phải bất kỳ sự phản đối mạnh mẽ nào. Hơn nữa, nó là một chính sách chủ yếu đòi hỏi sự ủng hộ của các thẩm phán và luật sư; hành động của Quốc hội và tổng thống là không cần thiết. Ngược lại, chính sách về quyền bình đẳng cho tất cả mọi tầng lớp trong xã hội là một chính sách có phạm vi quá rộng và gây nhiều tranh cãi tới mức nó phải vượt ra khỏi phạm vi của tòa án. Và khi điều này xảy ra, các tòa án đơn giản chỉ trở thành một bộ phận, cho dù là một bộ phận quan trọng, của quá trình ra quyết định.

Hiến Pháp Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ

Toàn văn Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sau đây phản ánh câu chữ và cách sử dụng nguyên bản. Các dấu ngoặc vuông [ ] thể hiện những phần đã bị thay đổi hoặc bị thay thế bởi các sửa đổi.

Lời mở đầu

Chúng tôi, nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ với mục đích xây dựng một liên bang hoàn hảo hơn nữa, thiết lập công lý, đảm bảo an ninh trong nước, tạo dựng phòng thủ chung, thúc đẩy sự thịnh vượng trong toàn khối, giữ vững nền tự do cho bản thân và con cháu chúng ta, quyết định xây dựng Hiến pháp này cho Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ.

Điều I

điều I, Khoản 1

Ngành Lập Pháp

Toàn bộ quyền lực lập pháp được thừa nhận tại đây sẽ được trao cho Quốc hội Hoa Kỳ. Quốc hội gồm có Thượng viện và Hạ viện.

Điều I, Khoản 2

Hạ Viện

(1) Hạ viện sẽ gồm có các thành viên cứ 2 năm một lần được dân chúng ở các bang bầu ra. đại cử tri ở mỗi bang phải có phẩm chất cần thiết như là phẩm chất của đại cử tri ở bang có cơ quan lập pháp đông đảo nhất.

(2) Những người có thể được bầu làm hạ nghị sĩ phải từ 25 tuổi trở lên và phải là công dân của Hoa Kỳ ít nhất 7 năm và vào thời điểm được bầu phải là cư dân ở bang mà người đó được lựa chọn.

(3) Hạ nghị sĩ và các loại thuế trực thu sẽ được phân bổ theo các bang [mà có thể tính gộp vào trong Liên bang tùy theo số lượng tương ứng được xác định bằng cách tính tổng số gồm những người tự do, kể cả những người làm việc theo thời hạn và 3/5 số những người còn lại, không tính những người da đỏ vốn không nộp thuế] . Công việc thống kê thực sự sẽ tiến hành trong vòng ba năm sau cuộc họp đầu tiên của Quốc hội Hoa Kỳ và 10 năm một lần tiến hành theo luật định. Mỗi hạ nghị sĩ sẽ đại diện cho không quá 30.000 người. Nhưng mỗi bang sẽ có ít nhất một hạ nghị sĩ. Và trước khi việc thống kê và điều tra dân số được tiến hành, thì bang New Hampshire sẽ được quyền bầu ba đại biểu, bang Massachusetts được bầu tám đại biểu, bang đảo Rhodes và Providence Plantations được bầu một đại biểu, bang Connecticut được bầu năm đại biểu, bang New York được bầu sáu đại biểu, bang New Jersey bốn đại biểu, bang Pennsynvania tám đại biểu, bang Delaware một đại biểu, bang Maryland sáu đại biểu, bang Virginia mười đại biểu, bang Bắc Carolina năm đại biểu, bang Nam Carolina năm đại biểu và bang Georgia ba đại biểu.

(4) Khi khuyết ghế dân biểu ở bất cứ một bang nào thì chính quyền ở đó sẽ ban hành lệnh bầu cử để bổ sung vào những chỗ trống đó.

(5) Hạ viện sẽ bầu ra Chủ tịch và các quan chức khác của Viện và họ là những người duy nhất có quyền kết tội các quan chức.

điều I, Khoản 3

Thượng Viện

(1) Thượng viện Hoa Kỳ sẽ gồm có hai thượng nghị sĩ của mỗi bang [do cơ quan lập pháp ở đó bầu ra] với nhiệm kỳ 6 năm và mỗi thượng nghị sĩ sẽ có một phiếu biểu quyết.

2) Ngay sau khi Thượng viện được bầu ra và nhóm họp lần đầu, các thượng nghị sĩ sẽ được phân chia sao cho đồng đều thành ba cấp. Thượng nghị sĩ cấp 1 sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm thứ hai của nhiệm kỳ, thượng nghị sĩ cấp 2 sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm thứ tư, thượng nghị sĩ cấp 3 sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm thứ 6, sao cho sau mỗi hai năm có thể bầu lại một phần ba thượng nghị sĩ. [Và khi có chỗ trống do từ chức hoặc nguyên nhân nào khác trong thời gian ngừng họp của cơ quan lập pháp ở bất cứ bang nào, thì chính quyền ở đó có thể tạm thời bổ nhiệm cho đến kỳ họp tiếp đó của cơ quan lập pháp và khi đó sẽ bổ sung vào chỗ trống].

(3) Những người được bầu làm thượng nghị sĩ phải ở độ tuổi 30 trở lên và có 9 năm là công dân Hoa Kỳ, đồng thời khi được bầu phải là cư dân của bang mà người đó được tuyển chọn.

(4) Phó Tổng thống Hoa Kỳ sẽ là Chủ tịch Thượng viện, nhưng không có quyền bỏ phiếu, trừ trường hợp số phiếu chống ngang nhau khi biểu quyết.

(5) Thượng viện lựa chọn những quan chức khác và cả Chủ tịch Lâm thời khi Phó Tổng thống Hoa Kỳ vắng mặt hoặc khi Phó Tổng thống đảm nhận chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ.

(6) Thượng viện là nơi duy nhất có quyền xét xử tất cả các vụ bị kết tội. Khi nhóm họp để xét xử, thượng nghị sĩ sẽ phải tuyên thệ hoặc thề. Trong trường hợp xét xử Tổng thống, Chánh án Tòa án Tối cao sẽ chủ tọa phiên tòa. Không một ai bị kết án nếu không được sự nhất trí của hai phần ba các thượng nghị sĩ có mặt.

(7) Mức án áp dụng trong những vụ buộc tội này không vượt quá sự cách chức và tước quyền của bị cáo đang đảm nhận một chức tước danh dự, có lợi tức hoặc có lợi lộc trong chính quyền Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, tuy vậy họ vẫn có thể bị truy tố, xét xử, kết án và trừng phạt theo luật định.

điều I, Khoản 4

Tổ Chức Của Quốc Hội

(1) Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành bầu cử thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ sẽ do cơ quan lậppháp của mỗi bang qui định. Nhưng vào bất cứ lúc nào Quốc hội cũng có thể dựa theo luật đặt ra hoặc thay đổi các qui định đó, [chỉ trừ qui định về địa điểm bầu thượng nghị sĩ].

(2) Quốc hội sẽ họp ít nhất mỗi năm một lần [và phiên họp này sẽ vào ngày thứ hai đầu tiên của tháng 12], trừ trường hợp Quốc hội có thể qui định một ngày khác dựa theo luật.

điều I, Khoản 5

(1) Mỗi Viện sẽ có thẩm quyền về cuộc bầu cử của mình, về kết quả của cuộc bầu cử đó và về việc đánh giá tiêu chuẩn của các nghị sĩ. a số trong mỗi Viện sẽ tổ chức một nhóm đại biểu theo qui định để triển khai công việc, còn thiểu số có quyền trì hoãn phiên họp và có thể được trao quyền buộc những thành viên vắng mặt phải tham gia công việc theo đúng thể thức và phải nhận một hình thức kỷ luật theo qui chế của mỗi Viện.

(2) Mỗi Viện có thể quy định những qui chế của mình, thi hành kỷ luật những thành viên có hành vi sai phạm và khai trừ một thành viên với sự nhất trí của hai phần ba số thành viên.

(3) Mỗi Viện ấn hành một tờ nội san về công việc của mình và thông báo theo định kỳ các công việc đó trên tờ nội san, trừ những việc mà Viện cho là cần phải giữ bí mật. Những phiếu thuận và phiếu chống của các thành viên thuộc hai Viện về mọi vấn đề sẽ được công bố trên nội san theo yêu cầu của một phần năm các thành viên có mặt.

(4) Trong thời gian khóa họp của Quốc hội, nếu không được sự đồng ý của Viện kia, thì không một Viện nào có thể nghỉ họp quá ba ngày hoặc chuyển sang địa điểm khác với địa điểm mà hai Viện đã quyết định.

điều I, Khoản 6

(1) Các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ được nhận một khoản trợ cấp cho công việc của mình do luật định và được Ngân khố của Hợp chủng quốc thanh toán. Trong mọi trường hợp, trừ khi có tội phản quốc, trọng tội và tội vi phạm nền an ninh, họ được hưởng đặc quyền không bị bắt giam trong thời gian tham dự khóa họp của Viện, trong khi tới cuộc họp và trở về nhà từ cuộc họp. đối với những lời phát biểu và tranh luận của họ trong cả hai Viện này, họ có quyền không bị chất vấn ở những nơi khác.

(2) Trong thời gian được bầu làm thượng nghị sĩ hoặc hạ nghị sĩ, không một ai sẽ được bổ nhiệm vào một chức vụ dân sự trong Chính quyền Hoa Kỳ. Trong thời gian đó tiền lương của họ sẽ không bị giảm và không một ai đang đảm nhiệm một chức vụ dân sự nào trong Chính quyền Hoa Kỳ được bầu vào Quốc hội.

điều I, Khoản 7

(1) Tất cả dự luật về tích lũy tổng thu nhập sẽ do Hạ viện đề xuất, nhưng Thượng viện có quyền đề nghị hoặc chấp thuận những điều sửa đổi trong các dự luật này cũng như đối với những dự luật khác.

(2) Mỗi dự luật đã được thông qua tại Hạ viện và Thượng viện trước khi trở thành luật đều phải đệ trình lên Tổng thống Hoa Kỳ. Nếu tán thành, Tổng thống sẽ ký nhận, nếu không Tổng thống sẽ trả lại Viện đưa ra dự luật đó cùng với ý kiến không tán thành. Viện này sẽ thông báo rộng rãi ý kiến không tán thành trong nội san và tiến hành xem xét lại dự luật. Nếu sau khi xem xét lại và hai phần ba thành viên của Viện đó đồng ý thông qua dự luật, thì nó sẽ được gửi cho Viện kia, kèm theo ý kiến không tán thành. Và Viện đó cũng sẽ xem xét. Nếu được hai phần ba thành viên của Viện đó phê chuẩn, thì nó sẽ trở thành một đạo luật. Nhưng trong các trường hợp này, phiếu bầu của cả hai Viện đều phải ghi rõ tán thành hay không tán thành. Tên của những người tán thành và không tán thành dự luật sẽ được đưa vào nội san của mỗi Viện. Những dự luật mà Tổng thống không gửi trả lại trong vòng 10 ngày (không kể chủ nhật) sau khi đệ trình lên sẽ trở thành đạo luật, coi như Tổng thống đã ký phê chuẩn, trừ trường hợp Quốc hội đang không nhóm họp nên Tổng thống không thể gửi trả lại cho Quốc hội được và trong trường hợp đó thì dự luật sẽ không trở thành luật.

(3) Những mệnh lệnh, nghị quyết hoặc biểu quyết cần sự nhất trí của Thượng viện và Hạ viện (trừ trường hợp Quốc hội nghỉ họp), sẽ được đệ trình lên Tổng thống Hoa Kỳ, và trước khi có hiệu lực, chúng phải qua sự phê chuẩn của Tổng thống, hoặc nếu Tổng thống không chấp thuận, cần phải có sự chấp thuận lần thứ hai của hai Viện với hai phần ba thành viên của mỗi Viện, theo đúng các qui chế và giới hạn được qui định cho các trường hợp về dự luật.

điều I, Khoản 8

Quyền Hạn Của Quốc Hội

Quốc hội sẽ có quyền:

(1) Đặt ra và thu các khoản thuế, thuế quan, thuế môn bài để trả các khoản nợ và chi phí cho quốc phòng và phúc lợi công cộng của Hoa Kỳ. Nhưng các khoản thuế quan và thuế môn bài đều phải thống nhất trên toàn cõi Hoa Kỳ.

(2) Vay tiền theo tín dụng cho Hoa Kỳ.

(3) Qui định về thương mại với ngoại quốc, giữa các bang và với các bộ lạc da đỏ.

(4) Xây dựng đạo luật thống nhất về việc nhập quốc tịch và luật thống nhất trong toàn lãnh thổ Hoa Kỳ về các vấn đề phá sản.

(5) đúc và in tiền, qui định giá trị của đồng tiền trong nước và đồng tiền nước ngoài, xác định tiêu chuẩn cân đo.

(6) Trừng phạt những vụ làm giả trái phiếu và đồng tiền đang lưu hành ở Hoa Kỳ.

(7) Xây dựng các trạm bưu điện và mạng lưới bưu điện.

(8) Thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học và các nghệ thuật hữu ích bằng cách đảm bảo quyền sở hữu của các tác giả và nhà phát minh đối với các tác phẩm và phát minh trong thời gian hạn định.

(9) Thiết lập các tòa án dưới quyền của Tòa án Tối cao.

(10) Xác định rõ và trừng phạt các tội cướp biển và trọng tội xẩy ra trên biển và những sự vi phạm luật pháp quốc tế. (11) Tuyên chiến, ban bố văn bản trao quyền cho các tầu tư nhân được phép tấn công các tầu nước ngoài và soạn thảo những luật liên quan tới sự chiếm dụng đất và nguồn nước.

(11) Tuyên chiến, ban bố văn bản trao quyền cho các tầu tư nhân được phép tấn công các tầu nước ngoài và soạn thảo những luật liên quan tới sự chiếm dụng đất và nguồn nước.

(12) Nuôi dưỡng và cung cấp cho quân đội, nhưng việc chi tiêu khoản tiền này chỉ trong thời hạn không quá hai năm.

(13) Thiết lập và duy trì quân chủng hải quân.

(14) Soạn thảo các luật lệ và các qui chế về lực lượng lục quân và hải quân.

(15) Trù liệu việc xây dựng lực lượng dự bị nhằm thực thi luật pháp của Liên bang, trấn áp các cuộc phiến loạn và đẩy lùi xâm lăng.

(16) Trù liệu sự tổ chức, vũ trang và duy trì kỷ luật các lực lượng dự bị của các bang, và trù liệu việc lãnh đạo các lực lượng này khi nào được huy động vào lực lượng liên bang Hoa Kỳ, trong khi vẫn giành cho các bang cụ thể quyền bổ nhiệm sỹ quan và quyền huấn luyện lực lượng dự bị của mỗi bang theo chuyên ngành mà Quốc hội đã quy định.

(17) Thực thi quyền lập pháp đặc biệt trong mọi trường hợp đối với những quận huyện (diện tích không quá 10 hải lý vuông) bằng cách Quốc hội tiếp nhận sự nhượng quyền của các bang đặc biệt, trở thành cơ quan lãnh đạo của Chính phủ Hoa Kỳ và thực thi quyền lãnh đạo đối với tất cả những địa điểm đã được mua lại theo sự đồng ý của cơ quan lập pháp của bang và cũng theo cách như vậy xây dựng các pháo đài, kho vũ khí, xưởng chế tạo vũ khí, kho cảng và các cơ sở cần thiết khác.

(18) Soạn thảo mọi điều luật cần thiết và đúng đắn để thực thi những quyền lực nói trên, cũng như tất cả những quyền lực khác đã được Hiến pháp này trao cho Chính phủ Hoa Kỳ, hoặc cho bất cứ một cơ quan và quan chức nào khác.

điều I, Khoản 9

Các Quyền Không Cho Phép Đối Với Quốc Hội

(1) Việc nhập cư hoặc nhập khẩu của những người hiện đang sống ở bất cứ bang nào sẽ được cân nhắc để chấp nhận, sẽ không bị Quốc hội cấm đoán trước năm 1808, nhưng sẽ đánh thuế không quá 10 đô-la cho mỗi người nhập cư.

(2) Quyền được tòa án thẩm định lý do bắt giam sẽ không bị tước đoạt, trừ trường hợp có phiến loạn và xâm lược và do yêu cầu nhằm đảm bảo nền an ninh chung.

(3) Lệnh tước quyền công dân và tử hình không cần xét xử sẽ không được thông qua.

(4) Sẽ không đặt ra loại thuế thân [hoặc các loại thuế trực thu khác], nếu không tương ứng với cuộc điều tra dân số kể trên trong điều này.

(5) Sẽ không đặt ra loại thuế hoặc thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu từ bất cứ bang nào.

(6) Trong những quy chế về thương mại và thu nhập sẽ không có sự ưu tiên nào đối với bến cảng của bất cứ bang nào so với những bang khác. Tầu thuyền từ một bang nào đó sẽ không bị bắt buộc phải cập bến, chịu sự kiểm tra và nộp thuế ở một bang khác.

(7) Sẽ không được rút bất cứ khoản tiền nào từ Ngân khố, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Bản báo cáo tài chính thu chi thường kỳ của những khoản tiền công cộng phải được công bố thường xuyên.

(8) Hoa Kỳ sẽ không ban tặng các tước hiệu quý tộc. Những người đảm nhận những chức vụ có lợi tức nếu không được sự đồng ý của Quốc hội sẽ không được phép nhận bất cứ quà tặng, lương bổng, hoặc bất cứ danh hiệu, tước vị nào do vua chúa hoặc chính phủ nước ngoài nào trao tặng.

điều I, Khoản 10

Các Quyền Không Cho Phép Đối Với Các Bang

(1) Không một bang nào được phép tham gia vào bất cứ một hiệp ước, khối đồng minh hoặc liên hiệp nào; không được phép cấp giấy phép trưng dụng, bắt giữ tàu thuyền nước ngoài; không được đúc tiền hoặc phát hành trái phiếu; hoàn toàn không được dùng các đồng tiền vàng và bạc để thanh toán các khoản nợ; không được thông qua luật trừng phạt con người mà không qua xét xử và luật trừng phạt con người về một hành vi không vi phạm pháp luật hoặc một đạo luật nào phương hại đến nghĩa vụ thực hiện hợp đồng; không được ban tặng các tước hiệu quý tộc.

(2) Nếu không được sự đồng ý của Quốc hội, không một bang nào được đặt ra thuế và thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu và xuất khẩu, trừ trường hợp hết sức cần thiết cho việc thực hiện các điều luật về thanh tra, và hệ thống thuế đánh vào hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu do một bang nào đó đặt ra sẽ phải đóng góp cho Ngân khố Hoa Kỳ, đồng thời tất cả các điều luật này đều phải đệ trình lên để Quốc hội xét duyệt và kiểm soát.

(3) Nếu không được sự đồng ý của Quốc hội, không một bang nào được đánh thuế tàu, duy trì các đội quân và tàu chiến trong thời kỳ hòa bình, ký kết hiệp định hoặc thỏa ước với một bang khác hoặc với lực lượng nước ngoài hoặc tham gia vào cuộc chiến tranh, trừ trường hợp thực sự bị xâm lược hoặc lâm vào tình trạng sắp xẩy ra nguy biến và không thể trì hoãn.

Điều II

điều II, Khoản 1

Ngành Hành Pháp

(1) Quyền hành pháp sẽ được trao cho Tổng thống Hoa Kỳ. Tổng thống giữ chức vụ của mình trong nhiệm kỳ 4 năm và cùng với Phó Tổng thống cũng được bầu ra theo cùng một nhiệm kỳ và được bầu cử theo thể thức sau đây:

(2) Theo thể thức mà cơ quan lập pháp ở đó qui định, mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng tổng số thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ mà bang sẽ bầu ra trong Quốc hội. Nhưng không một thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ hoặc một quan chức nào đảm nhiệm chức vụ có lợi tức sẽ được chọn làm đại cử tri.

(3) [Các đại cử tri sẽ họp ở bang của mình và bỏ phiếu bầu hai người và ít nhất một trong hai người không phải là cư dân trong cùng một bang vớingười kia. Họ sẽ lập bản danh sách về những người đi bầu và số phiếu bầu của mỗi người, ký và xác nhận vào danh sách, gắn xi niêm phong và chuyển lên cơ quan Chính phủ Hoa Kỳ, đệ trình lên Chủ tịch Thượng viện. Với sự có mặt của Thượng viện và Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện sẽ mở tất cả cứ liệu đã được xác nhận và sẽ đếm số lượng phiếu bầu. Người có nhiều phiếu bầu nhất sẽ là Tổng thống, nếu như số phiếu bầu này chiếm đa số trong tổng số các đại cử tri được bầu ra, và nếu từ hai người trở lên có đa số phiếu bầu và có số phiếu bầu bằng nhau, thì Hạ viện sẽ ngay lập tức bỏ phiếu để bầu một trong những người đó làm Tổng thống. Nếu không người nào có đa số phiếu bầu, thì Hạ viện cũng theo thể thức như vậy, chọn 5 người có số phiếu bầu nhiều nhất trong danh sách để bầu ra Tổng thống. Nhưng trong việc bầu Tổng thống, công việc bầu cử tiến hành ở các bang, hạ nghị sĩ ở mỗi bang có một phiếu bầu. Số đại biểu tiến hành công việc này sẽ gồm một thành viên hoặc những thành viên thuộc hai phần ba số bang và điều cần thiết cho cuộc bầu cử phải gồm đại biểu của đa số các bang. Trong mọi trường hợp, sau khi bầu Tổng thống, người có số phiếu nhiều nhất do các đại cử tri bầu cho sẽ là Phó Tổng thống. Nhưng nếu từ hai người trở lên có số phiếu bầu bằng nhau, thì Thượng viện sẽ chọn trong số đó để bỏ phiếu bầu ra Phó Tổng thống].

(4) Quốc hội có thể quyết định thời gian bầu các đại cử tri và ngày mà các đại cử tri sẽ bỏ phiếu để bầu cử và đó sẽ là cùng một ngày trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.

(5) Người có đủ tiêu chuẩn được bầu làm Tổng thống phải là công dân sinh ra tại bản địa hoặc là công dân Hoa Kỳ trong thời gian thực hiện Hiến pháp này, từ 35 tuổi trở lên và đã có 14 năm cư trú ở Hoa Kỳ.

(6) Trong trường hợp Tổng thống bị cách chức hoặc qua đời, từ chức hoặc không đủ năng lực trong việc thực thi quyền lực và nhiệm vụ của mình, thì mọi quyền lực và nhiệm vụ sẽ chuyển giao cho Phó Tổng thống. Quốc hội sẽ căn cứ vào luật bổ khuyết một quan chức vào ghế trống trong các trường hợp truất quyền, tử vong, từ chức hoặc không đủ năng lực của cả Tổng thống và Phó Tổng thống; quan chức nào thay quyền Tổng thống hoặc Phó Tổng thống sẽ thi hành nhiệm vụ cho đến khi chấm dứt tình trạng không đủ năng lực và khi đã bầu được Tổng thống mới.

(7) Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống sẽ được nhận một khoản tiền lương trả cho công việc của mình, khoản tiền này sẽ không tăng và cũng không giảm trong suốt nhiệm kỳ này và Tổng thống cũng không có quyền được nhận bất cứ một khoản tiền nào khác của Hoa Kỳ hoặc bất cứ một bang nào.

(8) Trước khi bắt đầu điều hành văn phòng của mình, Tổng thống sẽ tuyên thệ hoặc thề như sau: “Tôi trân trọng tuyên thệ (hoặc thề) rằng tôi sẽ giữ chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ với lòng trung thành và tận dụng hết khả năng của mình để duy trì, giữ gìn và bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ”.

điều II, Khoản 2

(1) Tổng thống sẽ là Tổng tư lệnh các lực lượng lục quân và hải quân Hoa Kỳ và của lực lượng dự bị ở một số bang. Khi bắt đầu thực sự bắt tay vào công, Tổng thống có thể yêu cầu các quan chức phụ trách các cơ quan hành pháp đề xuất ý kiến bằng văn bản về bất cứ vấn đề nào liên quan tới nhiệm vụ của những cơ quan đó. Tổng thống có quyền hủy bỏ bản án hoặc ân xá đối với những hành vi chống lại Hoa Kỳ, trừ những trường hợp xét xử các vụ trọng tội.

(2) Theo thỏa thuận và sự đồng ý của Thượng viện – với sự nhất trí của hai phần ba số thượng nghị sĩ có mặt, Tổng thống có quyền ký kết các điều ước. Và cũng theo thỏa thuận, đồng ý của Thượng viện, Tổng thống sẽ bổ nhiệm các đại sứ, các công sứ, lãnh sự, các quan tòa của Tòa án Tối caovà những quan chức khác của Hoa Kỳ. Những việc bổ nhiệm này không làm trái với những qui định và sẽ được thực hiện theo luật định, nhưng Quốc hội có thể căn cứ vào các điều luật mà thực hiện quyền bổ nhiệm các quan chức cấp dưới trong các tòa án hoặc các vụ việc mà họ cho là phù hợp.

(3) Tổng thống sẽ có quyền bổ sung vào những chỗ trống có thể xẩy ra trong thời gian giữa hai kỳ họp của Thượng viện bằng cách cấp giấy ủy nhiệm có thời hạn đến cuối kỳ họp sau của Thượng viện.

điều II, Khoản 3

Theo thường lệ, Tổng thống sẽ thông báo thường kỳ cho Quốc hội về tình hình của Liên bang và đề nghị Quốc hội xem xét những biện pháp mà Tổng thống thấy cần thiết và thích hợp. Trong trường hợp cần thiết, Tổng thống có quyền triệu tập hai Viện hoặc một trong hai Viện. Trong trường hợp bất đồng giữa hai Viện về thời gian hoãn họp, Tổng thống sẽ quyết định về thời gian cuộc họp sẽ hoãn đến bao giờ mà Tổng thống cho là thích hợp. Tổng thống sẽ tiếp kiến các đại sứ và các công sứ. Tổng thống đôn đốc việc thi hành pháp luật một cách đúng đắn và sẽ giao phó nhiệm vụ cho tất cả các quan chức của Hoa Kỳ.

điều II, Khoản 4

Tổng thống, Phó Tổng thống và các quan chức dân sự của Hoa Kỳ sẽ bị cách chức khi bị buộc tội phản quốc, tội nhận hối lộ cùng những tội nghiêm trọng khác.

Điều III

điều III, Khoản 1

Ngành Tư Pháp

Quyền lực tư pháp của Hoa Kỳ sẽ được trao cho Tòa án Tối cao và những tòa án cấp dưới mà Quốc hội có thể thiết lập trong một số trường hợp. Các quan tòa của Tòa án Tối cao và các tòa án cấp dưới sẽ giữ chức vụ của mình đến suốt đời nếu luôn luôn có hành vi chính đáng, và trong thời gian đã nêu trên, họ được nhận khoản tiền lương cho công việc của mình và khoản tiền này sẽ không bị giảm đi trong suốt thời gian đó.

điều III, Khoản 2

(1) Quyền lực tư pháp căn cứ vào Hiến pháp này sẽ có hiệu lực đối với tất cả các vụ việc trên phương diện luật pháp và công lý, các điều luật của Hoa Kỳ, các hiệp ước đã hoặc sẽ ký dưới thẩm quyền của Chính phủ; đối với các trường hợp liên quan tới các đại sứ, các công sứ và các lãnh sự, đối với các trường hợp liên quan tới luật pháp hàng hải và hải quân; đối với các tranh chấp mà Hoa Kỳ là một bên, đối với các cuộc tranh chấp giữa hai bang trở lên, giữa một bang với các công dân của bang khác, giữa các công dân của các bang khác nhau, giữa các công dân trong một bang tranh chấp đất đai do các bang khác nhau cấp, giữa một bang hoặc các công dân của bang đó với các bang khác [hoặc các công dân và đối tượng của bang khác].

(2) Trong các trường hợp liên quan tới các đại sứ, các công sứ và các lãnh sự, và các trường hợp mà một bang thuộc về một bên, thì Tòa án Tối cao phải mở phiên tòa sơ thẩm. Trong những trường hợp khác, căn cứ vào luật pháp, vụ việc và cả những ngoại lệ và tuân theo những quy chế do Quốc hội đề xuất, Tòa án Tối cao sẽ mở phiên tòa phúc thẩm.

(3) Trừ những trường hợp bị buộc trọng tội, việc xét xử các tội sẽ phải thông qua Bồi thẩm đoàn và phiên tòa xét xử sẽ mở tại bang đã xẩy ra vụ việc phạm tội. Nhưng nếu vụ việc không xẩy ra trong bất cứ bang nào, thì phiên tòa sẽ họp ở một nơi mà Quốc hội căn cứ vào luật để quyết định.

điều III, Khoản 3

(1) Tội phản quốc chống lại Hoa Kỳ bao gồm hành vi gây chiến tranh tấn công nước này hoặc ủng hộ kẻ thù, trợ giúp và úy lạo chúng. Không một ai bị phán quyết về tội phản quốc, trừ phi có hai người làm chứng về hành vi phạm tội hoặc có sự thú tội công khai trước tòa.

(2) Quốc hội có quyền xác định hình phạt cho tội phản quốc. Nhưng không một sự trừng phạt nào hay việc tịch thu tài sản lại thực hiện đối với những người thân của kẻ phạm tội, mà chỉ thực hiện đối với bản thân họ mà thôi.

điều IV*

(*Hầu hết nội dung của điều này đều lấy nguyên bản từ các Điều khoản Hợp bang cũ).

Điều IV

điều IV, Khoản 1

Mối Quan Hệ Giữa Các Bang

Mỗi bang đều phải tin tưởng tuyệt đối vào các điều luật, hồ sơ và thủ tục tố tụng của các bang khác. Quốc hội bằng những luật có tính chất chung quy định cách thức chứng thực các điều luật, hồ sơ và thủ tục tố tụng đó, cũng như hiệu lực của chúng.

điều IV, Khoản 2

(1) Công dân của mỗi bang sẽ được hưởng mọi đặc quyền và quyền bất khả xâm phạm như công dân của các bang khác.

(2) Cá nhân bị truy tố về tội phản quốc, trọng tội hoặc một tội nào khác mà trốn tránh pháp luật và bị tìm thấy ở một bang khác, thì theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của bang mà người đó chạy trốn, sẽ bị trao trả lại và dẫn độ về bang có thẩm quyền xét xử.

(3) [Không một cá nhân nào vốn bị giam cầm, quản thúc, khổ sai ở một bang bỏ trốn sang một bang khác lại có thể dựa vào luật lệ và qui chế ở địa phương mới để trốn tránh những hình phạt nói trên, ngược lại cá nhân đó phải được trao trả lại theo yêu cầu của bên mà cá nhân đó buộc phải làm việc và lao động].

điều IV, Khoản 3

Mối Quan Hệ Giữa Bang Và Liên Bang

(1) Những bang mới có thể được Quốc hội chấp nhận gia nhập vào Liên bang này; nhưng không một bang mới nào sẽ được thành lập hoặc dựng nên dưới thẩm quyền của bất cứ bang nào khác; cũng không một bang nào sẽ được hình thành bằng cách sát nhập hai bang trở lên hoặc các vùng của các bang khác nếu không được sự đồng ý của cơ quan lập pháp ở các bang có liên quan cũng như của Quốc hội.

(2) Quốc hội có quyền hoạch định và xây dựng các luật lệ và qui chế cần thiết liên quan tới lãnh thổ hoặc sở hữu khác thuộc về Hoa Kỳ; và không một điều nào trong Hiến pháp này sẽ được giải thích làm tổn hại đến bất cứ tuyên bố nào của Hoa Kỳ hay của bất cứ một bang cụ thể nào khác.

điều IV, Khoản 4

Hoa Kỳ sẽ đảm bảo cho mỗi bang trong Liên bang này một thể chế chính quyền cộng hoà; và sẽ bảo vệ mỗi bang chống lại sự xâm lược; và theo yêu cầu của cơ quan lập pháp hoặc hành pháp (khi cơ quan lập pháp không thể nhóm họp) để chống lại tình trạng bạo lực trong nước.

Điều V

Sửa Đổi Hiến Pháp

Khi hai phần ba thành viên của cả hai Viện đều xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của các cơ quan lập pháp ở hai phần ba các bang, Quốc hội sẽ đưa ra những điều sửa đổi đối với Hiến pháp này và sẽ triệu tập đại hội để đề xuất những điều sửa đổi; cả trong hai trường hợp chúng đều có hiệu lực như một bộ phận của Hiến pháp khi được phê chuẩn bởi các cơ quan lập pháp của ba phần tư các bang, hoặc bởi ại hội của ba phần tư các bang, theo một thể thức phê chuẩn do Quốc hội đề nghị với điều kiện là không một điều sửa đổi nào có thể được đề xuất trước năm 1808 theo một cách thức ảnh hưởng đến đoạn 1 và đoạn 4 trong khoản 9 của iều 1; và không một bang nào, nếu bản thân không đồng ý, lại có thể bị tước đoạt quyền bỏ phiếu bình đẳng trong Thượng viện.

Điều VI

Các Khoản Nợ Quốc Gia

(1) Mọi khoản nợ đã ký kết và những cam kết có trước khi thông qua Hiến pháp này vẫn có hiệu lực đối với Liên bang được thành lập trong khuôn khổ Hiến pháp này cũng như đối với Liên minh cũ.

Quyền Tối Cao Của Chính Phủ Quốc Gia

(2) Hiến pháp này, các đạo luật của Hoa Kỳ được ban hành theo Hiến pháp này, mọi điều ước đã hoặc sẽ được ký kết dưới thẩm quyền của Hoa Kỳ sẽ là luật tối cao của quốc gia. Quan tòa ở các bang đều phải tuân theo những luật này; bất cứ một điều gì trong Hiến pháp hoặc luật của các bang mà trái ngược với Hiến pháp Liên bang đều không có giá trị.

(3) Các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ, các thành viên của cơ quan lập pháp các bang, các quan chức trong cơ quan hành pháp của Liên bang lẫn tiểu bang đều phải tuyên thệ hoặc xác nhận sự ủng hộ Hiến pháp này. Nhưng không một điều kiện tôn giáo nào bị coi là bắt buộc như tiêu chuẩn để bổ nhiệm vào các chức vụ, công sở của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Điều VII

Phê Chuẩn Hiến Pháp

Việc các đại hội của 9 bang phê chuẩn là đủ điều kiện để thiết lập hiến pháp giữa các bang (vốn cũng tham gia phê chuẩn Hiến pháp này).

(Tuyên bố sau đây cho thấy những sửa chữa của người sao chép đối với tài liệu gốc)

Từ “the” viết xen vào giữa dòng thứ bảy và thứ tám của trang thứ nhất, từ thirty” được viết một phần vào phần xóa bỏ trong dòng thứ 15 của trang thứ nhất, từ “is tried” được viết xen vào giữa dòng thứ 32 và 33 của trang thứ nhất và từ “the” được viết xen vào giữa dòng thứ 43 và 44 của trang thứ hai.

– Thư ký William Jackson chứng thực

Hiến pháp được đại biểu các bang có mặt nhất trí thông qua trong đại hội vào ngày 17 tháng 9 năm 1787 Thiên chúa Giáng sinh, vào năm độc lập thứ 12 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. để chứng thực, chúng tôi có mặt tại đây đồng ý và ký tên.

Go. Washington – Tổng thống, đại biểu Bang Virginia

Bang Delaware 

Geo: Read

Gunning Bedford Jun

John Dickinson

Richard Bassett

Jaco: Broom

Bang Maryland

James Mchenry

Dan Of St Thos. Jenifer

Danl Carroll

Bang Virginia

John Blair

James Madison Jr.

Bang Bắc Carolina

Wm. Blount

Richd. Dobbs Spaight

Hu Williamson

Bang Nam Carolina

J. Rutledge

Charles Cotesworth

Pinckney

Charles Pinckney

Pierce Butler

Bang Georgia

William Few

Abr Baldwin

Bang Newhampshire

John Langdon 

Nicholas Gilman

Bang Massachusetts

Nathaniel Gorham 

Rufus King 

Bang Connecticut 

Wm. Saml. Johnson 

Roger Sherman 

Bang New York 

Alexander Hamilton 

Bang New Jersey 

Wil: Livingston 

David Brearley 

Wm. Paterson 

Jona: Dayton 

Bang Pennsylvania 

B Franklin 

Thomas Mifflin 

Robt Morris 

Geo. Clymer 

Thos. Fitzsimons 

Jared Ingersoll 

James Wilson 

Gouv Morris

Các Điều Bổ Sung Sửa Đổi Của Hiến Pháp Hoa Kỳ

Tuyên ngôn Nhân quyền

(Mười điều bổ sung sửa đổi đầu tiên, còn được gọi là Tuyên ngôn nhân quyền, đã được thông qua năm 1791).

Lời tựa cho Tuyên ngôn Nhân quyền

Quốc hội Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

Bắt đầu và diễn ra tại Thành phố New York, vào thứ Tư, ngày 4 tháng 3 năm 1789.

Các hội nghị của một số bang, vào thời điểm thông qua Hiến pháp này, đã bày tỏ một mong muốn, nhằm tránh việc vận dụng sai hoặc lạm dụng quyền lực của nó, rằng cần thêm vào những điều khoản có tính giải thích và hạn chế: Và những điều khoản này, trong khi làm tăng thêm cơ sở cho sự tin tưởng của công chúng vào Chính phủ, sẽ bảo đảm tốt nhất những mục đích tốt đẹp của thể chế này.

Được quyết định bởi Thượng viện và Hạ viện Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, trong phiên họp của Quốc hội, với hai phần ba các nghị sĩ của cả hai Viện tán thành, rằng các Điều khoản sau đây sẽ được đề xuất với cơ quan lập pháp của một số bang như các Điều bổ sung sửa đổi của Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ; tất cả, hoặc bất kỳ Điều khoản nào, sau khi được phê chuẩn bởi ba phần tư các cơ quan lập pháp nói trên, sẽ có hiệu lực trên thực tế như một bộ phận của Hiến pháp Hoa Kỳ.

Các Điều khoản bổ sung, và Điều bổ sung sửa đổi của Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, được đề xuất bởi Quốc hội và được thông qua bởi cơ quan lập pháp của một số bang, là tuân theo Điều V của Hiến pháp ban đầu.

Điều bổ sung sửa đổi thứ 1

Tự Do Tín Ngưỡng, Tự Do Ngôn Luận Và Báo Chí; Quyền Hội Họp Và Kiến Nghị

Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và kiến nghị Chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình.

Tuyên ngôn Nhân quyền

điều bổ sung sửa đổi thứ 2

Quyền Mang Vũ Khí

Xét thấy lực lượng dự bị có tổ chức nghiêm chỉnh là rất cần thiết cho nền an ninh của một quốc gia tự do, quyền của dân chúng được giữ và sử dụng vũ khí sẽ không bị vi phạm.

Tuyên ngôn Nhân quyền

điều bổ sung sửa đổi thứ 3

Nơi Ở Của Binh Lính

Không một quân nhân nào trong thời bình được đóng quân trong bất cứ nhà dân nào nếu không được sự đồng ý của chủ nhà, và ngay trong thời chiến cũng chỉ theo qui định của luật pháp.

Tuyên ngôn Nhân quyền

điều bổ sung sửa đổi thứ 4

Lệnh Truy Nã Và Bắt Giữ

Quyền của con người được đảm bảo về cá nhân, nhà cửa, giấy tờ và tài sản khỏi mọi sự khám xét và bắt giam, quyền này sẽ không được vi phạm. Không một lệnh, trát nào được cấp nếu không có lý do xác đáng căn cứ vào lời tuyên thệ hoặc sự xác nhận, đặc biệt cần miêu tả chính xác địa điểm khám xét, người và đồ vật bắt giữ.

Tuyên ngôn Nhân quyền

điều bổ sung sửa đổi thứ 5

Quyền Trong Các Vụ Án Hình Sự

Không một ai bị buộc phải chịu trách nhiệm về một tội nghiêm trọng hay một tội xấu xa khác nếu không có sự tường trình và cáo trạng của Bồi thẩm đoàn, trừ những trường hợp xảy ra trong lục quân, hải quân hoặc trong lực lượng dự bị, khi đang thi hành công vụ trong thời chiến hoặc trong tình trạng xã hội gặp hiểm nguy. Không một ai sẽ bị kết án hai lần về cùng một tội có nguy hại đến tính mạng và thân thể; không một ai bị ép buộc phải làm chứng chống lại bản thân mình trong một vụ án hình sự và bị tước đoạt sinh mạng, tự do hoặc tài sản, nếu không qua một quá trình xét xử theo đúng luật; không một tài sản tư hữu nào bị trưng dụng vào việc công mà không được bồi thường thích đáng.

Tuyên ngôn Nhân quyền

điều bổ sung sửa đổi thứ 6

Quyền Được Xét Xử Công Bằng

Trong mọi trường hợp truy tố hình sự, bị cáo có quyền được xét xử một cách nhanh chóng và công khai bởi một Bồi thẩm đoàn công bằng của bang hoặc khu vực nơi tội trạng xảy ra, nơi đã được pháp luật chỉ định trước; bị cáo phải được thông báo về tính chất và lý do buộc tội, được đối chất với các nhân chứng chống lại mình, được quyền triệu tập những nhân chứng để biện minh và được sự giúp đỡ của luật sư bào chữa.

Tuyên ngôn Nhân quyền

điều bổ sung sửa đổi thứ 7

Quyền Trong Các Vụ Án Dân Sự

Trong những vụ kiện tụng theo thông luật, nếu giá trị tranh chấp quá 20 đô-la, thì quyền được xét xử bởi Bồi thẩm đoàn sẽ được tôn trọng và không một vụ việc nào đã được Bồi thẩm đoàn xét xử lại phải xem xét lại lần nữa ở bất cứ tòa án nào của Hoa Kỳ, mà phải căn cứ theo các quy tắc của thông luật.

Tuyên ngôn Nhân quyền

điều bổ sung sửa đổi thứ 8

Tiền Bảo Lãnh, Tiền Phạt Và Hình Phạt

Không đòi hỏi những khoản tiền bảo lãnh quá cao, không áp đặt những khoản tiền phạt quá mức và không áp dụng những hình phạt dã man và khác thường.

Tuyên ngôn Nhân quyền

điều bổ sung sửa đổi thứ 9

Quyền Của Nhân Dân

Việc liệt kê một số quyền trong Hiến pháp không có nghĩa là phủ nhận hay hạ thấp những quyền khác của người dân.

Tuyên ngôn Nhân quyền

điều bổ sung sửa đổi thứ 10

Quyền Của Các Bang Và Của Nhân Dân

Những quyền lực không được Hiến pháp trao cho Liên bang và không bị ngăn cấm đối với các bang, thì thuộc về các bang cụ thể hoặc nhân dân.

Điều bổ sung sửa đổi thứ 11

Các Vụ Kiện Chống Lại Các Bang

điều sửa đổi này được đề xuất vào ngày 4/3/1794 và được thông qua vào ngày 7/2/1795.

Quyền lực tư pháp của Hoa Kỳ sẽ không được giải thích với mục đích mở rộng ra các vụ tố tụng về luật pháp hay công lý mà công dân của một bang khác hoặc công dân và đối tượng của một nước khác dựa vào đó để khởi kiện hoặc truy tố một bang của Hoa Kỳ.

Điều bổ sung sửa đổi thứ 12

Bầu Tổng Thống Và Phó Tổng Thống

điều sửa đổi này được đề xuất vào ngày 9/12/1803 và được thông qua vào ngày 27/7/1804.

Các đại cử tri sẽ họp lại trong từng bang của họ và bằng lá phiếu bầu Tổng thống và Phó Tổng thống. ít nhất một trong hai người này sẽ không phải là cư dân cùng một bang với nhau. Họ sẽ ghi vào lá phiếu tên người được bầu là Tổng thống và trên lá phiếu khác tên người được bầu làm Phó Tổng thống. Và họ sẽ lập ra các bản danh sách khác nhau những người bầu cho Tổng thống, những người bầu cho Phó Tổng thống và cả số phiếu bầu cho mỗi người. Họ sẽ ký xác nhận vào những danh sách này, niêm phong và chuyển lên Chính phủ Hoa Kỳ, trình lên Chủ tịch Thượng viện. Chủ tịch Thượng viện trước sự hiện diện của Thượng viện và Hạ viện, sẽ mở tất cả các hồ sơ đã được chứng nhận và các phiếu bầu sẽ được đem ra đếm. Người có số phiếu nhiều nhất trong cuộc bầu cửTổng thống sẽ đắc cử Tổng thống nếu con số này là đa số trong tổng số đại cử tri được chỉ định; nếu không ai đạt số phiếu như vậy thì Hạ viện sẽ ngay lập tức bỏ phiếu bầu Tổng thống trong những người có số phiếu bầu cao nhất, nhưng không quá 3 người. Nhưng trong việc bầu Tổng thống này, việc bỏ phiếu sẽ được tính theo các bang, đại diện của mỗi bang có một phiếu bầu. Số đại biểu qui định để tiến hành việc này gồm một hoặc các thành viên của hai phần ba các bang và phải có đa số các bang. (Nếu Hạ viện đã được trao quyền bầu cử mà không bầu ra Tổng thống [trước ngày 4 tháng 3 tiếp theo], thì Phó Tổng thống sẽ là quyền Tổng thống, cũng giống như trường hợp Tổng thống qua đời hoặc không đủ năng lực như Hiến pháp quy định). Người có số phiếu bầu nhiều nhất cho Phó Tổng thống sẽ đắc cử Phó Tổng thống nếu số phiếu này là đa số phiếu của tổng số đại cử tri được chỉ định; nếu không có ai được đa số phiếu, thì Thượng viện sẽ căn cứ vào hai người có số phiếu cao nhất trong danh sách để bầu ra Phó Tổng thống. Số đại biểu cần thiết cho mục đích này gồm hai phần ba trong tổng số thượng nghị sĩ và đa số trong tổng số là tiêu chuẩn cần thiết để chọn lựa. Người nào không đủ tiêu chuẩn hợp hiến để đảm nhận chức vụ Tổng thống thì cũng không đủ tiêu chuẩn để được chọn làm Phó Tổng thống Hoa Kỳ.

Điều bổ sung sửa đổi thứ 13

Bãi Bỏ Chế Độ Nô Lệ

điều sửa đổi này được đề xuất vào ngày 31/1/1865 và được thông qua vào ngày 6/12/1865.

Khoản 1

Không một chế độ nô lệ hoặc lao dịch cưỡng bức nào có thể tồn tại ở Hoa Kỳ hoặc ở một nơi nào thuộc thẩm quyền của Hoa Kỳ, trừ trường hợp trừng phạt thích đáng đối với tội phạm hình sự mà đương sự phạm phải.

Khoản 2

Quốc hội sẽ có quyền thực thi điều này bằng quyền lập pháp tương ứng.

Điều bổ sung sửa đổi thứ 14

Quyền Công Dân

điều sửa đổi này được đề xuất vào ngày 13/6/1866 và được thông qua vào ngày 9/7/1868.

Khoản 1

Tất cả những người sinh ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ hoặc được nhập quốc tịch ở Hoa Kỳ và thuộc thẩm quyền tài phán ở đó, đều là công dân của Hoa Kỳ và của bang mà họ sinh sống. Không một bang nào được ban hành hoặc thực thi bất cứ đạo luật nào nhằm hạn chế đặc quyền hoặc quyền bất khả xâm phạm của công dân Hoa Kỳ. Cũng không một bang nào có thể tước đoạt sinh mệnh, tự do hoặc tài sản của một cá nhân mà không theo một quy trình do luật định. Cũng không thể phủ nhận quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng của một cá nhân trong phạm vi thẩm quyền tài phán của bang đó.

Khoản 2

Số hạ nghị sĩ được phân chia theo tổng số nhân khẩu của các tiểu bang, [ngoại trừ những người da đỏ không phải nộp thuế]. Nhưng trong bất cứ một cuộc bầu cử đại cử tri (để bầu Tổng thống và Phó Tổng thống Hoa Kỳ), bầu cử các hạ nghị sĩ trong Quốc hội, các quan chức hành pháp và tư pháp của bang hoặc các thành viên của cơ quan lập pháp nơi đó, nếu quyền bầu cử của nam công dân tuổi 21 và là công dân Hoa Kỳ bị phủ nhận hoặc hoặc bị tước bỏ vì lý do nào đó (không kể trường hợp những người tham gia phiến loạn hoặc phạm các tội khác), thì số đại cử tri ở đó sẽ bị giảm bớt theo tỷ lệ giữa tổng số nam công dân và số nam công dân ở độ tuổi 21 tại bang đó.

Khoản 3

Những ai với tư cách là thành viên của Quốc hội, hoặc một quan chức của Hoa Kỳ, hoặc một thành viên của một cơ quan lập pháp của bang, hoặc quan chức hành chính hay tư pháp của bất cứ một bang nào đã tuyên thệ ủng hộ Hiến pháp của Hoa Kỳ nhưng lại tham gia các cuộc nổi dậy hay phiến loạn chống lại Hiến pháp hoặc trợ giúp hay úy lạo kẻ thù, thì không thể là thượng nghị sĩ hoặc hạ nghị sĩ trong Quốc hội, hoặc đại cử tri để bầu Tổng thống và Phó Tổng thống, hoặc phụ trách một cơ quan dân sự hay quân sự nào của Hoa Kỳ hay của một bang nào đó. Nhưng Quốc hội có thể với 2/3 số phiếu của hai phần ba thành viên mỗi Viện để bác bỏ sự nghiêm cấm nói trên.

Khoản 4

Giá trị của những khoản nợ công cộng của Hoa Kỳ, được luật pháp đảm bảo, kể cả những khoản nợ để trả cho các khoản phụ cấp và tiền thưởng cho công việc phục vụ trấn áp các cuộc nổi dậy và phiến loạn, không bị chất vấn. Tuy nhiên Hoa Kỳ và bất cứ bang nào đều không thừa nhận hoặc thanh toán các khoản nợ hay trái vụ liên quan tới sự hỗ trợ các cuộc nổi dậy và phiến loạn chống lại Hoa Kỳ, hoặc đối với những yêu cầu bồi thường cho tình trạng mất mát nô lệ hoặc giải phóng nô lệ. Những khoản tiền, nghĩa vụ và yêu cầu loại này phải bị coi là phi pháp và không có giá trị.

Khoản 5

Bằng luật lệ thích hợp, Quốc hội có quyền triển khai xem xét điều khoản này.

Điều bổ sung sửa đổi thứ 15

Quyền Bỏ Phiếu Của Người Mỹ Gốc Phi

điều sửa đổi này được đề xuất vào ngày 26/2/1869 và được thông qua vào ngày 3/2/1870.

Khoản 1

Quyền bầu cử của các công dân Hoa Kỳ sẽ không bị phủ nhận hoặc hạn chế, dựa vào lý do chủng tộc, màu da hay tình trạng nô lệ trước đây.

Khoản 2

Quốc hội sẽ có quyền triển khai điều khoản này bằng luật lệ thích hợp.

Điều bổ sung sửa đổi thứ 16

Thuế Thu Nhập

điều sửa đổi này được đề xuất vào ngày 12/7/1909 và được thông qua vào ngày 3/2/1913.

Quốc hội sẽ có quyền ban hành và thu các khoản thuế thu nhập có từ bất cứ nguồn nào mà không phân bổ tỷ lệ giữa các bang và không dựa vào bất cứ sự thống kê và điều tra dân số nào.

Điều bổ sung sửa đổi thứ 17

Bầu Cử Trực Tiếp Thượng Nghị Sỹ

điều sửa đổi này được đề xuất vào ngày 13/5/1912 và được thông qua vào ngày 8/4/1913.

(1) Thượng viện của Hoa Kỳ sẽ gồm có hai thượng nghị sĩ của mỗi bang do dân chúng ở đó bầu ra với nhiệm kỳ 6 năm và mỗi thượng nghị sĩ sẽ có một lá phiếu biểu quyết. ại cử tri ở mỗi bang phải có đủ phẩm chất cần thiết như là phẩm chất của đại cử tri ở bang có cơ quan lập pháp đông đảo nhất.

(2) Khi có chỗ trống trong số đại diện của tiểu bang trong Thượng viện, cơ quan hành pháp của bang đó sẽ ban hành lệnh bầu cử để bổ sung vào chỗ trống, với điều kiện là cơ quan lập pháp của bang đó trao quyền tạm thời cho cơ quan hành pháp cho đến khi nhân dân bầu chọn được người bổ sung vào những chỗ trống theo luật lệ sẵn có.

(3) điều khoản này sẽ không được giải thích làm ảnh hưởng đến việc bầu cử hoặc nhiệm kỳ của thượng nghị sĩ được bầu ra, cho đến khi nó có hiệu lực như một bộ phận của Hiến pháp.

Điều bổ sung sửa đổi thứ 18

Luật Cấm Rượu

điều sửa đổi này được đề xuất vào ngày 18/12/1917 và được thông qua vào ngày 16/1/1919.

Khoản 1

[Một năm sau khi phê chuẩn điều khoản này của Hiến pháp, việc sản xuất, mua bán hoặc chuyên chở các loại rượu có cồn ở trong nước, nhập khẩu từ nước ngoài, xuất khẩu từ Hoa Kỳ và các lãnh thổ thuộc thẩm quyền của Hoa Kỳ đều bị cấm.

Khoản 2

Quốc hội và các bang có quyền lực như nhau khi triển khai điều khoản này của Hiến pháp.

Khoản 3

điều khoản này sẽ không có hiệu lực trừ phi được phê chuẩn bởi cơ quan lập pháp của các bang như một điều bổ sung của Hiến pháp trong vòng 7 năm kể từ ngày Quốc hội chuyển đến các bang như Hiến pháp quy định].

Điều bổ sung sửa đổi thứ 19

Quyền Bầu Cử của Phụ Nữ

điều sửa đổi này được đề xuất vào ngày 4/6/1919 và được thông qua vào ngày 18/8/1920.

Khoản 1

Quyền bầu cử của các công dân Hoa Kỳ sẽ không bị phủ nhận hoặc hạn chế bởi Liên bang hoặc bất cứ bang nào với lý do giới tính.

Khoản 2

Quốc hội có quyền thực hiện điều khoản này bằng luật lệ thích hợp.

Điều bổ sung sửa đổi thứ 20

Các Điều Khoản Về Tổng Thống Và Quốc Hội

điều sửa đổi này được đề xuất vào ngày 2/3/1932 và được thông qua vào ngày 23/1/1933.

Khoản 1

Nhiệm kỳ của Tổng thống và Phó Tổng thống sẽ kết thúc vào đúng trưa ngày 20 tháng giêng, và nhiệm kỳ của các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ sẽ kết thúc vào đúng trưa của ngày 3 tháng giêng của năm mà những nhiệm kỳ trên sẽ kết thúc, nếu điều khoản này vẫn chưa được phê chuẩn và nhiệm kỳ của những người kế nhiệm họ sẽ bắt đầu từ thời điểm đó.

Khoản 2

Quốc hội sẽ họp ít nhất mỗi năm một lần và kỳ họp sẽ bắt đầu vào giữa trưa ngày 3 tháng 1, trừ trường hợp họ có thể căn cứ vào luật để xác định một ngày khác.

Khoản 3

Nếu vào thời điểm bắt đầu nhiệm kỳ đã được ấn định mà Tổng thống đắc cử qua đời, thì Phó Tổng thống đắc cử sẽ trở thành Tổng thống. Nếu trước thời điểm bắt đầu nhiệm kỳ đã được ấn định mà Tổng thống chưa đắc cử hoặc Tổng thống đã đắc cử nhưng không đủ tư cách, thì Phó Tổng thống đắc cử sẽ đảm đương cương vị Tổng thống cho đến khi Tổng thống được xác định là có đủ tư cách. Quốc hội có thể căn cứ vào luật để quyết định về trường hợp khi cả Tổng thống đắc cử và Phó Tổng thống đắc cử đều không đủ điều kiện, tuyên bố ai sẽ đứng ra đảm đương quyền Tổng thống hoặc xác định cách thức để chọn người đảm đương chức vụ Tổng thống cho đến khi Tổng thống hay Phó Tổng thống có đủ tư cách.

Khoản 4

Quốc hội có thể căn cứ vào luật để quy định trong trường hợp có sự qua đời của bất cứ cá nhân nào trong những người mà Hạ viện có thể chọn làm Tổng thống khi Hạ viện được trao quyền lựa chọn đó; và trong trường hợp có sự qua đời của bất cứ cá nhân nào trong những người mà Thượng viện có thể chọn làm Phó Tổng thống khi Thượng viện được trao quyền lựa chọn đó.

Khoản 5

Khoản 1 và khoản 2 sẽ có hiệu lực bắt đầu vào ngày 15 tháng 10 sau khi điều khoản này được phê chuẩn.

Khoản 6

điều này của Hiến pháp sẽ không có hiệu lực trừ phi được phê chuẩn như những điều bổ sung của Hiến pháp bởi cơ quan lập pháp của ba phần tư các tiểu bang trong 7 năm kể từ ngày được đệ trình.

Điều bổ sung sửa đổi thứ 21

Hủy bỏ các lệnh cấm

điều sửa đổi này được đề xuất vào ngày 20/2/1933 và được thông qua vào ngày 5/12/1933.

Khoản 1

Kể từ nay, điều bổ sung sửa đổi số 18 của Hiến pháp bị bãi bỏ.

Khoản 2

Việc chuyên chở hay nhập khẩu nhằm cung cấp và sử dụng rượu có cồn ở bất cứ bang nào hoặc lãnh thổ và vùng thuộc sở hữu của Hoa Kỳ mà vi phạm luật ở những nơi đó sẽ bị nghiêm cấm.

Khoản 3

điều này sẽ không có hiệu lực trừ phi nó được các đại hội của các bang phê chuẩn như một điều bổ sung của Hiến pháp, theo qui định của Hiến pháp, trong vòng 7 năm kể từ ngày Quốc hội chuyển đến các bang.

Chú thích:

điều sửa đổi này chỉ đơn giản hủy bỏ Điều bổ sung sửa đổi thứ 18.

Điều bổ sung sửa đổi thứ 22

Giới hạn nhiệm kỳ tổng thống trong hai nhiệm Kỳ

điều sửa đổi này được đề xuất vào ngày 24/3/1947 và được thông qua vào ngày 27/2/1951.

Khoản 1

Không người nào được bầu giữ chức vụ Tổng thống quá hai nhiệm kỳ và không người nào đã đảm đương chức vụ Tổng thống hoặc là quyền Tổng thống quá hai năm trong nhiệm kỳ mà người khác đã đắc cử Tổng thống sẽ được bầu vào chức vụ Tổng thống hơn một nhiệm kỳ. Nhưng điều khoản này không áp dụng đối với những người đang giữ chức Tổng thống khi điều khoản này được Quốc hội đề nghị và sẽ không ngăn cản bất cứ ai có thể giữ chức Tổng thống hoặc quyền Tổng thống trong thời gian điều khoản này có hiệu lực đúng vào nhiệm kỳ của họ, vì vậy họ sẽ tiếp tục cương vị Tổng thống hay quyền Tổng thống trong thời gian nhiệm kỳ còn lại.

Khoản 2

điều này sẽ không có hiệu lực trừ phi nó sẽ được cơ quan lập pháp của ba phần tư các bang phê chuẩn như một điều bổ sung vào Hiến pháp trong vòng 7 năm kể từ ngày Quốc hội chuyển tới các bang.

Điều bổ sung sửa đổi thứ 23

Quyền bầu cử trong quận Columbia

điều sửa đổi này được đề xuất vào ngày 16/6/1960 và được thông qua vào ngày 29/3/1961.

Khoản 1

Các địa phương cấu thành nên các khu vực bầu cử chính quyền của Hoa Kỳ sẽ được tổ chức theo thể thức mà Quốc hội quy định như sau:

Số đại cử tri bầu Tổng thống và Phó Tổng thống mà các địa phương có được bằng tổng số thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ trong Quốc hội, nếu đó là một bang, nhưng nếu số đại cử tri không nhiều hơn so với bang ít dân số nhất, thì họ sẽ được ghép vào số đại cử tri do các bang bổ nhiệm, nhưng xuất phát từ mục đích của cuộc bầu Tổng thống và Phó Tổng thống, thì họ sẽ được coi là các đại cử tri do một bang bổ nhiệm, và họ sẽ họp với nhau ở khu vực bầu cử và hoàn thành trách nhiệm do điều 12 của Hiến pháp qui định.

Khoản 2

Quốc hội có quyền đem lại hiệu lực cho điều khoản này bằng luật lệ phù hợp.

Điều bổ sung sửa đổi thứ 24

Thuế bầu cử

điều sửa đổi này được đề xuất vào ngày 27/8/1962 và được thông qua vào ngày 23/1/1964.

Khoản 1

Quyền bầu cử của công dân Hoa Kỳ trong các vòng bầu cử sơ bộ, hoặc trong các cuộc bầu cử Tổng thống hay Phó Tổng thống, cuộc bầu đại cử tri để bầu Tổng thống, Phó Tổng thống, thượng nghị sĩ hay hạ nghị sĩ trong Quốc hội, sẽ không bị phủ nhận hoặc hạn chế bởi Hoa Kỳ hay một bang nào với lý do không có khả năng nộp thuế thân hoặc thuế khác.

Khoản 2

Quốc hội có quyền thực thi điều này bằng luật lệ phù hợp.

Điều bổ sung sửa đổi thứ 25

Tổng thống bị tàn phế và việc kế nhiệm

điều sửa đổi này được đề xuất vào ngày 6/7/1965 và được thông qua vào ngày 10/2/1967.

Khoản 1

Trong trường hợp Tổng thống bị phế truất, qua đời hoặc từ chức, Phó Tổng thống sẽ trở thành Tổng thống.

Khoản 2

Trong trường hợp vị trí Phó Tổng thống bị bỏ trống, Tổng thống sẽ chỉ định một người làm Phó Tổng thống, nhưng phải được đa số phiếu bầu của cả hai Viện trong Quốc hội.

Khoản 3

Trong trường hợp Tổng thống chuyển đến Chủ tịch lâm thời của Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện văn bản tuyên bố rằng Tổng thống không thể thực thi quyền lực và trách nhiệm của mình và cho đến khi Tổng thống chuyển đến họ một văn bản với nội dung ngược lại thì những quyền lực và trách nhiệm đó sẽ do Phó Tổng thống thực thi với tư cách quyền Tổng thống.

Khoản 4

Trong mọi trường hợp khi Phó Tổng thống và đa số các quan chức chủ yếu của cơ quan hành pháp hay cơ quan tương đương nào khác mà Quốc hội đã quy định bằng luật, chuyển lên Chủ tịch lâm thời của Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện văn bản của họ tuyên bố rằng Tổng thống không thể thực thi những quyền lực và trách nhiệm của mình, thì Phó Tổng thống sẽ ngay lập tức nắm quyền lực và trách nhiệm đó với tư cách quyền Tổng thống.

Sau đó, khi Tổng thống chuyển lên quyền Chủ tịch của Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện văn bản tuyên bố về năng lực của mình, Tổng thống có thể tiếp tục thực thi quyền lực và nhiệm vụ với điều kiện trong vòng 4 ngày Phó Tổng thống và đa số các quan chức chủ yếu của cơ quan hành pháp hay cơ quan tương đương mà Quốc hội đã qui định chuyển đến Chủ tịch lâm thời của Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện văn bản tuyên bố về việc Tổng thống có đủ năng lực thực thi quyền lực và trách nhiệm của mình.

Nếu không phải trong kỳ họp, trong vòng 48 tiếng đồng hồ Quốc hội sẽ phải họp để giải quyết vấn đề đó. Nếu Quốc hội trong vòng 21 ngày sau khi nhận được văn bản tuyên bố nói trên hoặc nếu vào thời điểm đó không phải là kỳ họp thì trong vòng 21 ngày, Quốc hội phải họp để với hai phần ba số phiếu của cả hai Viện quyết định về việc Tổng thống không thể thực thi các quyền và trách nhiệm của mình, và Phó Tổng thống sẽ tiếp tục thực thi công việc đó với tư cách là quyền Tổng thống, trong trường hợp ngược lại, Tổng thống sẽ tiếp tục thực thi quyền lực và trách nhiệm của mình.

Điều bổ sung sửa đổi thứ 26

Quyền bầu cử cho những người đủ 18 tuổi

Điều sửa đổi này được đề xuất vào ngày 23/3/1971 và được thông qua vào ngày 1/7/1971.

Khoản 1

Quyền bầu cử của công dân Hoa Kỳ từ 18 tuổi trở lên sẽ không bị tước bỏ hoặc hạn chế bởi Liên bang hay bất cứ bang nào với lý do tuổi tác.

Khoản 2

Quốc hội có quyền thực hiện điều này bằng luật lệ thích hợp.

Điều bổ sung sửa đổi thứ 27

Lương của thành viên quốc hội

Điều sửa đổi này được đề xuất vào ngày 25/9/1789 và được thông qua vào ngày 7/5/1992.

Trước cuộc bầu cử hạ nghị sĩ, không một điều luật nào nhằm thay đổi các khoản trợ cấp cho công việc của thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ sẽ có hiệu lực.

 

Chú giải các thuật ngữ và Danh mục tài liệu tham khảo

Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, năm 2004

 

Activism (judicial). Tính tích cực của thẩm phán. Việc một thẩm phán sẵn sàng đưa vào trong một vụ xét xử những đánh giá riêng của cá nhân ông/bà ta về chính sách nào là tốt và xấu. Cũng xem self-restraint (judicial).

Actus reus. Khách quan của tội phạm. Yếu tố cấu thành tội phạm, có thể là việc thực hiện một hành động bị cấm (ví dụ như ăn cướp), hoặc không tiến hành một hành động đòi hỏi (ví dụ như dừng xe và giúp đỡ nạn nhân trong một vụ tai nạn giao thông).

Adversarial process. Quá trình tranh tụng. Quá trình được sử dụng trong các tòa án Mỹ, tại đó phiên xét xử được coi như một trận chiến giữa hai bên đố i lập, và vai trò của thẩm phán là hành động như một trọ ng tài thụ động. Cũng xem inquistorial method.

Advisory oppions. Các ý kiến tư vấn. Đưa ra một phán quyết dựa trên một ý niệm trừu tượng hoặc một câu hỏi mang tính giả định (việc mà các tòa án Mỹ không được tiến hành).

Alternative dispute resolution (ADR). Giải quyết tranh chấp bằng phương thức khác. Các biện pháp giải quyết tranh chấp (thường là với sự giúp đỡ của các bên thứ ba trung lập) mà không cần xét xử. Trung gian hòa giải hoặc trọng tài là hai kỹ thuật ADR rất phổ biến.

Amicus curiae (Friend of the court). Thân hữu của tòa án. Một người (hoặc nhóm người), không phải là một bên trong một vụ kiện, đưa ra những quan điểm (thường dưới dạng các văn bản toát yếu ngắn) về việc nên quyết định vụ kiện như thế nào.

Answer. Trả lời. Văn bản trình bày chính thức của một bị đơn trả lời đối với một khiếu kiện dân sự và đưa ra những lý lẽ làm cơ sở để bảo vệ ông / bà ta.

Appellate jurisdiction. Thẩm quyền phúc thẩm. Thẩm quyền của một tòa án cấp cao được xem xét lại phán quyết của một tòa cấp dưới.

Arraignment. Sự luận tội. Quá trình trong đó bị cáo được đưa ra trước thẩm phán tại tòa, nơi ông / bà ta sẽ buộc phải trả lời phán quyết của bồi thẩm đoàn hoặc lời cáo trạng của công tố viên.

Bail. Tiền bảo lãnh. Khoản tiền mà bị cáo nộp cho tòa án để bảo đảm rằng ông/bà ta sẽ có mặt tại thời điểm xét xử.

Bench trial. Phiên xét xử bởi thẩm phán. Một phiên xét xử không có bồi thẩm đoàn, trong đó thẩm phán quyết định bên nào sẽ thắng.

Bill of attainder. Lệnh tước quyền công dân và tịch thu tài sản. Một đạo luật, đã bị Hiến pháp Hoa Kỳ cấm, khiến cho mọi hành động của một người (hoặc của một lớp người) bị coi là bất hợp pháp, nhưng không áp dụng đối với công chúng nói chung.

Bill of information. Đơn kiện của công tố. Một tuyên bố về những tội trạng chống lại người bị buộc tội do công tố viên soạn thảo. Đơn kiện này, nếu được thẩm phán thông qua, sẽ đòi hỏi người bị buộc tội phải ra trước tòa để xét xử về những tội bị cáo buộc. Biện pháp này được sử dụng tại các bang không có bồi thẩm đoàn.

Certification. Xác nhận. Một thủ tục theo đó một trong các tòa phúc thẩm của Hoa Kỳ đề nghị Tòa án tối cao chỉ dẫn hoặc làm rõ về một vấn đề pháp lý cụ thể. Các thẩm phán Tòa tối cao có thể chấp nhận yêu cầu này hoặc không, hoặc họ có thể đề nghị chuyển tất cả hồ sơ của vụ việc cho Tòa án tối cao để xem xét lại và đưa ra phán quyết cuối cùng.

Civil law. Luật dân sự. Luật điều chỉnh các quan hệ giữa một công dân này với một công dân khác, giữa một công dân với một tổ chức, hoặc giữa các tổ chức với nhau.

Class action. Hành động tập thể. Một vụ kiện được tiến hành bởi những người cùng phải chịu những thiệt hại tương tự chống lại một thể nhân; ví dụ, một nhóm người hút thuốc lá bị ung thư phổi khởi kiện một công ty sản xuất thuốc lá.

Collegial courts. Tòa cấp cao. Các tòa án có nhiều hơn một thẩm phán, thường là các tòa phúc thẩm.

Common law. Thông luật. Một hệ thống luật lệ thừa hưởng của nước Anh căn cứ trên các tiền lệ hoặc truyền thống luật pháp chứ không dựa trên các luật lệ theo quy định hoặc các bộ luật có tính hệ thống.

Complaint. Khiếu kiện. Một văn bản chính thức do nguyên đơn đệ trình khởi xướng một vụ kiện dân sự. Văn bản nà y nêu lên những sai phạm mà bị đơn bị cáo buộc đã phạm phải và yêu cầu sự giúp đỡ của tòa án.

Concurrent jurisdiction. Thẩm quyền tài phán đồng thời. Một tình huống trong đó hai tòa án có thẩm quyền pháp lý để xét xử cùng một vụ việc. Ví dụ, cả Tòa án tối cao Hoa Kỳ và tòa án sơ thẩm của Hoa Kỳ đều có thẩm quyền tài phán đồng thời trong một số vụ án nhất định được đệ trình bởi hoặc chống lại các đại sứ hoặc lãnh sự.

Concurring opinion. Ý kiến đồng thời. Một ý kiến do một thành viên tòa án đưa ra đồng tình với kết quả xét xử của một vụ việc, nhưng dựa trên lý lẽ riêng của mình để ủng hộ quyết định này.

Corpus juris. Luật đoàn thể. Toàn bộ luật lệ đối với một thực thể pháp lý cụ thể. Courtroom workgroup. Nhóm làm việc của tòa án. Những người tham gia thường xuyên trong các hoạt động thường ngày của một tòa án cụ thể. Những thành viên nổi bật nhất của các nhóm này là các thẩm phán, công tố viên và luật sư biện hộ.

Court of appeals. Tòa phúc thẩm. Một tòa án cấp cao hơn tòa sơ thẩm thông thường và có chức năng xem xét lại hoặc điều chỉnh các quyết định của các thẩm phán tòa sơ thẩm.

Crime. Tội lỗi. Một hành vi phạm tội chống lại bang có thể bị trừng phạt bằng cách phạt tiền, tống giam, hoặc tử hình.

Criminal law. Luật hình sự. Luật xử lý những vi phạm chống lại bản thân các bang, những hành vi có thể trực tiếp nhằm vào một người nhưng được coi là có tính phạm tội chống lại xã hội nói chung – ví dụ như cướp có vũ khí hoặc cưỡng hiếp.

Cross-examination. Đối chất. Các câu hỏi được đặt ra cho một nhân chứng được gọi ra trước tòa bởi luật sư của bên kia trong phiên xét xử.

Damages. Khoản đền bù thiệt hại. Khoản tiền mà bị đơn phải trả cho nguyên đơn thắng kiện trong các vụ kiện dân sự để bồi thường cho nguyên đơn vì những thiệt hại của họ. Các khoản đền bù thiệt hại được đưa ra nhằm bù đắp thua lỗ thực tế của nguyên đơn; các khoản đền bù mang tính trừng phạt được đưa ra nhằm để trừng phạt bị đơn.

Declaratory judgment. Án văn tuyên nhận. Khi một phiên tòa nêu khái quát các quyền của các bên theo một quy định, một chúc thư, hoặc một hợp đồng.

Defendant. Bị đơn, bị cáo. Một người hoặc một tổ chức bị nguyên đơn kiện trong một vụ kiện dân sự; trong một vụ án hình sự, đây là người bị buộc tội là đã phạm tội.

Deposition. Lời khai. Một lời khai có tuyên thệ được ghi lại bởi một viên chức được ủy quyền theo luật pháp. Những lời khai như vậy thường được dùng để kiểm tra các nhân chứng tương lai trong quá trình tìm hiểu vụ việc.

Discovery. Tìm hiểu. Quá trình trong đó các luật sư tìm hiểu về vụ việc của phía bên kia để chuẩn bị cho phiên xét xử. Các công cụ thường được sử dụng trong quá trình tìm hiểu này bao gồm các lời khai có tuyên thệ, các lời cung và yêu cầu về tài liệu.

Dissenting opinion. Ý kiến phản đối. Một ý kiến của một thành viên của tòa án không nhất trí với kết quả của vụ việc mà tòa án đưa ra.

Diversity of citizenship suit. Vụ kiện giữa các công dân của các bang.Một vụ kiện dân sự được đưa ra bởi một công dân của một bang chống lại công dân của một bang khác.

En banc. (“In the bench” hoặc “as a full bench”). Thủ tục tố tụng toàn thẩm. Toàn thể các quan tòa. Các phiên tòa có toàn bộ thành viên của tòa án tham dự, chứ không phải chỉ có một nhóm nhỏ các thẩm phán.

Equity. Luật công bình. Một lĩnh vực luật pháp trong đó các thẩm phán có thể đưa ra một biện pháp mà có thể ngăn ngừa hoặc sửa chữa những sai lầm có thể xảy ra; ví dụ, một mệnh lệnh tòa án chống lại một cuộc đình công bất hợp pháp của một công đoàn.

Ex post facto law. Luật có hiệu lực hồi tố. Đã bị cấm bởi Hiến pháp Hoa Kỳ, luật này tuyên bố một hành vi là bất hợp pháp sau khi hành vi này đã diễn ra.

Federal question. Vấn đề liên bang. Nếu một vụ việc đưa ra trước tòa tập trung vào cách thức diễn giải một đạo luật của liên bang, Hiến pháp Hoa Kỳ, hoặc một hiệp ước, nó sẽ được coi là một vấn đề liên bang và vụ việc có thể sẽ được xét xử bởi một tòa án Hoa Kỳ.

Felony. Trọng tội. Một tội mà hình phạt dành cho nó có thể là tử hình hoặc phạt tù.

Grand jury. Bồi thẩm đoàn. Một nhóm gồm từ 16 tới 23 công dân, những người nghe các bằng chứng trong những lập luận buộc tội được đưa ra bởi công tố viên, và quyết định xem liệu có cơ sở để tin rằng một cá nhân đã phạm tội hay không. Cũng xem indictment.

Habeas corpus. Luật bảo thân. Một trát đòi (lệnh tòa án) thường được sử dụng để đưa một tù nhân ra trước tòa nhằm xác minh tính hợp pháp của hành động tống giam ông / bà ta.

Impeachment. Luận tội. Cách duy nhất theo đó một thẩm phán liên bang có thể bị cách chức. Hạ viện đưa ra lời buộc tội, và Thượng viện, sau khi xét xử, sẽ kết tội bằng hai phần ba số phiếu của các thành viên.

Indictment. Cáo trạng. Quyết định của một bồi thẩm đoàn buộc bị đơn / bị cáo phải ra trước tòa để xét xử bởi vì bồi thẩm đoàn tin rằng có lý do để tiến hành việc xét xử.

Inquisitorial method. Phương pháp điều tra. Thủ tục được sử dụng ở hầu hết các tòa án châu Âu và Mỹ Latinh, trong đó thẩm phán và bồi thẩm đoàn đóng vai trò tích cực trong phiên tòa, còn các luật sư chỉ hành động để hỗ trợ và bổ sung cho quá trình điều tra của tòa án. Cũng xem adversarial process.

Interrogatories. Câu chất vấn tranh tụng. Các câu hỏi bằng văn bản được một bên trong một vụ kiện dân sự gửi cho bên kia như một phần của quá trình tìm hiểu trước khi xét xử. Bên nhận được câu chất vấn tranh tụng được yêu cầu phải trả lời có tuyên thệ.

Judgment. Án văn. Quyết định chính thức của một phiên tòa cuối cùng giải quyết tranh chấp giữa các bên trong một vụ kiện.

Judicial review. Xem xét của tòa án. Thẩm quyền của ngành tư pháp được tuyên bố các hành động của các ngành hành pháp và lập pháp là không hợp hiến.

Jurisdiction. Thẩm quyền tài phán. Thẩm quyền của một tòa án được lắng nghe và quyết định các vụ tranh chấp pháp lý và cưỡng chế thực thi phán quyết mà nó đưa ra.

Justiciability. Phạm vi tài phán. Việc một thẩm phán cần nghe hoặc từ chối không nghe một số vụ việc nhất định. Nó khác với thẩm quyền tài phán, vốn liên quan tới quyền của một thẩm phán về mặt kỹ thuật trong việc lắng nghe một vụ việc. Ví dụ, các vụ kiện liên quan tới những vấn đề chính trị được xem như không thuộc phạm vi tài phán.

Law. Luật pháp. Một quy phạm xã hội được thừa nhận bằng cưỡng chế hoặc trên thực tế bởi việc thực thi sức mạnh vật chất. Bên thực thi sức mạnh vật chất được xã hội thừa nhận là có quyền lực này một cách hợp pháp, ví dụ như sĩ quan cảnh sát.

Magistrate. Thẩm phán hành chính địa phương, thẩm phán tiểu hình. Một quan chức tư pháp cấp thấp, người nhận những lời buộc tội sau một vụ bắt giữ. Một thẩm phán hành chính địa phương có nghĩa vụ thông báo cho người bị buộc tội về những tội trạng chống lại ông / bà ta và quyền pháp lý của họ.

Mandatory sentencing laws. Các luật xử phạt cưỡng chế. Các quy định đòi hỏi thời gian giam giữ tự động đối với một người phạm tội bị kết án, thường là trong một khoảng thời gian tối thiểu. Các luật này thường dành cho những tội có yếu tố bạo lực trong đó có sử dụng súng và dành cho những kẻ thường xuyên vi phạm.

Mens rea. Ý chí phạm tội, yếu tố chủ quan của tội phạm. Yếu tố cấu thành tội phạm, được dự định bởi một người phạm tội. Thông thường, yếu tố tinh thần càng có tính tự nguyện và có chủ định thì tội phạm càng nghiêm trọng.

Merit selection. Tuyển lựa theo công trạng. Một phương pháp tuyển chọn các thẩm phán bang đòi hỏi thống đốc phải bổ nhiệm các thẩm phán từ một danh sách lựa chọn những cái tên được đệ trình bởi một ủy ban đặc biệt được thành lập vì mục đích này. Sau khi phục vụ được một thời gian ngắn, thẩm phán này sẽ phải tranh cử trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm. Lúc đó, những người bỏ phiếu sẽ quyết định liệu thẩm phán có được tín nhiệm để làm hết nhiệm kỳ đầy đủ hay không.

Misdemeanor. Khinh tội. Một tội nhỏ. Hình phạt thường là quản thúc trong một thành phố hoặc bị giam tại hạt trong khoảng thời gian ít hơn một năm.

Moot. Vụ việc có thể tranh luận. Miêu tả một vụ kiện khi các dữ kiện cơ bản hoặc vị thế của các bên có sự thay đổi quan trọng trong khoảng thời gian từ khi vụ kiện được đệ trình lên tòa tới khi nó được đưa ra xét xử trước các thẩm phán.

Nolo contendere. (“No contest”). Không tranh cãi. Một lời biện hộ của bị cáo hình sự trong đó ông / bà ta không phủ nhận những thực tiễn của vụ án, nhưng nói rằng ông / bà ta không phạm phải bất cứ tội nào, hoặc điều đó có thể có nghĩa rằng bị cáo không hiểu những lời buộc tội. Opinion of the court. Ý kiến của tòa án. Một lời giải thích bằng văn bản của thẩm phán về quyết định của tòa án. Bởi vì vụ việc có thể được xét xử bởi một ban thẩm phán trong một tòa phúc thẩm, nên ý kiến này có thể ở hai dạng. Nếu tất cả các thẩm phán đều nhất trí với phán quyết, một thẩm phán sẽ viết ý kiến này cho tất cả mọi người. Nếu không phải tất cả các thẩm phán đều nhất trí, quyết định chính thức sẽ được dựa trên quan điểm của đa số, và một thành viên của đa số sẽ viết ra quyết định này.

Oral argument. Tranh luận miệng. Một cơ hội để các luật sư tóm tắt quan điểm của họ trước tòa và trả lời những câu hỏi của thẩm phán. Ordinance-making power. Thẩm quyền ra các sắc lệnh tạo bố cục. Quyền của các thống đốc bang được điền vào các chi tiết của một đạo luật được thông qua bởi cơ quan lập pháp bang.

Original jurisdiction. Thẩm quyền tài phán ban đầu. Tòa án mà theo luật quy định phải là nơi đầu tiên xét xử một loại vụ việc nhất định. Ví dụ, trong những vụ kiện mà giá trị tranh chấp ít nhất là 75.000 USD giữa các công dân của các bang khác nhau, các tòa án hạt của liên bang là tòa có thẩm quyền tài phán ban đầu.

Per curiam. (“By the court”). Theo tòa. Một ý kiến không được ký tên của tòa án, thường là ý kiến vắn tắt.

Peremptory challenge. Khước biện võ đoán, phản đối suy đoán. Lời phản đối mà một luật sư có thể đưa ra đối với một hội thẩm viên tương lai. Hội thẩm viên này có thể bị gạt ra khỏi bồi thẩm đoàn mà không cần luật sư phải đưa ra một lý do công khai cho việc phản đối. Số lượng những sự phản đối theo kiểu này bị hạn chế theo luật pháp.

Petit jury (hoặc trial jury). Bồi thẩm đoàn. Một nhóm công dân, những người lắng nghe các chứng cứ được cả hai bên đưa ra trước một phiên tòa và quyết định những thực tiễn đang được tranh cãi.

Plaintiff. Nguyên đơn. Người khởi kiện trong một vụ kiện dân sự. Plea bargain. Thương lượng về bào chữa, thỏa thuận lời khai. Một sự thương lượng hoặc thỏa thuận được tiến hành giữa công tố viên và luật sư biện hộ của bị cáo, theo đó bị cáo sẽ thay đổi lời biện hộ từ vô tội sang có tội để đổi lại một mức độ khoan dung nào đó.

Political question. Vấn đề chính trị. Khi các tòa án từ chối phán quyết bởi họ tin rằng khi soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ, những nhà sáng lập đất nước đã hàm ý rằng vấn đề đang xem xét cần phải được xử lý bởi Quốc hội hoặc tổng thống.

Private law. Tư pháp. Luật pháp liên quan tới quyền và nghĩa vụ mà các cá nhân và các thể chế tư nhân phải có trong mối quan hệ với các cá nhân và các thể chế tư nhân khác.

Probation. Tù treo. Hình phạt cho một tội lỗi, cho phé p người phạm tội vẫn được ở trong cộng đồng và không phải vào tù miễn là ông / bà ta tuân theo những chỉ dẫn có tính mệnh lệ nh của tòa án về hành vi của mình.

Pro bono publico (“For the public good”). Vì lợi ích công. Thường dùng để chỉ sự đại diện pháp lý được tiến hành mà không cần phải trả phí vì một số mục đích từ thiện hoặc mục đích công.

Public law. Công pháp. Những mối quan hệ mà các cá nhân có với bang với tư cách một thực thể có chủ quyền – ví dụ, luật thuế, luật hình sự và luật về An sinh xã hội.

Recess appointment. Bổ nhiệm khi ngừng họp. Sự bổ nhiệm do tổng thống tiến hành trong thời gian Quốc hội ngừng họp. Những người được bổ nhiệm theo cách thức này có thể chỉ đảm nhiệm chức vụ khi nào Quốc hội nhóm họp lại.

Reversible error. Sai lầm cần phải sửa chữa. Một sai lầm phạm phải tại tòa án cấp sơ thẩm nghiêm trọng tới mức nó đòi hỏi tòa phúc thẩm phải đảo ngược phán quyết của thẩm phán tòa sơ thẩm.

Rule of four. Quy tắc bốn người. Tại Tòa án tối cao, phải có ít nhất bốn thẩm phán nhất trí đưa một vụ việc ra trước Tòa án thì vụ việc mới được đưa ra xem xét trước tòa.

Rule of 80. Quy tắc 80. Khi tổng số tuổi và số năm đảm nhiệm chức vụ thẩm phán của một thẩm phán liên bang là 80, Quốc hội sẽ cho phép thẩm phán này được nghỉ hưu mà vẫn giữ nguyên lương và phúc lợi.

Self-restraint (judicial). Sự tự hạn chế của thẩm phán. Sự lưỡng lự của một thẩm phán trong việc đưa vào trong một vụ việc ý kiến riêng của ông / bà ta về những chính sách công nào là tốt hay xấu. Cũng xem activism (judicial).

Senatorial courtesy. Quyền ưu tiên của thượng nghị sĩ. Theo thông lệ này, các thượng nghị sĩ cùng đảng chính trị với tổng thống, những người phản đối một ứng cử viên mà tổng thống muốn đề cử vào chức vụ thẩm phán của hạt tại bang của họ, sẽ có quyền phủ quyết chính thức đối với việc bổ nhiệm này.

Sequestration (of jury). Sự cách ly (bồi thẩm đoàn). Trong những vụ việc rất quan trọng hoặc có tính chất nghiêm trọng, thẩm phán có thể cách ly bồi thẩm đoàn khỏi con mắt của công chúng, và việc này thường có nghĩa là bồi thẩm đoàn sẽ được tập trung tại một nơi và được cung cấp nơi ăn chỗ ở với chi phí do chính quyền chi trả.

Socialization (judicial). Hòa nhập (của thẩm phán). Quá trình mà theo đó một thẩm phán mới được đào tạo chính thức và không chính thức để hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể của một thẩm phán.

Standing. Vị thế tranh chấp. Vị thế của một người muốn đưa đơn kiện. Để có vị thế tranh chấp, người này phải (hoặc có nguy cơ trước mắt) bị thiệt hại trực tiếp và đáng kể. Stare decisis, the doctrine of. Học thuyết về “tôn trọng việc đã xử”. Trên thực tế, đây là truyền thống tôn trọng và tuân theo các quyết định trước đó của tòa án và những điểm đã được thiết lập trong luật pháp.

Statutory law. Luật thành văn. Luật được ban hành bởi một cơ quan lập pháp, ví dụ như Quốc hội, một cơ quan lập pháp bang, hoặc một hội đồng thành phố.

Three-judge panels (of appellate courts). Ủy ban ba thẩm phán (của các tòa phúc thẩm). Phần lớn các quyết định của các tòa phúc thẩm Hoa Kỳ không được đưa ra bởi toàn bộ các thành viên tòa án ngồi cùng nhau, mà do ba thẩm phán, thường là được lựa chọn ngẫu nhiên, nghe các vụ xét xử.

Three-judge district courts. Các tòa án hạt với ba thẩm phán. Với một số vụ việc quan trọng, Quốc hội đã tuyên bố rằng vụ việc không thể được xét xử chỉ bởi một thẩm phán tòa sơ thẩm hành động đơn nhất, mà phải được quyết định bởi một ủy ban gồm ba thẩm phán, một trong số họ phải là thẩm phán của tòa phúc thẩm.

Tort. Sự xâm hại, trách nhiệm ngoài hợp đồng. Sự xâm phạm quyền lợi dân sự hoặc vi phạm các nghĩa vụ đối với người khác.

Trial de novo. Phiên xử mới. Một phiên xét xử mới trong đó toàn bộ vụ việc được xem xét lại như chưa từng được xét xử trước đó. Venue. Pháp đình. Địa điểm về mặt địa lý trong đó một vụ việc được xét xử.

Voir dire. Thẩm tra sơ khởi. Một thủ tục theo đó các luật sư của bên đối lập đặt câu hỏi cho các thành viên bồi thẩm đoàn tương lai trong một phiên tòa để xác định xem liệu hội thẩm viên có thành kiến đối với vụ việc cụ thể của họ hay không.

Warrant. Trát đòi. Được đưa ra sau khi một đơn kiện, do một người nộp lên để kiện người khác, đã được đệ trình và xem xét bởi một thẩm phán hành chính địa phương, người nhận thấy có cơ sở cho việc bắt giữ. Writ of certiorari. Lệnh chuyển hồ sơ lên tòa cấp trên, lệnh lấy lên xét xử lại. Lệnh của Tòa án tối cao Hoa Kỳ yêu cầu tòa cấp dưới chuyển hồ sơ của một vụ việc mà Tòa tối cao sẽ tiến hành xét xử phúc thẩm.

Writ of mandamus. Lệnh thi hành, lệnh yêu cầu thực hiện. Lệnh của tòa án buộc một quan chức nhà nước phải hoàn thành nghĩa vụ của ông/bà ta.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách:Văn phòng hành chính của Các tòa án bang Hoa Kỳ. United States Courts: Their Jurisdiction and Work. Washington, DC: 1989.

Fallon, Richard H., Hart, Henry Melvin, và Wechsler, Herbert. Hart and Wechsler’ s the Federal Courts and the Federal System, ấn bản lần thứ 5. New York, NY: Foundation Press, 2003.

Baum, Lawrence. American Courts: Process and Policy, ấn bản lần thứ 5. Boston, MA: Houghton Mifflin, 2001.

Chemerinsky, Erwin. Federal Jurisdiction, ấn bản lần thứ 4. New York, NY: Aspen Publishers, 2003.

Feinman, Jay M. Law 101: Everything You Need to Know About the American Legal System. New York, NY: Oxford University Pres, Inc., 2000.

Franklin, Carl J. Constitutional Law for the Criminal Justice Professional. Boca Raton, FL: CRC Press, 1999.

Friedman, Lawrence Meir. Law in America: A Short Story. New York, NY: Modern Library, 2002.

Mullenix, Linda S., Martin Redish, và Georgene Vairo. Understanding Federal Courts and Jurisdiction. New York, NY: Matthew Bender, 1998.

Posner, Richard A. The Federal Courts: Challenge and Reform. Cambridge, MA: Harvard University Press, 1996.

Stumpf, Harry P. American Judicial Politics, ấn bản lần thứ hai. Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall, 1998.

Website

Những thực tiễn của hệ thống tư pháp Hoa Kỳ hppt://www.abanet.org/media/fa ctbooks/judifact.pdf

Các tòa án liên bang và những gì chúng đảm nhiệm hppt://www.fjc.gov/public/pdf.ns f/lookup/FctsWhat.pdf/$file/Fcts What.pdf

Hệ thống tòa án liên bang ở Hoa Kỳ: Giới thiệu về các thẩm phán và viên chức hành chính tư pháp ở các nước khác. hppt://www.uscourts.gov/library/internationalbook-fedcts2.pdf

Giới thiệu Hoa Kỳ – Ngành tư pháp. hppt://usinfo.state.gov/usa/infou sa/politics/judbrac.htm

Giới thiệu hệ thống pháp lý hppt://www.cec.org/pubs_infore_ resource/law_treat_agree/summary_ enviro_law/publication/usdoc.c fm?varlan=english&topic=1

Hội thẩm viên: Hệ thống giáo dục tư pháp hppt://www.jurist.law.pitt.edu/

Trao đổi thông tin thư viện về luật pháp hppt://www.llrx.com/

Từ điển bách khoa luật pháp hppt://www.nolo.com/lawcenter/ ency/index.cmf

Thư viện Quốc hội: Hướng dẫn luật pháp trên mạng hppt://www.loc.gov/law/guide/ us.html

Trung tâm quốc gia về các tòa án bang – Cơ sở thông tin về tòa án hppt://www.ncsconline.org/WCD S/index.htm

Các công tố viên của các tòa án bang, 2001 hppt://www.ojp.usdoj.gov/bjs/pu b/pdf/psc01.pdf

Tòa án tối cao Hoa Kỳ hppt://www.supremecourtus.gov

Tìm hiểu các tòa án liên bang hppt://www.uscourts.gov/understand02/

 

 

Liên Hệ Công ty Luật Công ty Your Lawyer

Hotline: 0352.79.68.89

Email:contactluatsucuaban@gmail.com           

Yourtube:Luật sư Của Bạn

Facebook:https:@luatsucuabanyourlawer

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo
0352796889